Giả thuyết thử nghiệ m 139

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 151)

Thực hiện biện pháp: “Hiu trưởng thc hin đầy đủ nhim v t chu trách nhim đối vi các cơ quan qun lý, cng đồng xã hi và các đối tượng liên quan” là có hiệu quả lớn đối với công tác quản lý tài chính, đem lại sự hài lòng của phụ huynh đối với công tác quản lý tài chính. Để xác định tính hiệu quả của biện pháp này luận án tiến hành kiểm định giả thuyết về mức độ ảnh hưởng của biện pháp đối với công tác quản lý tài chính.

Có hai dạng giả thuyết nghiên cứu chính:

Giả thuyết không có nghĩa (Ho): Biện pháp thử nghiệm sẽ không mang lại hiệu quả (sự hài lòng của các đối tượng liên quan).

Giả thuyết có nghĩa (H1): Biện pháp thử nghiệm sẽ mang lại hiệu quả có hoặc không có định hướng.

Luận án tiến hành đo trước tác động và sau tác động về tính hiệu quả cũng như mức độ ảnh hưởng của biện pháp tác động. Luận án làm rõ ba câu hỏi:

1. Kết quả của các nhóm có khác nhau không? 2. Sự khác nhau ấy có ý nghĩa hay không?

3. Mức độ ảnh hưởng của tác động này lớn tới mức nào?

Sử dụng kiểm định T-test để so sánh điểm trước tác động và sau tác động để tìm hiểu sự khác biệt giữa trước tác động và sau tác động có ý nghĩa hay không. Luận án sử dụng phép kiểm chứng Ttest để kiểm chứng ý nghĩa chênh lệch giá trị trung bình của hai lần đo trên nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm

Phép kiểm chứng t-test độc lập giúp chúng ta xác định xem chênh lệch giữa giá trị trung bình của hai nhóm độc lập có khả năng xảy ra ngẫu nhiên hay không. Trong phép kiểm chứng t-test, chúng ta thường tính giá trị p, trong đó: p là sác xuất xảy ra ngẫu nhiên, thông thường hệ số p được quy định p ≤ 0,05. Nếu giá trị p ≤ 0,05 thì khác biệt có ý nghĩa, tức là bác bỏ giả thuyết Ho, đồng nghĩa với việc công nhận giả thuyết H1. Trong trường hợp, nếu p >0,05 thì khác biệt không có ý nghĩa, giả thuyết Ho đúng, bác bỏ giả thuyết H1.

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của biện pháp thử nghiệm, luận án sử dụng cách tính Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) của Cohen để xác định mức độ ảnh hưởng của biện pháp lớn hay nhỏ. Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) là phép đo mức độ ảnh hưởng, cho biết độ lớn ảnh hưởng của biện pháp tác động. Mức độ ảnh hưởng (ES) cho biết độ lớn ảnh hưởng của tác động. Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) chính là công cụ đo mức độ ảnh hưởng. Công thức tính mức độ ảnh hưởng sử dụng độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của Cohen (1998) được trình bày trong bảng dưới đây:

Cohen phân ra các mức độ ảnh hưởng từ không đáng kể đến rất lớn trong bảng sau:

Giá trị mức độ ảnh hưởng Ảnh hưởng

> 1,00 Rất lớn 0,80 – 1,00 Lớn 0,50 – 0,79 Trung bình 0,20 – 0,49 Nhỏ < 0,20 Rất nhỏ 3.5.6. Cách thc th nghim

Luận án lựa chọn phụ huynh 2 lớp 11 của trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Cừ, tiến hành đo lường về sự hài lòng và hiệu quả làm việc của hai nhóm trước thử nghiệm. Sau đó tác động biện pháp mới với nhóm đối chứng trong vòng 1 năm và tiến hành đo lường sau tác động, đo lường đối với nhóm.

Bước 1: Xây dựng công cụ và đo lường sự hài lòng của phụ huynh học sinh hai nhóm (đối chứng (N1) và thử nghiệm (N2)) về công tác tài chính của nhà trường khi chưa tác động vào nhóm thử nghiệm và biện pháp mới (sau thử nghiệm).

