Mô hình quản lý dựa vào nhà trường 23

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 35)

Phong trào cải cách quản lý các cơ sở giáo dục theo mô hình quản lý dựa vào nhà trường (School – Based – Management, viết tắt là SBM) hướng tới việc đem đến cho người dân và các thành viên trong nhà trường quyền được tham gia vào quản lý các hoạt động của nhà trường. Quản lý trong nhà trường theo mô hình này nhằm phát huy dân chủ và tiềm năng của tất cả các thành viên trong và ngoài nhà trường. Nhờ việc thực hiện SBM, các nhà trường được quản lý minh bạch hơn, vì thế làm giảm nguy cơ tham nhũng. Đồng thời SBM cũng mang lại cho cha mẹ học sinh và các bên liên đới cơ hội tăng cường kỹ năng quản lý, vì thế họ có thể trở thành những thành viên có năng lực trong quá trình thực hiện quản lý nhà trường, đồng thời họ cũng chính là người hưởng lợi từ các hoạt động này.

1.3.1.1. Bối cảnh ra đời mô hình quản lý dựa vào nhà trường

Bắt đầu trong những năm 1960, trên toàn thế giới những dấu hiệu của sự khủng hoảng đi ngược lại quá trình tập trung quyền lực đã xuất hiện. Hai dấu hiệu nổi bật đó là: Thứ nhất là sự yếu kém trong kiểm soát chi tiêu công cũng như tính hiệu quả của tổ chức; Thứ hai là sự phụ thuộc của người dân vào bộ máy có tính thứ bậc làm giảm sự chủđộng và sáng tạo của người lao động trong các tổ chức đã gây nguy hại đến năng lực và khả năng hoạt động hiệu quảđểđạt đến mục tiêu của tổ chức.

Trong lĩnh vực giáo dục hai thành tốảnh hưởng đến tính tập quyền cũng xuất hiện, đó là: Thứ nhất giáo dục phải đối mặt với sự phức tạp của tổ chức; Thứ hai là nhà nước không có đủ khả năng để đảm bảo một cách hiệu quả cho chất lượng giáo dục và bằng chứng là nhà trường gặp thất bại trong việc rút ngắn khoảng cách giáo dục giữa các nhóm sắc tộc và xã hội khác nhau.

Tiếp theo đó cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1970 và 1980 đã ảnh hưởng sâu sắc lên hệ thống giáo dục. Ở thập kỷ 80, khi khoa học quản lý hiện đại đã được ứng dụng thành công trong các tổ chức công - thương nghiệp, một xu hướng mới đã xuất hiện trong lĩnh vực giáo dục. Nhiều người tin rằng chất lượng giáo dục sẽ có những bước phát triển mới khi có cuộc cải cách tái cấu trúc hệ thống giáo dục và phương thức quản lý giáo dục. Những nội dung cần cải cách theo xu thế mới này bao gồm: hệ thống tổ chức và phương thức quản lý.

Các phương án cải cách tập trung vào cải thiện một chức năng nào đó của nhà trường, ví dụ như: quan hệ giữa người với người, quan hệ giữa tổ chức nhà trường với các đối tượng có liên quan trong công việc dạy học, phương thức quản lý, lãnh đạo...Caldwell và Spinks (1998)[69] đã thống kê được 10 phương án cải cách phổ biến trong giáo dục, chủ yếu hướng tới phi tập trung hóa hay tăng việc phân cấp quản lý tới cấp độ nhà trường tự chủ. Những dạng khác nhau tiêu biểu của xu thế này có thể kểđến gồm: phong trào nhà trường hiệu quả (effective school movement) tìm kiếm đặc trưng của nhà trường hiệu quả và phổ biến chúng. Phong trào tự chủ tài chính trong nhà trường (Self - budgeting school movement) nhấn mạnh quyền tự chủ sử dụng tài nguyên của nhà trường. Tư tưởng cốt lõi của chủ trương này chính là chính quyền trung ương nên chuyển giao quyền lực cho cấp dưới, cụ thể hóa thông qua nhiều hoạt động của nhà trường như: trao quyền tự chủ trong phát triển chương trình đào tạo (School - based curriculum development), tự chủ trong phát triển đội ngũ nhân sự nhà trường (School - based staff development), quản lý người học dựa vào nhà trường (school - based student guidance). Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh là khi quyền lực được trao tới cấp độ nhà trường mà thiếu sự giám sát thì không thểđảm bảo nhà trường có thể vận dụng quyền lực một cách hữu hiệu để nâng cao chất lượng giáo dục hay không. Do đó, cần phải có cơ chế quản lý song hành đó là: lãnh đạo nhà trường và những người được thụ hưởng dịch vụ giáo dục đều cần có quyền tham gia vào quá trình ban hành các quyết sách ở cấp độ nhà trường. Quan điểm trên đã dấy lên phong trào phát huy vai trò của cộng đồng trong quá trình ra quyết định ở cấp độ nhà trường. Đó chính là yếu tố lõi của mô hình quản lý dựa vào nhà trường.

