*Tình hình chung trên thị trường:
Không như tôm sú được khai thác chủ yếu từ môi trường tự nhiên, con giống của tôm thẻ chân trắng có thể được nuôi để tự gầy giống trong môi trường thả nuôi, từ đó có thể tiến hành tự cung cấp cho sản xuất. Hiện nay, trên thị trường có hai nguồn cung cấp giống chủ yếu là: Nhà cung cấp các dịch vụ đầu vào Các h ộ n u ôi tr ồng Đại lý cấp 1 Đại lý cấp 2 Công ty c h ế bi ến NTS F -F17 Nhà nhập khẩu Siêu thị (Việt Nam) B án l ẻ Ngƣ ời tiêu d ù n g 70% 30% 99,999% 0,001%
- Các cơ sở sản xuất uy tín và có thương hiệu trên thị trường như Công ty TNHH Việt Úc, Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty TNHH Uni President Việt Nam … Các công ty này chủ động tạo ra nguồn tôm giống để cung cấp cho nuôi trồng, nguồn tôm giống này là nguồn đạt chất lượng cao về việc kháng bệnh và tăng trưởng, không những thế nguồn tôm này sẽ cho năng suất thu hoạch cao, giá bán tốt. Đây là nguồn cung cấp tôm giống đáng tin cậy về nguồn gốc và chất lượng.
- Các cơ sở tư nhân quy mô sản xuất nhỏ, thường là các cơ sở tại địa phương gần chỗ các hộ dân. Với hình thức này thì không có sự đảm bảo chắc chắn về nguồn gốc cũng như chất lượng của tôm thẻ giống, không có sự kiểm dịch an toàn. Tuy nhiên, nguồn cung ứng này vẫn tồn tại vì giá rẻ tuy chất lượng và xuất xứ không rõ ràng.
Theo Tổng cục thủy sản thì năm 2012, việc sản xuất tôm giống cung cấp cho thị trường phần nào đã đáp ứng đủ nhu cầu, nên không cần phải nhập tôm giống từ nước ngoài. Hiện nay, trong nước các cơ sở sản xuất tôm thẻ chân trắng làm giống đã đạt được 185 cơ sở, với công nghệ tiên tiến các cơ sở này đã tạo ra được các giống tôm sạch và chất lượng cao. Hiện nay với những lợi ích mà tôm thẻ chân trắng mang lại thì đây đang là mặt hàng được chú trọng để sản xuất, năm 2012 vừa qua cả nước đã sản xuất được 30 tỷ giống tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên hiện nay nguồn tôm bố mẹ nước ta vẫn phải nhập khẩu 100% từ các nước lớn có uy tín như Viện hải dương học Hawaii (Mỹ) có tỷ lệ nhập khoảng 20%, các nguồn như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia chiếm đến 80%.[18]
Chất lượng tôm thẻ giống về kích cỡ, độ đồng đều của con giống ở mỗi cơ sở là khác nhau do có sự khác biệt từ nguồn gốc tôm bố mẹ, kỹ thuật nuôi, qui trình công nghệ.
Hiện nay, về chi phí sản xuất tôm giống: tôm bố mẹ nhập lậu từ Hải Nam (Trung Quốc) có giá khá rẻ chỉ có 10 -15 USD/1 cặp bố mẹ, trong khi đó tôm bố mẹ được nhập khẩu từ Mỹ thì có mức giá 130 USD/1 cặp bố mẹ. Các giống tôm nhập lậu từ Trung Quốc dễ bị dịch bệnh và không có hồ sơ kiểm dịch, chất lượng nuôi không được đảm bảo. Tính đến thời điểm hiện nay thì giá tôm thẻ chân trắng giống, loại có chất lượng đảm bảo được bán trên thị trường với mức giá 70 đồng/con – 150 đồng/con.
*Thực trạng tại Công ty:
Qua điều tra trên 10 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng cung cấp cho Công ty ta nhận thấy rằng: chỉ có khoảng trên 50% các hộ nuôi mua tôm thẻ giống tại các công ty cung cấp có
uy tín như Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam (Thái Lan), Công ty TNHH Uni President Việt Nam (Trung Quốc)… số còn lại khoảng 20% mua tôm giống tại các trung tâm giống thuộc tỉnh, còn hơn 30% mua tôm giống tại các cơ sở sản xuất nhỏ hoạt động trong vùng. Việc người dân còn mua tôm giống tại những nơi không uy tín là vì giá thành thấp hơn, lại có địa điểm gần với hộ nuôi nên thuận lợi về chi phí vận chuyển giá tôm giống này chỉ có 50 đồng/con – 70 đồng/con, mua nhiều còn được khuyến mãi… Các loại tôm giống trôi nổi này qua xét nghiệm thì số tôm giống này phân nửa là đã bị nhiễm bệnh MBV, bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng… đây hầu hết là những loại bệnh trên tôm mà thời gian qua đã hoành hành gây nhiều thiệt hại.