SMD =

Giá trị TBNhóm thử nghiệm – Giá trị BTNhóm đối chứng

Bước 2: Tiến hành tác động với biện pháp pháp Thực hiện đầy đủ tự chịu trách nhiệm của Hiệu trưởng đối với các cơ quan quản lý, cộng đồng xã hội và các đối tượng liên quan đối với nhóm thử nghiệm.

Bước 3: Đo lường sự cảm nhận của hai nhóm thử nghiệm (N2) và đối chứng (N1) về tự chịu trách nhiệm của hiệu trưởng về công tác quản lý tài chính của nhà trường đối với phụ huynh học sinh.

Bước 4. Xử lý và phân tích thông tin, rút ra kết luận về mức độ hiệu quả của biện pháp và ảnh hưởng của biện pháp tác động tới nhóm thử nghiệm.

Luận án lựa chọn nhóm đối tượng tác động, kiểm tra trước tác động và sau tác động trên hai nhóm:

Nhóm Đo lường trước tác động (a) Tác động Đo lường sau TĐ (b) N2 O2 X O4 N1 O1 - O3

Mô hình thiết kế này cho phép đo lường nhóm thử nghiệm trước tác động và sau tác động. Kết quả được đo thông qua việc so sánh điểm số giữa hai phiếu điều tra sau tác động. Khi có chênh lệch vềđiểm số (biểu thị bằng |O4 – O3| > 0, luận án có thể kết luận có sự khác biệt trước tác động và sau tác động. Tuy nhiên, để khẳng định kết quả của sự thay đổi này là do biện pháp tác động mang lại chứ không phải do ngẫu nhiên, do sự thay đổi của thời gian, hoặc nhân tố khác,..luận án tiến hành kiểm định mức độ ảnh hưởng của biện pháp tác động.

Trong nghiên cứu tác động, luận án muốn biết chênh lệch điểm trung bình do tác động mang lại có tính thực tiễn hoặc có ý nghĩa hay không. Đó chính là độ lớn của chênh lệch giá trị TB.

3.5.7. Kết qu th nghim

Kết quả thử nghiệm được thu từ các mẫu phiếu khảo sát đo lường hai nhóm trước và sau thử nghiệm. Luận án sử dụng phần mềm SPSS để tính toán: giá trị trung bình, độ chênh lệch trung bình (ttest); sử dụng công thức toán học của Cohen

để xác định độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) để so sánh định lượng kết quả nghiên cứu trước thử nghiệm và sau thử nghiệm của hai nhóm:

Bảng 3.4. Kết quả thử nghiệm

Nội dung KT trước tác động (a) KT sau tác động (b)

Nhóm thử nghiệm (N2) 77,10 88,98

Nhóm đối chứng (N1) 76,28 86,30 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị chênh lệch (c=b-a) 0,82 2,68

Giá trị p 0,36 0,00003

Có ý nghĩa (p0,05) Không có ý nghĩa Có ý nghĩa

Độ lệch chuẩn (std) nhóm

đối chứng

3,07 Để xác định xem có sự thay đổi sau khi tác động biện pháp, luận án lấy điểm

TB của nhóm thử nghiệm (N2) trừđi điểm TB của nhóm ĐC (N1) sau khi tác động. Kết quả:

(│O4-O3│=88,98-86,30=2,68>0)

Như vậy, luận án có thể kết luận là có sự thay đổi sau khi tác động. Tuy nhiên, để xác định là sự thay đổi này có ý nghĩa hay không, tức là sự thay đổi đó là do biện pháp tác động của luận án đem lại chứ không phải là xảy ra ngẫu nhiên, luận án sử dụng phép kiểm chứng ttest để xác định giá trị p. Giá trị p trong phép kiểm chứng t-test cho thấy chênh lệch giá trị trung bình giữa điểm trung bình giữa hai nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng trước khi tác động biện pháp là p=0,36. Điều này phản ánh sự chênh lệch này không có ý nghĩa, có thể xảy ra do ngẫu nhiên. Giá trị p của phép kiểm chứng t-test cho biết chênh lệch giữa giá trị trung bình của phiếu điều tra nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng sau khi thực hiện tác động là p= 0,00003, có nghĩa là chênh lệch không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên. Chúng ta coi chênh lệch này là có ý nghĩa, tức là biện pháp tác động có hiệu quả.

