2.2.1. Nguồn gốc và đặc điểm
- Nguồn gốc
Tôm thẻ chân trắng hay tôm chân trắng có tên tiếng anh là White leg shrimp, có nguồn gốc đầu tiên ở vùng Nam Mỹ chạy suốt từ khu vực Peru cho đến Mexico. Vào những năm 1970, tôm chân trắng được đưa đến các vùng đảo thuộc Thái Bình Dương, cho đến những năm 1980 tôm chân trắng được nuôi trồng tại các vùng nước Mỹ và các khu vực xung quanh. Và trong suốt thời gian từ 20-25 năm nó trở thành loại tôm chủ lực của khu vực này. Vào những năm 1980, tôm thẻ chân trắng đã được đưa vào Châu Á thông qua Trung Quốc và Đài Loan, nhưng mãi đến năm 1996 thì mới được đưa vào nuôi trồng đại trà ở các hộ dân, và đến năm 2000 thì mới được đưa vào nuôi trồng ở các nước Châu Á khác.
- Đặc điểm
Tôm thẻ chân trắng là loại tôm nhiệt đới, có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về độ mặn và nhiệt độ. Cũng như các loại tôm cùng họ tôm he, tôm chân trắng cái ký thác hay rải trứng ra thay vì mang trứng tới khi trứng nở. Chủy tôm có 2 răng cưa ở bụng và 8-9 răng cưa ở lưng. Khi còn nhỏ tôm chân trắng chỉ cần vài giờ lúc thay vỏ để vỏ cứng, nhưng khi đã trưởng thành thì thời gian này kéo dài từ 1-2 ngày. Tôm thẻ chân trắng không cần đồ ăn có lượng protein cao như tôm sú, đồ ăn chỉ cần đạt 35% là tốt nhất, trong thức ăn cho tôm nếu có kèm theo mực tươi sẽ làm tôm ưu thích.
Tôm chân trắng lớn rất nhanh ở giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng được 3g với mật độ 100 con/m2 không kém gì so với tôm sú, sau khi con tôm đạt 20g thì tăng trưởng chậm lại chỉ tăng được 1g/tuần, tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực. Nhờ đặc tính ăn tạp, bắt mồi khỏe, linh hoạt nên tôm chân trắng trong quần đàn có khả năng bắt mồi là như nhau, vì vậy mà tôm tăng trưởng khá đồng đều và ít bị phân đàn.
2.2.2. Qui trình nuôi tôm thẻ
Sơ đồ 2.3: Qui trình nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh và thâm canh
Tôm thẻ chân trắng có được khả năng thích nghi với môi trường sống rất cao nên nó không có những đòi hỏi quá cao đối với môi trường nuôi, vì thế tôm thẻ chân trắng được dùng để nuôi với khá nhiều các hình thức như: nuôi trong ao nước lợ có độ mặn thấp, nuôi bằng nước mặn, nuôi ở vùng cát ven biển có lót bạt chống thấm hay nuôi trong đầm… Cơ bản trên thực tế thì tôm thẻ chân trắng sẽ được nuôi chủ yếu dưới hai hình thức chính khi thả nuôi con tôm thẻ là: nuôi bán thâm canh hay thâm canh theo các bước như sau:
- Chuẩn bị ao nuôi:
Đối với ao mới: đầu tiên là bơm nước vào ao, rửa sạch bạt để loại các độc tố vào môi trường nước. Sau đó tháo cạn nước, phơi ao cho khô, làm vệ sinh và xử lý các loại thực vật xung quanh, không để hóa chất xử lý còn dư lượng trong ao.
Đối với ao cũ: sau mỗi vụ nuôi cần thực hiện nạo vét lớp bùn đáy trong ao vào khu xử lý chung để tiến hành xử lý. Rửa sạch ao trước khi cấp nước nuôi đợt sau.
- Xử lý nước
Sau khi đã chuẩn bị ao xong, tiến hành bơm nước. Nước cấp vào ao được lọc bởi lưới lọc có kích thước nhỏ để ngăn ngừa trứng và các loại động vật khác vào ao. Sau đó tiến hành xử lý nước bằng các loại hóa chất diệt khuẩn (có sục khí) tùy vào từng ao, từng địa phương và các loại dịch bệnh hiện đang xảy ra. Sau thời gian từ 2-4 ngày (tùy từng loại hóa chất được sử dụng) thì có thể gây màu nước.
- Gây màu nước
Hiện nay, các hộ dân thường gây màu nước bằng “Color Mineral”, đây là cách gây màu nước an toàn nhất và giữ màu nước rất bền. Thành phần chủ yếu của nó gồm khoáng vi lượng có tác dụng kích thích tảo và các động vật phù du phát triển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm. Ngoài ra còn có thể sử dụng các phương pháp khác.