Qua đây ta nhận thấy vẫn còn nhiều mặt hạn chế tồn tại từ khâu đầu tiên của toàn chuỗi cung ứng, do người dân thiếu kiến thức và kỹ thuật, chỉ nhìn thấy những mặt lợi trước mắt chưa tính đến mặt lâu dài, nên họ không ý thức được cái lợi khi sử dụng tôm giống sạch. Vì thế mà chất lượng nguồn tôm giống trên thị trường luôn bấp bênh, không ổn định. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào của Công ty, làm sản phẩm không đạt như yêu cầu.
2.4.1.2. Thức ăn và thuốc dùng trên tôm thẻ giống
Thức ăn và thuốc để sử dụng trong quá trình nuôi tôm thẻ cũng là một trong các yếu tố quan trọng quyết định chất lượng và năng suất của tôm thẻ chân trắng. Theo thống kê của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam thì trong năm 2012 vừa qua cả nước ta có 111 nhà máy chế biến thức ăn thủy sản, đã sản xuất được 2,8 triệu tấn thức ăn cho nuôi trồng thủy sản, đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, năm qua tình hình nguyên liệu không được khả quan do yếu tố thời tiết bất lợi làm giá của ngô, đậu tương, lúa mì, bột cá tăng mạnh. Vì thế nên trong năm qua giá thức ăn thủy sản tăng đến 6, 7 lần tăng gần 25% giá, gây sức ép lên hộ nuôi trồng thủy sản nói riêng và hộ nuôi tôm thẻ nói chung. [19]
Hiện nay, gần như hầu hết các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thường sử dụng các loại thức ăn công nghiệp, với mức giá hiện tại trên thị trường là 29.000 đồng/kg, việc chọn thức ăn cho tôm chủ yếu dựa vào thói quen và kinh nghiệm. Hiện nay chi phí dành cho thức ăn cho tôm thẻ chân trắng khá cao, chiếm gần 80% chi phí cấu thành giá thành của một con tôm. Ở nước ta, hiện tại giá thức ăn cho thủy sản đã cao hơn 15%-20% so với các nước trong khu vực, do ta thiếu quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu và công nghiệp phụ trợ cho chế biến thức ăn thủy sản.
Hiện nay, trên thị trường thuốc dùng cho thủy sản có rất nhiều loại khác nhau, có những loại có chất lượng trong việc trị bệnh cho tôm, bên cạnh đó cũng tồn tại khá nhiều thị trường thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc, chất lượng kém. Trên thị trường đang tồn tại trên 8.000 loại thuốc dành cho thủy sản với nguồn gốc khá đa dạng như hàng nội, hàng nhập khẩu, hàng được pha trộn… Chính thực trạng đó đã gây cho người dân sự bối rối khi chọn mua một chế phẩm sinh học cho trại tôm của mình. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các công ty kinh doanh mặt hàng thức ăn thủy sản, men vi sinh, chất cải tạo môi trường,… ra đời mỗi lúc một nhiều; hàng ngàn sản phẩm thuốc thủy sản xuất hiện trên thị trường, nhiều sản phẩm có thương hiệu bị làm nhái, làm giả gây nhiều khó khăn cho người nuôi để mua được sản phẩm đạt yêu cầu, nhất là đối với những hộ nuôi nhỏ.
Hiện nay, hầu hết những người nuôi trồng tôm thẻ đều đã nắm được các kỹ thuật nuôi và sử dụng thuốc trên đàn tôm của mình. Tuy nhiên, trên thực tế với tình hình khí hậu, thời tiết biến đổi thất thường như hiện nay sẽ làm cho tôm nuôi bị sốc môi trường và phát bệnh, điều này khiến cho người dân lo sợ và sử dụng thuốc thủy sản để chữa bệnh cho tôm. Nhưng kết quả có khi lại không được theo mong muốn và ngược lại là do người dân sử dụng thuốc không đúng cách và liều lượng làm giảm hiệu quả và chất lượng con tôm.