Luận án xác định mức độ ảnh hưởng của biện pháp tới công tác quản lý tài chính của nhà trường bằng công thức của Cohen:

=(88,98-86,30)/3,07 = 0,87

Như vậy, so sánh với tiêu chuẩn phân loại của Cohen (1998) thì Giá trị SMD = 0,63, mức độảnh hưởng nằm ở mức “Lớn”, nghĩa là tác động mang lại ảnh hưởng lớn tới công tác quản lý tài chính. Sự minh bạch trong công tác quản lý tài chính tác động tới sự hài lòng của các bậc phụ huynh lớn.

3.5.8. Kết lun v th nghim

Tổ chức thử nghiệm được thực hiện đúng quy trình. Kết quả thử nghiệm cho thấy các giả thuyết thử nghiệm được kiểm định là đúng; thử nghiệm đã đạt được các mục đích đề ra.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở kết quả khảo sát, đánh giá thực tiễn quản lý tài chính tại các trường THPT công lập trên địa bàn Hà Nội hiện nay, cùng với việc phân tích những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong chương 2 tác giả xin được đề xuất nhóm gồm 05 biện pháp mang tính vi mô: Nâng cao nhận thức về quản lý tài chính theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các đối tượng có liên quan; Hoàn thiện công cụ quản lý tài chính hướng đến tăng quyền chủ động thực sự cho các chủ thể quản lý (hoàn thiện các văn bản pháp quy và quy chế chi tiêu nội bộ);

Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý tài chính nhà trường cho đội ngũ cán bộ

quản lý và các đối tượng có liên quan; Phát huy vai trò định hướng, giám sát của Hội đồng trường trong quản lý tài chính; Hiệu trưởng thực hiện đầy đủ nhiệm vụ tự

chịu trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý, cộng đồng xã hội và các đối tượng liên quan. Các biện pháp được đề xuất có quan hệ biện chứng với nhau, tạo thành một hệ biện pháp, một chỉnh thể; thể hiện qua mối liên hệ giữa mục đích - nội dung - phương pháp, quan hệ theo chức năng quản lý, quan hệ theo điều kiện “cần” và “đủ”.

SMD =

Giá trị TBNhóm thử nghiệm – Giá trị BTNhóm đối chứng

Nhóm các biện pháp này hướng tới mục đích giúp các nhà trường tăng cường hiệu quả quản lý tài chính các trường THPT công lập. Nếu nhóm biện pháp này được triển khai và thực hiện nghiêm túc, công tác quản lý tài chính các trường THPT công lập sẽ dần được hoàn thiện theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm giúp các nhà quản lý đạt được mục tiêu mong muốn, và đó chính là một trong những điều kiện cốt yếu để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục phổ thông.

Tiến hành khảo sát mức độ cần thiết, mức độ khả thi của các biện pháp được đề xuất cho thấy các biện pháp có mức độ cần thiết và mức độ khả thi khá cao, có thể triển khai trong thực tiễn quản lý tài chính tại các trườngTHPT công lập.

Tổ chức thử nghiệm biện pháp: Hiệu trưởng thực hiện đầy đủ nhiệm vụ tự

chịu trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý, cộng đồng xã hội và các đối tượng liên quan trong thực tiễn. Kết quả thử nghiệm bước đầu đánh giá có tác động tích cực đến hiệu quả quản lý tài chính trường THPT. Biện pháp này có tác động tích cực tới việc đẩy mạnh hoạt động công khai tài chính của các nhà trường, từđó nâng cao tính minh bạch trong quản lý hướng tới làm tăng sự hài lòng của cha mẹ học sinh và các đối tượng có liên quan về công tác quản lý tài chính của nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Tiến đến một nền kinh tế tri thức là mục tiêu của bất cứ quốc gia nào. Thực tế cho thấy quốc gia nào chú trọng đến đầu tư vào giáo dục đào tạo, đều đạt được những kết quả về kinh tế và xã hội vượt bậc. Trong những năm qua, ở Việt Nam, hoạt động đầu tư cho giáo dục phục vụ nâng cao dân trí bồi dưỡng nhân tài cho đất nước được tập trung nhiều ở các nhà trường công lập. Để đầu tư mang lại hiệu quả tương xứng thì công tác quản lý tài chính đối với những đơn vị này cũng được chú trọng theo hướng Nhà nước trao thêm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm tới tận các cơ sở giáo dục. Song làm thế nào để các cơ sở giáo dục phát huy và sử dụng được tốt quyền đã được nhà nước trao và hoàn thiện được công tác quản lý tài chính theo định hướng mới, đồng thời phát huy được hiệu quả của phương thức quản lý mới lại là vấn đề cần quan tâm.

