Phân tích chi phí – lợi nhuận của từng thành viên trong chuỗi cung ứng của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha Trang sefoods - F17 (Trang 111)

Hiện tại, phần lớn tôm thẻ nguyên liệu của Công ty thu mua hầu hết chiếm 70% là mua thông qua các đại lý, vì vậy ta sẽ đi sâu vào việc phân tích, đánh giá chi phí – lợi ích của chuỗi cung ứng cho mặt hàng tôm thẻ chân trắng theo hình thức mua qua trung gian các đại lý. Từ những số liệu đã thu thập được ta có được bảng tổng hợp chi phí – lợi ích của các thành viên cho mặt hàng tôm thẻ thịt luộc (PTO Cooked) của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17.

Nhận xét

Theo bảng 2.14 ở dưới ta có, đối với mặt hàng tôm thẻ thịt luộc (PTO Cooked) size 70/90 xuất sang thị trường Mỹ, sau khi đã qua các khâu sơ chế và chế biến đông lạnh thì giá trị của sản phẩm tôm thẻ chân trắng trên đã tăng lên khá nhiều , với mức giá bán tăng khoảng 50% so với mức giá nguyên liệu Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 mua vào. Sau khi đã trừ đi các khoản chi phí phát sinh trong quá trình thu mua, sản xuất và chế biến tôm thẻ chân trắng, Công ty thu được khoảng lợi nhuận là 11.952,40 đồng/kg thành phẩm. Trong khi đó lợi nhuận của người nuôi tôm thẻ chân trắng là 7.220 đồng/kg, đây là mức lợi nhuận chưa tính đến mức độ rủi ro trong thời gian nuôi của các hộ nuôi nói trên, vì nếu đưa mức độ rủi ro thì lợi nhuận của người nuôi sẽ còn tiếp tục phải giảm tiếp. Đây cũng chính là mối lo lắng của người nuôi tôm, khi họ sẽ là tác nhân bỏ ra chi phí và công sức để có được nguồn nguyên liệu về tôm thẻ chân trắng nhiều nhất trong toàn bộ chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh này. Nhưng phần lợi nhuận họ thu về so với công sức họ bỏ ra là không được bao nhiêu.

Bảng 2.14: Phân tích chi phí – lợi ích từng thành viên trong chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ thịt luộc (PTO Cooked) size 70/90 xuất qua thị trường Mỹ năm 2012, định

mức nguyên liệu là 1,44 tại Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17

ĐVT: Đồng/kg

Các tác nhân trong chuỗi giá trị Giá trị

1. NGƢỜI NUÔI TÔM

a) Tổng chi phí 72.780,00

b) Giá bán 80.000,00

c) Lợi nhuận 7.220,00

2. ĐẠI LÝ TRUNG GIAN CẤP 1

a) Tổng chi phí 3.500,00

b) Giá bán 84.000,00

c) Lợi nhuận 500,00

3. ĐẠI LÝ TRUNG GIAN CẤP 2

a) Tổng chi phí 650,00

b) Giá bán 85.000,00

c) Lợi nhuận 350,00

4. CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS-F17

a) Tổng chi phí 164.044,20

Chi phí nguyên liệu chính 122.400,00

Các chi phí khác 41.644,20

b) Giá bán 175.996,60

c) Lợi nhuận 11.952,40

Những rủi ro mà người nuôi phải gánh chịu thường là những rủi ro về mặt khách quan như thời tiết, thiên tai …, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều nguyên nhân chủ quan như kỹ thuật nuôi yếu, con giống không chất lượng,… Chính những điều đó mà người nuôi tôm luôn là người phải chịu nhiều thiệt thòi trong chuỗi cung ứng mặt hàng này.

Bảng 2.15: Sự phân phối về chi phí – lợi nhuận trong chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ thịt luộc (PTO Cooked) size 70/90 xuất qua thị trường Mỹ tại Công ty cổ phần Nha

Trang Seafoods-F17 năm 2012

Chi phí Giá trị (đồng/kg) Tỷ trọng chi phí (%)

Lợi nhuận Giá trị

(đồng/kg)

Tỷ trọng lợi nhuận

(%)

Ngƣời nuôi tôm 72.780,00 61,379 Ngƣời nuôi tôm 7.220,00 36,060

Đại lý cấp 1 3.500,00 2,952 Đại lý cấp 1 500,00 2,497 Đại lý cấp 2 650,00 0,548 Đại lý cấp 2 350,00 1,748 Công ty F17 (không tính chi phí nguyên liệu chính) 41.644,20 35,121 Công ty F17 11.952,40 59,695 Tổng cộng 118.574,20 100,000 Tổng cộng 20.022,40 100,000