Với tình hình con giống, giá thức ăn và thuốc luôn tăng cao, đồng thời năm qua lại xảy ra nhiều bệnh dịch làm tôm thẻ không đạt yêu cầu và làm tăng giá thành sản phẩm. Điều này đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản phẩm xuất khẩu của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17, gián tiếp làm giảm sức cạnh trạnh của Công ty trên thị trường thế giới.
Tóm lại:
Các yếu tố đầu vào phục vụ cho nuôi trồng và việc các hộ nuôi trồng tôm thẻ chân trắng hiện nay ứng dụng vào trại nuôi của mình vẫn còn nhiều tồn tại chưa thể tháo gỡ được, vì thế mà chuỗi cung ứng của Công ty hiện nay có thể nói là vẫn chưa thể trở nên hoàn thiện được. Điều này đã gây ra được những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nguyên liệu và giá thành của Công ty. Nguyên nhân chủ yếu là ở sự chủ quan của người nuôi, ngoài ra còn ở sự quản lý lỏng lẻo của các ban ngành liên quan, không những vậy còn ở sự hợp tác không chặt chẽ giữa Công ty và các tác nhân trong chuỗi cung ứng của mình.
2.4.2. Các hộ nuôi
2.4.2.1. Tổng quát thực trạng chung
Tính đến năm 2012, cả nước có 30 tỉnh thành thả nuôi tôm nước lợ với diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cả nước là 38.169 ha tăng 15,5% so với năm 2011, chiếm 5,9% về diện tích nuôi trồng tôm trên cả nước. Trong đó, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất với 15.727 ha đạt sản lượng 77.830 tấn. Theo đánh giá của các chuyên gia về thủy sản, tôm thẻ chân trắng đang là mặt hàng xuất khẩu được yêu thích tại nhiều thị trường trên thế giới. Mặt khác nuôi tôm thẻ chân trắng lại mang lại khá nhiều lợi ích cho người dân, lợi thế nhất là thời gian thu hoạch nhanh chỉ cần từ 75 – 90 ngày, môi trường nuôi lại không đòi hỏi khá khắc khe. Giá cả thị trường tôm thẻ chân trắng lại đang tiến triển khá tốt, giá 1kg tôm thẻ chân trắng hiện nay khoảng từ 90.000 đồng đến 130.000 đồng. Nếu mỗi năm chỉ nuôi 2 vụ thì lợi nhuận thu được cao hơn gấp 2 đến gấp 3 lần so với nuôi tôm sú, với mức giá thị trường như hiện nay thì lợi nhuận thu được cho người dân là rất cao lên được trên 50% so với đồng vốn được bỏ ra.
Nguồn nguyên liệu tôm thẻ chân trắng được sử dụng trong hoạt động sản xuất tại Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 toàn bộ đều được thu mua từ nguồn nuôi trồng từ người dân từ Quảng Ngãi đến Bến Tre. Trung bình mỗi ngày Công ty sử dụng trên 50 tấn nguyên liệu tôm thẻ vào sản xuất các sản phẩm. Do việc thu mua được Công ty tiến hành tại nhiều địa phương khác nhau nên nguồn nguyên liệu của Công ty phải phụ thuộc nhiều vào chất lượng nuôi tại mỗi địa phương.
Hiện tại, Công ty thu mua nguyên liệu từ người nuôi trồng theo 2 phương thức chủ yếu là:
- Người nuôi trồng sẽ mang sản phẩm của mình trực tiếp đến Công ty để bán. Với hình thức này người nuôi thường phải là hộ nuôi lớn, có khả năng về vốn vì họ sẽ chấp nhận để Công ty thanh toán tiền chậm sau ít nhất là 3 ngày, và phương tiện vận tải để mang đến Công ty.
- Người nuôi trồng sẽ bán cho các đại lý, chủ nậu. Hình thức này thông thường được các hộ nuôi nhỏ, không có khả năng về vốn; phương tiện vận tải, họ không đủ khả năng bán trực tiếp. Họ cần bán sản phẩm và nhận tiền ngay, vì vậy họ sẽ chịu bán với mức giá thấp hơn so với bán trực tiếp tới Công ty.