Sau khi gây màu nước cần tiến hành kiểm tra chất lượng nước xem các yếu tố môi trường đã phù hợp với sự phát triển của tôm hay chưa (như kiểm tra độ pH, độ kiềm…) để có biện pháp xử lý kịp thời. Thời gian gây màu nước khoảng 4-5 ngày, khi màu nước đạt tiêu chuẩn thì mới tiến hành thả giống.
- Chọn giống
Cần mua tôm giống ở những cơ sở bán tôm giống uy tín và tôm giống có xuất xứ rõ ràng không bị dịch bệnh, con giống đồng đều và chất lượng ổn định. Tốt nhất không nên chọn tôm giống chỉ bằng cảm quan mà cần thông qua các phương pháp như làm “Sốc” để đánh giá tôm giống khỏe, và kiểm tra bằng xét nghiệm để kiểm tra các bệnh như virut đốm trắng (WSSV), hội chứng Taura (TSV), bệnh MBV để phát hiện và loại bỏ giống tôm yếu.
- Thả tôm
Trước khi thả một đêm cần mở mạnh máy quạt nước để làm tăng hàm lượng oxy có trong ao nuôi. Cần phải kiểm tra một cách cẩn thận các yếu tố môi trường như: độ pH, độ kiềm, độ mặn… giữa các ao nuôi, trại giống để tránh gây sốc cho tôm thẻ giống khi thay đổi môi trường.
Khi thả tôm cần thả theo chiều của đầu gió, thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, lúc nhiệt độ thấp trong ngày. Tránh thả tôm khi trời nắng nóng, nhiệt độ nước cao hoặc khi trời mưa. Mật độ thả từ 100 – 150 con/m2.
- Chăm sóc và quản lý 1. Thức ăn
Phải dựa vào từng thời gian theo độ tuổi của từng giai đoạn phát triển của tôm mà thay đổi tăng giảm tỷ lệ các chất dinh dưỡng cần thiết cho tôm, cũng như thay đổi số lượng thức ăn và số buổi (từ 2-5 buổi) cho tôm ăn để đạt được kết quả cao. Ngoài ra, cần
phải chọn các loại thức ăn có chất lượng tốt, có nhãn hiệu, uy tín, có thương hiệu trên thị trường, đảm bảo thức ăn có xuất xứ rõ ràng. Trong quá trình nuôi tôm cần phải sử dụng các loại thức ăn có chứa vitamin C, các sản phẩm chuyên dùng cho gan để bảo vệ và phòng bệnh về gan cho tôm, các sản phẩm chứa khoáng giúp tôm thẻ chân trắng tạo vỏ nhanh, mau lớn và tăng tỷ lệ sống.
Thường xuyên dùng nhá, chài để kiểm tra thức ăn tiêu thụ hàng ngày và lượng tôm, kích thước của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho thích hợp.
2. Sục khí
Nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh và bán thâm canh đòi hỏi việc sục khí, quạt khí phải liên tục nhằm cung cấp đủ hàm lượng oxy hòa tan cho tôm nuôi. Thời gian sục khí, quạt khí tăng dần theo thời gian nuôi. Khi cho tôm ăn thì ngưng sục khí. 3. Phòng ngừa dịch bệnh
Thường xuyên tiến hành theo dõi các hoạt động hàng ngày của tôm, kiểm tra tăng trưởng kết hợp kiểm tra dấu hiệu bệnh lý của tôm. Tôm thẻ chân trắng thường gặp các bệnh lý như hội chứng Taura (TSV), bệnh đốm trắng (WSSV), các bệnh do vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật. Để phòng ngừa bệnh cho tôm thì cần kỹ lưỡng trong cả quá trình nuôi từ khâu chọn con giống, phải chọn giống khỏe và chất lượng tốt.
- Quản lý môi trường ao nuôi
Luôn đảm bảo môi trường ao nuôi luôn được duy trì ổn định, giữ màu nước thích hợp. Nếu phát hiện có sự thay đổi nồng độ các chất trong môi trường nuôi như độ pH, độ kiềm, các loại tảo… thì phải tiến hành điều chỉnh lại cho vào mức chuẩn cho tôm nuôi phát triển tốt.
- Thu hoạch
Sau khoảng 3 tháng nuôi (từ 75-90 ngày), khi tôm thẻ chân trắng đạt được kích cỡ thương phẩm khoảng 60-80 con/kg thì tiến hành thu hoạch, tôm sau thu hoạch phải được bảo quản lạnh ngay.
2.2.3. Sản xuất
Theo báo cáo của Tổng cục thủy sản, tính đến năm 2012 thì diện tích thả nuôi tôm nước lợ của nước ta (gồm 30 tỉnh thành) đạt được 657.523 ha ( bằng với năm 2011).