Bằng việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu, luận án đã tập trung giải quyết những vấn đề sau:

1.1. V lý lun (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Luận giải về tự chủ và tự chịu trách nhiệm, khái niệm tự chủ tài chính, quản lý tài chính theo hướng tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập và tự chịu trách nhiệm (trách nhiệm giải trình) của các đơn vị sự nghiệp công lập

2. Phân tích và đi đến thống nhất quan niệm về quản lý dựa và nhà trường và nhà trường tự chủ; quản lý tài chính trường THPT công lập theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Trên cơ sở đó làm sáng tỏ các bước của công tác quản lý tài chính trong nhà trường theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm, hướng tới nâng cao chất lượng quản lý tài chính trong các nhà trường THPT công lập.

3. Xây dựng khung lý thuyết quản lý tài chính các trường THPT công lập theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam.

1.2. V thc tin

1.Luận án đã phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính trường THPT công lập trên địa bàn Hà Nội, kết quả nghiên cứu cho thấy QLTC trong các nhà trường THPT công lập trên địa bàn Hà Nội hiện nay chỉ đạt mức trung bình, chưa đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới giáo dục. Cụ thể như sau:

Đim mnh trong qun lý tài chính là:

- 100% các nhà trường đã được trao quyền tự chủ về tài chính;

- Các trường đều đã có bộ phận kế toán chuyên biệt đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của Luật giáo dục và Luật kế toán;

- Đa số các nhà trường đã bước đầu tuân thủ đầy đủ các quy định chung của các cơ quan quản lý.

Đim yếu là:

- Công tác QLTC chưa chuyên nghiệp;

- Tổ chức bộ máy quả lý tài chính chưa phù hợp với phương thức quản lý mới;

- Chất lượng công tác công tác công khai tài chính; báo cáo giải trình và công tác tự kiểm tra, giám sát tại các nhà trường còn nhiều hạn chế, chưa đi vào thực chất.

Nghiên cứu cũng khẳng định, để đáp ứng yêu cầu về đổi mới công tác quản lý giáo dục, công tác quản lý tài chính trường THPT công lập cần thực hiện đồng bộ năm biện pháp được đề xuất tại chương 3.

Kết quả nghiên cứu của luận án cũng đã được thử nghiệm và kiểm chứng trong thực tiễn quản lý. Giả thuyết khoa học của Luận án đã được chứng minh là khả thi và có tác động tích cực tới kết quả quản lý tài chính nhà trường. Hệ thống các biện pháp đề xuất có cơ sở khoa học, có tính ứng dụng, kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tăng cường tính năng động, sáng

tạo và hiệu quả trong hoạt động QLTC của các nhà trường THPT công lập vì vậy có thể sử dụng trong việc đẩy mạnh triển khai quản lý tài chính nhà trường theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm đúng theo tinh thần chỉ đạo của Nghị định 43/2006/NĐ-CP và chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 của chính phủ hướng tới đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, đồng thời đây cũng là hướng đi theo đúng định hướng phát triển và cách làm của nhiều nước trên thế giới.

Trong khuôn khổ nghiên cứu của một luận án khó tránh khỏi những khiếm khuyết về nội dung, phương pháp tiếp cận và xử lý một số vấn đề cụ thể nào đó. Tôi rất mong nhận được sựđóng góp của các nhà khoa học và những người có quan tâm về vấn đề này.

2. Khuyến nghị

1) Nghịđịnh 16/2015/NĐ-CP được ban hành ngày 14/2/2015 thay thế Nghịđinh 43/NĐ-CP là một bước tiến mới trong việc đẩy mạnh trao quyền tự chủ và tực chịu trách nhiệm cho các đơn vị sư nghiệp, tuy nhiên các cơ quan quản lý nhà nước cần nhanh chóng ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện theo hướng có những quy định cụ thể, riêng và đặc thù đối với việc tăng quyền TC và TCTN cho các cơ

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 151)