2.4.2.2. Vấn đề về tiêu thụ
Khi tôm thẻ nuôi được tới thời gian có thể thu hoạch được, thì hộ nuôi sẽ liên lạc trực tiếp với người quản lý thu mua của Công ty hoặc liên lạc với các đại lý tùy theo năng lực và lựa chọn của người nuôi. Trong quá trình liên lạc họ sẽ thương lượng với Công ty hay đại lý về giá bán, sau khi thương lượng thành công thì sẽ tiến hành thu hoạch và giao hàng. Công ty sẽ tiến hành thu mua nguyên liệu tôm thẻ qua 2 hình thức là thu mua trực tiếp từ người nuôi, và thu mua từ các đại lý trung gian. Cả hai hình thức thu mua trên đều được Công ty tiến hành theo hình thức tự do và không có sự ràng buộc của hợp đồng mua bán.
Qua điều tra lấy mẫu 10 hộ nuôi cung cấp nguyên liệu cho Công ty thì có 3 hộ là bán trực tiếp đến Công ty, còn lại 7 hộ là bán qua trung gian các đại lý, chủ nậu. Hầu hết những hộ bán trực tiếp cho Công ty là những hộ có mối quan hệ làm ăn tốt, lâu dài với các công ty, sản lượng đầu ra hầu hết đến 80% là cung cấp trực tiếp cho các công ty chế biến trong khu vực. Đây thường là những hộ nuôi có quy mô khá lớn, có tiềm lực tài chính, có phương tiện vận tải . Những hộ bán qua đại lý là các hộ có quy mô nuôi nhỏ và trung bình, khả năng tài chính yếu nên bán qua các đại lý để nhận được tiền ngay.
Hiện nay, ở Công ty chỉ có 10 hộ là có khả năng cung cấp trực tiếp nguyên liệu tôm thẻ chân trắng tới tận Công ty. Còn lại một số lượng khá lớn các hộ nuôi khác trên 20 hộ là chọn hình thức bán cho Công ty thông qua các đại lý, chủ vựa, đây là phương thức được ưa chuộng nhất của bà con nuôi trồng tôm thẻ. Nguyên nhân chủ yếu là khi bán cho các đại lý thì tất cả sản lượng thu hoạch đều được mua hết bất kể chất lượng có đồng đều không, mặt khác họ sẽ được đại lý thanh toán tiền ngay để chi trả các khoản chi phí đầu vụ và chuẩn bị cho vụ mới. Còn nếu bán trực tiếp thì người nuôi phải chờ ít nhất là 3 ngày để Công ty tiến hành các thủ tục cần thiết thì mới thanh toán tiền.
Vấn đề giá cả
Tôm thẻ chân trắng là sản phẩm theo mùa vụ, nên không thể giữ thời gian quá lâu trong ao nuôi (sẽ mất nhiều chi phí về thức ăn và điều kiện nuôi), ngoài ra còn chịu chi phối khá nhiều từ thị trường. Vì thế mà giá cả được thương lượng giữa Công ty và các hộ nuôi hay đại lý cũng chỉ mang tính chất tương đối, và người nuôi luôn ở thế bị động hơn về giá cả. Hiện nay, giá bán mặt hàng tôm thẻ của các hộ nuôi chủ yếu bị phụ thuộc vào các yếu tố trên thị trường như là: giá xuất khẩu trên thị trường thế giới, mùa vụ trong
nước và các nước khác, thời tiết, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.
Hiện nay, Công ty sẽ tiến hành thu mua theo giá bán trên thị trường được cập nhật theo từng ngày và có thể từng giờ, tùy vào từng thời điểm mà đưa ra các mức giá khác nhau theo sự thay đổi của thị trường. Nên nếu các hộ nuôi bán trực tiếp cho Công ty thì họ sẽ nhận được toàn bộ giá trị của lô tôm thu hoạch đó. Còn nếu các hộ bán qua các đại lý, chủ vựa thì họ sẽ chịu mất đi một khoản chiết khấu hiện tại là 500 đồng/kg.
Thực tế đến thời điểm hiện nay, thì sự gắn kết giữa các hộ nuôi tôm thẻ và Công ty là không có sự chặt chẽ, gắn bó; giữa họ vẫn duy trì mối làm ăn riêng lẻ. Vì thế mà trong những thời điểm chính vụ, lúc này cung sẽ vượt quá mức cầu của thị trường thì các hộ nuôi sẽ mất đi lợi thế mặc cả và phải chịu bị ép giá. Còn ở những thời điểm trái vụ, mất mùa, nguồn nguyên liệu khan hiếm thì giá bán nguyên liệu sẽ được đẩy lên rất cao, đó là do các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để thu mua được nguyên liệu cho sản xuất. Vì