Trong đó, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đạt được 38.169 ha (tăng 15,5% so với năm 2011), đạt sản lượng 177.817 tấn (tăng 3,2%). Hiện nay, các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung chủ yếu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm diện 15.727 ha và có sản lượng là 77.830 tấn. Tuy nhiên, năm 2012 cũng là một năm đầy khó khăn đối với ngành tôm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế chưa được phục hồi, dịch bệnh xảy ra với tôm nuôi, nên tổng diện tích tôm bị thiệt hại do dịch bệnh là 104.000 ha (tăng 3,2% so với năm 2011), trong đó diện tích tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do dịch bệnh gây ra là 9.000 ha (tăng gấp 2,25 lần so với năm 2011) [21].
Về sản xuất, theo báo cáo của Tổng cục thủy sản, trong vụ nuôi của năm 2012 vừa qua, nhu cầu tôm thẻ chân trắng đạt được 15 – 20 tỷ con, trong khi cả nước sản xuất ra được 30 tỷ tôm thẻ chân trắng giống. Số lượng cơ sở sản xuất tôm giống giảm so với năm 2011 nhưng quy mô sản xuất của các cơ sở lại được cải thiện lớn hơn so với trước đây. Hiện nay, trên cả nước chỉ còn 1.529 cơ sở sản xuất tôm giống; giảm tới 319 cơ sở [16].
2.3. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG ĐÔNG LẠNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS-F17 TRONG GIAI LẠNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS-F17 TRONG GIAI ĐOẠN 2009-2011
2.3.1. Tình hình xuất khẩu tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam
Theo thống kê của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 11 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu thủy sản đạt 531,54 triệu USD (giảm 8,7% so với cùng kỳ), đưa tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước 11 tháng đầu năm đạt hơn 5,64 tỷ USD; tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2011. Trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu thì tôm chiếm 36,6% đạt 2,06 tỷ USD; cá tra chiếm 28,31% đạt 1,6 tỷ USD; cá ngừ chiếm 9,33% đạt 526,54 triệu USD; nhuyễn thể chiếm 9,5% đạt 535,51 triệu USD; cua ghẹ, giáp xác chiếm 1,9% đạt 106,34 triệu USD [17].
Vì chịu ảnh hưởng từ đợt dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ (tôm sú và tôm thẻ) làm tôm chết sớm gây ra nhiều thiệt hại sản lượng tôm, giá thị trường và thế giới tăng cao, nên kể từ tháng 6 đến nay, xuất khẩu tôm đã từ từ giảm xuống, giá trị xuất khẩu tôm tháng 11/2012 vẫn tiếp tục giảm nhưng so với những tháng trước đã có điểm khả quan hơn 3 tháng trước. Giá trị xuất khẩu đạt 207,007 triệu USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giá trị xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt 72,004 triệu USD tăng 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bảng 2.2: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2012 của Việt Nam SẢN PHẨM THÁNG 10/2012 (Triệu USD) THÁNG 11/2012 (Triệu USD) SO VỚI CÙNG KỲ 2011 (%) 11 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 (Triệu USD) SO VỚI CÙNG KỲ 2011 (%) Tôm các loại (mã HS 03 và 16) 232,148 207,007 -3,400 2.064,504 -4,700
Trong đó: - tôm chân trắng 74,425 72,004 0,100 676,625 7,900
- tôm sú 133,432 116,090 -1,900 1.158,312 -11,400 Cá tra (mã HS 03 và 16) 162,766 141,940 -4,300 1.597,016 -2,400 Cá ngừ (mã HS 03 và 16) 45,694 44,635 51,700 526,540 53,100 Trong đó:-cá ngừ mã HS 16 21,015 23,382 65,200 196,164 47,400 - cá ngừ mã HS 03 24,679 21,253 39,300 330,377 56,800 Cá các loại khác (mã HS 0301 đến 0305 và 1604, trừ cá ngừ, cá tra) 88,405 78,760 14,500 812,407 23,400 Nhuyễn thể (mã HS 0307 và 16) 54,992 48,495 -15,500 535,313 -0,600 Trong đó: - mực, bạch tuộc 47,745 42,427 -15,400 463,739 -0,200 - nhuyễn thể hai vỏ 7,247 6,068 -15,700 71,573 -3,200 Cua, ghẹ và giáp xác khác (mã HS 03 và 16) 13,954 10,700 -19,800 106,343 9,300 TỔNG CỘNG 597,959 531,540 -8,700 5.642,123 2,100
Nguồn : VASEP-Bản tin thương mại số 48-tháng 12/2012 Về cơ cấu sản phẩm từ tôm thì ta thấy tôm sú vẫn là mặt hàng chủ lực chiếm trên 56% giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng đang ngày càng chiếm phần tỷ trọng cao trong giá trị xuất khẩu chiếm gần 33%, đạt giá trị 11 tháng đầu năm 2012 là 676,625 triệu USD. Điều này cho thấy tôm thẻ chân trắng đang dần có vị trí cao trong nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài nước.