1.3.1.2. Mô hình quản lý dựa vào nhà trường

Trong bối cảnh của các quốc gia phát triển, ý tưởng cốt lõi về SBM là những người làm việc trong nhà trường cần có nhiều quyền điều hành quản lý hơn trong chính nhà trường của họ. Đối với các nước đang phát triển, ý tưởng về SBM không có được tham vọng cao như vậy mà chủ yếu tập trung vào lôi cuốn sự tham gia của cộng đồng và cha mẹ học sinh vào tiến trình đưa ra quyết định của nhà trường hơn là việc đặt họ vào vị trí đã xếp đặt sẵn để điều hành. Tuy nhiên, trong cả hai bối cảnh trên, chính quyền trung ương luôn đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực giáo dục. Xác định rõ được vai trò của chính quyền trung ương ảnh hưởng tới quan niệm và phương thức thực hiện các hoạt động của SBM.

Theo Carldwell (1998), Quản lý dựa vào nhà trường (SBM) là sự phân cấp hay sự chuyển giao quyền lực từ chính quyền trung ương đến cấp độ nhà trường.

Về mặt thuật ngữ, được hiểu là sự thay đổi chính thức của các cấu trúc điều hành, như là một dạng của phân cấp, trong đó xác định vai trò của đơn vị nhà trường như

là một bộ phận cơ bản của quá trình cải tiến và dựa vào sự phân công lại quyền

đưa ra quyết định là phương tiện chủ yếu qua đó mà sự cải tiến được thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững. [69]

Theo cách hiểu này về SBM, trách nhiệm và quyền đưa ra quyết định, hoạt động của nhà trường được chuyển giao đến cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, cha mẹ học sinh và đôi khi tới học sinh và các thành viên cộng đồng khác nơi trường đóng. Tuy nhiên, các nhân tố quản lý ở cấp độ nhà trường này phải thích ứng với hoạt động trong khuôn khổ các chính sách do chính quyền trung ương ban hành. SBM về mặt thuật ngữ, theo sự lý giải của Malen et al (1990), được hiểu là sự thay đổi chính thức của các cấu trúc điều hành, như là một dạng của phân cấp, trong đó xác định vai trò của đơn vị nhà trường như là một bộ phận cơ bản của quá trình cải tiến và dựa vào sự phân công lại quyền đưa ra quyết định là phương tiện chủ yếu qua đó mà sự cải tiến được thúc đẩy và duy trì sự bền vững. [29]

Trên thực tiễn, các mô hình quản lý dựa vào nhà trường có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và ở các cấp độ khác nhau, nhưng điểm chung nhất và

nổi bật nhất có thể nhận thấy ở mô hình này là việc thực hiện chuyển giao quyền lực cho cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường, khuyến khích những thành phần khác ngoài nhà trường (người được uỷ nhiệm của địa phương nơi trường đóng, đại diện cha mẹ học sinh..) tham gia vào các ban điều hành của nhà trường, hoặc Hội đồng trường, hoặc các ban quản lý nhà trường. Nhìn chung, các chương trình SBM chuyển giao quyền lực đối với một hoặc một số các hoạt động sau: Phân bổ ngân sách; tuyển dụng, sử dụng giáo viên và đội ngũ nhân viên của nhà trường; phát triển chương trình giáo dục; tập hợp và sử dụng sách giáo khoa, các tài liệu học tập khác; cải tiến cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị giáo dục và dạy học; giám sát và đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh

Liên quan đến việc chuyển giao quyền lực hay ra các quyết định (hay quyết sách) ở cấp độ nhà trường, luôn được yêu cầu đi kèm với các chếđộ quản lý dưới dạng ra các quyết định được đưa ra có tính chất tập thể, điều này chính là cơ sở làm tăng sự minh bạch của tiến trình quản lý. Nhiều quốc gia thực hiện mô hình quản lý dựa vào nhà trường cũng hướng tới mục đích làm tăng trách nhiệm và tăng sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng vào trong tiến trình đưa ra quyết định. Thành tích học tập của học sinh và những kết quả khác sẽđược cải tiến khi các bên liên quan trong quản lý nhà trường có thể giám sát các vấn đề cơ bản ảnh hưởng tới kết quả quản lý nhà trường như: nhân sự, tài chính, và đánh giá học sinh. Việc này cùng hướng tới giúp đảm bảo có sự phù hợp hơn giữa nhu cầu và các chính sách, sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả. Vấn đề này cũng được nhấn mạnh trong các báo cáo về các cải cách quản lý trong nhà trường của tổ chức World Bank như là cách thức để tăng cường sức mạnh cho mối quan hệ trách nhiệm giữa khách hàng (cha mẹ và học sinh) và người cung cấp dịch vụ (giáo viên, hiệu trưởng và chính quyền).

Các nghiên cứu đánh giá của Ngân hàng thế giới (World Bank) đối với khoảng hơn 20 nước trên thế giới ở các châu lục khác nhau năm 2007 đã xác định năm mức độ thực hiện quản lý dựa vào nhà trường như sau:

(1) Rất mạnh (very strong): các Hội đồng, Ban đại diện cha mẹ học sinh hoặc các bộ phận nhà trường điều hành toàn bộ hoặc gần như toàn bộ hoạt động của nhà trường (Hà Lan).

(2) Mạnh (strong): mức độ cao của sự chuyển giao quyền lực cho các Hội đồng nhà trường qua ngân sách, đội ngũ và điều hành qua ngân sách. Chẳng hạn, các trường nhận được một nguồn tài chính hoặc tài trợ (New Zealand, El Salvador, Honduras, Nicaragua, Guatemala, Australia, Vương quốc Anh).

(3) Tương đối mạnh (somewhat strong): các Hội đồng được quyền tuyển dụng, sử dụng giáo viên, Hiệu trưởng và chương trình giáo dục, nhưng bị hạn chế quyền lực đối với vấn đề tài chính và điều hành các nguồn lực (Virginia, Chicago, New York, Florida, Canada, Brazil, Thái Lan, Israel, Căm-pu-chia, Tây Ban Nha).

(4) Trung bình (moderate): các Hội đồng nhà trường được thành lập nhưng đóng vai trò tư vấn là chủ yếu hoặc có rất ít quyền tự chủ đối với việc lập kế hoạch và các mục đích chiến lược (Canada, Brazil, Mêhicô, Mozambique).

(5) Yếu (weak):Hệ thống các trường công được phân cấp quản lý tới cấp tỉnh/thành phố hoặc vùng (gồm ít nhất 2 tỉnh/thành phố trở lên). Tuy nhiên, các trường học hiển nhiên không được chuyển giao quyền đối với bất cứ quyết định nào về hành chính và chương trình giáo dục (Argentina, Chile).[29]

Như vậy, về bản chất, quản lý dựa vào nhà trường có khả năng đảm bảo trách nhiệm của những người ra quyết định ở cấp độ nhà trường cho chính các hành động của họ. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý phải xây dựng năng lực cho các thành viên cộng đồng, giáo viên và hiệu trưởng để tạo ra hoặc tăng thêm văn hóa trách nhiệm.

1.3.2. Nhà trường t ch theo mô hình qun lý da vào nhà trường và hướng vn dng vào Vit Nam (qun lý nhà trường theo hướng tăng quyn t ch và t

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 35)