Nhận xét

Qua bảng 2.15, ta thấy: - Người nuôi tôm:

Chi phí của người nuôi tôm thẻ chiếm phần tỷ trọng cao nhất là 61,379 %, trong khi đó lợi nhuận của người nuôi tôm thẻ cũng đáng kể là 7.220 đồng/kg chiếm 36,060%. Sở dĩ phần lợi nhuận của người nuôi tôm thẻ lại cao đứng thứ 2 trong toàn chuỗi vì lợi nhuận của họ chưa được tính đến mức độ rủi ro trong thời gian nuôi, và việc tính toán trên cũng chưa xét đến tính kinh tế nhờ quy mô (năng lực hoạt động của từng đối tượng). Trên thực tế, tình hình của nuôi tôm hiện nay vẫn diễn ra khá bấp bênh do họ phải đối mặt với nhiều rủi ro cao về hiệu quả kinh tế. Tuy ở thời điểm này tỷ lệ rủi ro trong nghề nuôi tôm đã giảm chỉ còn 30/70, tuy nhiên vẫn có nhiều rủi ro từ việc không có kỹ thuật nuôi cao, thời tiết bất thường, dịch bệnh… Với quy mô nuôi càng lớn thì người nuôi tôm phải có mức đầu tư với chi phí cao so với các nhân tố khác trong chuỗi, nhưng lợi nhuận bấp bênh cũng là vấn đề khó khăn cho người nuôi. Mặt khác, tuy lợi nhuận trên 1kg tôm thương phẩm của người nuôi là khá cao nhưng do vụ nuôi sẽ kéo dài 3 tháng và có những thời điểm phải tạm ngưng để tiến hành cải tạo ao, phơi ao hoặc phải đợi thời tiết tốt, thích hợp để thả nuôi. Trung bình 1 năm người dân chỉ thả nuôi được 2 vụ, vì thế mà thu nhập hàng tháng của họ chỉ ở mức tương đối. Lợi nhuận của người nuôi còn bấp bênh là do nguyên nhân chính là ở sự liên kết giữa hộ nuôi với Công ty không chặt chẽ, bán sản phẩm chủ yếu qua trung gian nên dễ bị ép giá vì thế mà một phần lợi nhuận đã bị chuyển sang cho các đại lý là 8.500.000 đồng/ha.

- Các đại lý thu mua

Họ sẽ là những người hưởng phần lợi nhuận là thấp nhất trong cả chuỗi cung ứng: lợi nhuận của đại lý cấp 1 là 500 đồng/kg chiếm 2,497%, lợi nhuận của đại lý cấp 2 là 350 đồng/kg chiếm 1,748%, họ cũng là nhân tố bỏ ra phần chi phí là ít nhất trong chuỗi cung ứng này. Các đại lý này có khả năng thu mua hàng ngàn tấn nguyên liệu tôm thẻ chân trắng trong một năm với phần lợi nhuận luôn nắm chắc được trong tay, vì thế mà chi phí bỏ ra ít mà lợi nhuận thu lại cao. Đại lý thu mua là những người ít phải chịu rủi ro nhất trong cả chuỗi cung ứng mà vẫn hưởng được lợi nhuận, trong khi các hộ nuôi phải nuôi trồng suốt cả mấy vụ trong năm nhưng sản lượng thu được lại không được ổn định và chịu sự phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

- Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17

Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 là nhân tố có chi phí ban đầu cao thứ hai sau các hộ nuôi với mức chi phí là 41.644,20 đồng/kg (không tính chi phí thu mua nguyên liệu chính) chiếm 35,121%, nhưng đây lại là nhân tố mang thu được phần lợi nhuận là lớn nhất trong toàn chuỗi là 11.952,40 đồng/kg chiếm tới 59,695%. Là một Công ty với nhiều thế mạnh khi hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu các mặt hàng thủy sản nói chung và mặt hàng tôm thẻ chân trắng nói riêng, vấn đề về lợi nhuận và chi phí luôn là yếu tố tất yếu mà Công ty phải tính toán một cách hiệu quả để đảm bảo phần lợi ích kinh tế được tối ưu hóa cho Công ty.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha Trang sefoods - F17 (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)