Hiện nay, sản phẩm tôm của Việt Nam đã xuất qua hơn 100 thị trường trên thế giới, nhưng những thị trường xuất khẩu tôm chủ yếu của nước ta vẫn chủ yếu là những thị trường xuất khẩu truyền thống là các nước Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc, Autralia.
Trong đó, tôm thẻ chân trắng của Việt Nam được xuất khẩu nhiều qua 10 thị trường sau: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Đức, Australia, Hà Lan, Hồng Kông, Ai Cập, Bỉ. Nhu cầu sử dụng sản phẩm từ tôm thẻ chân trắng của người tiêu dùng tăng dần ở các thị trường, đây cũng là một điều kiện để thúc đẩy việc sản xuất và xuất khẩu của nước ta. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta phải cạnh tranh với các doanh nghiệp từ Thái Lan, Trung Quốc,…về xuất khẩu tôm thẻ chân trắng.
Sơ đồ 2.4: Thị trường xuất khẩu tôm theo giá trị năm 2012
Tuy hiện nay, tôm sú vẫn là mặt hàng xuất khẩu chính nhưng tôm thẻ chân trắng cũng là mặt hàng cạnh tranh cao. Nuôi tôm thẻ chân trắng có rất nhiều ưu điểm như môi trường nuôi không đòi hỏi cao, nguồn con giống có thể chủ động tạo ra các dòng có chất lượng cao, kháng bệnh tốt; còn tôm sú chủ yếu lấy giống từ tự nhiên. Chi phí thức ăn cho tôm thẻ chân trắng thấp hơn so với tôm sú, thời gian nuôi cũng ngắn hơn, nhưng năng suất đạt được lại khá cao, mang lại nhiều lợi nhuận cho người nuôi.
2.3.2. Cơ cấu thị trƣờng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 phần Nha Trang Seafoods-F17
28% 20% 14% 11% 7% 5% 15%
Bảng 2.3: Cơ cấu xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đông lạnh theo sản lượng và giá trị tại Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 giai đoạn 2009-2011
Thị trƣờng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Sản lƣợng (Kg) Tỷ lệ (%) Thành tiền (USD) Tỷ lệ (%) Sản lƣợng (Kg) Tỷ lệ (%) Thành tiền (USD) Tỷ lệ (%) Sản lƣợng (Kg) Tỷ lệ (%) Thành tiền (USD) Tỷ lệ (%) Mỹ 6.308.176,80 82,407 33.004.980,34 81,528 4.709.720,68 61,486 30.464.283,20 64,742 5.909.694,27 68,978 49.713.652,94 72,238 Nhật Bản - - - - - - - - - - - - EU 584.612,40 7,637 3.149.059,45 7,779 1.428.812,00 18,653 7.827.721,55 16,635 660.981,00 7,715 4.686.622,55 6,810 Hàn Quốc 761.139,40 9,943 4.323.625,21 10,680 1.218.337,70 15,906 6.681.918,27 14,200 1.561.982,10 18,231 10.700.510,50 15,549 Hong Kong 960,00 0,013 5.290,00 0,013 - - - - - - - - Úc - - - - 180.910,00 2,362 1.467.995,00 3,120 263.265,00 3,073 2.416.158,50 3,511 Đài Loan - - - - 24.000,00 0,313 113.544,00 0,241 - - - - Ai Cập - - - - 98.040,00 1,280 499.091,00 1,061 128.640,00 1,501 991.626,50 1,441 Isarel - - - - - - - - 22.970,00 0,268 202.023,00 0,294 Philippin - - - - - - - - 19.990,00 0,233 108.608,00 0,158 Tổng cộng 7.654.888,60 100,000 40.482.955,00 100,00 7.659.820,38 100,000 47.054.553,02 100,000 8.567.522,37 100,000 68.819.201,99 100,000
Nhận xét:
Qua bảng phân tích 2.3 ở trên ta nhận thấy rằng sản phẩm tôm thẻ chân trắng đông lạnh xuất khẩu có năm giảm về sản lượng nhưng không đáng kể, sau đó có xu hướng tăng trở lại vào năm 2011. Điều này cho thấy hoạt động xuất khẩu sản phẩm tôm thẻ chân trắng đông lạnh của Công ty ngày càng phát triển và đang tốt dần lên, cụ thể:
- Thị trường Mỹ
Đây luôn là thị trường xuất khẩu truyền thống chủ lực được Công ty coi trọng và có tỷ lệ xuất khẩu cao, thu về nhiều lợi nhuận cho Công ty qua nhiều năm. Lượng sản phẩm tôm thẻ chân trắng đông lạnh được xuất qua thị trường Mỹ rất cao đạt 6.308.176,80 kg