Thực trạng trao quyền tự chủ và thực hiện quyền tự chủ trên thực tiễn của

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 89)

Thực trạng chung về trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập:

Hội nghị truyền hình trực tuyến tổng kết về Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập diễn ra ngày 06/04/2012 đã thống kê: đến nay đã có 25.631 đơn vị sự nghiệp công lập đã được giao tự chủ tài chính (đạt 96,7%); trong đó: 845 đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động, 10.431 đơn vị sự nghiệp đảm bảo một phần chi phí hoạt động và 14.355 đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động” (Nguồn Bộ Tài chính).

Với Hà Nội, theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo thì 100% các trường THPT đã được trao quyền tự chủ về tài chính, và tự chủở 3 mức độ theo quy định. Kết quả thực hiện khảo sát về trao quyền tự chủ và mức độ tự chủ ở các trường THPT công lập thuộc thành phố Hà Nội thu được như sau:

Bảng 2.6: Mức độ tự chủđược giao của các trường THPT

Mức độ tự chủ SL %

Mức 1:Đơn vị tựđảm bảo kinh phí hoạt động 3 1,9

Mức 2:Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt

động thường xuyên 142 88,8

Mức 3: Đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động 15 9,4

Tổng số 160 100

Với kết quảđiều tra được thể hiện ở bảng số 2.6 nêu trên chúng tôi nhận thấy rằng: về hình thức 100% các trường THPT tại Hà Nội đã được trao quyền tự chủ trong việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính theo quy định chung, tuy nhiên đại bộ phận các trường đều được trao quyền tự chủở mức độ 2, một số trường ở mức độ 3 và chỉ có 3 trong số các trường được điều tra ở mức độ 1 là tựđảm bảo được kinh phí hoạt động thường xuyên và đồng nghĩa với nó là được quyền tự chủ cao hơn hai mức độ còn lại trong việc ra quyết định về thực hiện các nguồn thu và thực hiện các nhiệm vụ chi.

Để xác định mức độ tự chủ thực tế của các trường THPT công lập trong việc thực hiện quản lý các nguồn lực tài chính (quản lý thực hiện nguồn thu và các nhiệm vụ chi), nghiên cứu đã tiến hành khảo sát về một số nội dung các đầu mục thu và chi có thể phản ánh bản chất thực về mức độ tự chủ trong QLTC của trường THPT công lập hoạt động theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm kết quả khảo sát thu được như sau:

Mức 1: Thu và chi các khoản hoàn toàn theo các định mức quy định của cơ quan chủ quản;

Mức 2: Định mức thu, chi theo thỏa thuận giữa nhà trường và các đối tượng có liên quan nhưng vẫn phải được sự cho phép của cơ quan chủ quản;

Mức 3: Hoàn toàn theo thỏa thuận và nhu cầu của cả hai bên (tự chủở mức cao nhất) và trong tương lai anh /chị mong muốn được cho phép thực hiện ở mức độ nào.

Đồng thời với thống kê số liệu ở bảng số 2.7, nghiên cứu cũng tiến hành cộng kết quả khảo sát tự chủ thu, chi theo quan điểm của các khách thể khảo sát cho thấy những người được hỏi đánh giá trên thực tế mức tự chủ thu chi thấp hơn nhiều

so với những gì họ mong muốn được tự chủ (t = -21.035, p-value < 2.2e-16) và kết luận này mang ý nghĩa thống kê cao và được thể hiện bởi biểu đồ số 2.5 như sau:

Biểu đồ số 2.5: So sánh về thực tiễn thực hiện tự chủ qua các hoạt động thu chi trong nhà trường và kỳ vọng về mức độ tự chủđược giao đối với các khoản thu chi.

Bảng số 2.7. Khảo sát mức độ tự chủ trong thực tiễn khi thực hiện khoản thu, chi và kỳ vọng về mức độ tự chủ với các khoản thu chi này trong tương lai

Các đầu mục thực hiện thu và chi Mức độ tự chủ Ghi chú

TT Trên thực tế Mong muốn

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 1 Mức 2 Mức 3 SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Mức học phí được thu và quy định về sử dụng chi từ học phí thu được 124 78 36 22,5 2 1,2 66 41 92 58 2 Thu và sử dụng các khoản thu hỗ trợ cơ sở vật chất 144 90 16 10 24 15 36 23 96 60 4 không trả lời 3 Thu và sử dụng các khoản xã hội hóa giáo dục 132 83 28 17,5 26 16 40 25 94 59 4 Thu và sử dụng các khoản thỏa thuận với cha mẹ học sinh 128 80 32 20 30 19 40 25 90 56

5 Các khoản thu hộ (bảo hiểm ytế, các loại quỹ.. ) 115 72 37 23,1 86 54 41 26 29 18 4 không trả lời 6 Thu và sử dụng các khoản thu từ cho thuê, mượn, khai thác cơ sở vật chất 142 89 18 11,2 12 7,5 36 23 112 70 7 Thu và sử dụng các khoản thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ chất lượng cao 146 91 14 8,8 14 8,8 24 15 122 76 8 Quy định mức thu và sử dụng các khoản thu được từ dạy thêm, học thêm 140 88 20 12,5 32 20 53 33 75 47 9 Thu huy động vốn và chi các khoản thu này cho hoạt động dịch vụ 58 36 12 7,5 *SL không trả lời chiếm tỷ lệ 56,2%=90 phiếu 8 5 26 16 42 26 84 phiếu không trả lời, chiếm 52,5%

Dựa trên kết quả điều tra và xử lý số liệu ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng, về hình thức thể hiện, hiện nay trên địa bàn Hà Nội 100% các nhà trường THPT đã và đang thực hiện quản lý tài chính nhà trường theo định hướng phân cấp, phân quyền, tuy nhiên khi đi sâu vào khảo sát các biểu hiện của sự phân quyền hay quyền tự chủ thật sựđược thể hiện trong nghiệp vụ tác nghiệp cụ thể như đã phân tích ở trên, nghiên cứu có thể rút ra một số nhận định chung như sau:

Thứ nhất: Với 88,8% các trường THPT công lập được trao quyền tự chủ ở mức 2, và có 1,9% ở mức 1 như vậy hầu nhưđa số các trường THPT công lập trên địa bàn Hà Nội được trao quyền tự chủở mức cao, theo các quy đinh hiện hành thì các nhà trường này có quyền tự chủ khá lớn trong các hoạt động tài chính, tuy nhiên trên thực tiễn hoạt động quản lý tài chính hiện tại họ lại chỉ thực hiện một cách rất thụ động, hay nói cách khác là chỉ áp dụng mức độ tự chủ của mình chủ yếu như

những đơn vị ở mức 3 – là các đơn vị tự chủ nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách.

Thứ hai: hầu như các trường đều không phát huy được hết các ưu thế nổi trội của phương thức quản lý mới theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm đã đề ra và chưa thực hiện được mục đích của định hướng này là nhằm xã hội hoá việc cung cấp dịch vụ giáo dục công cho xã hội, huy động sựđóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước. Điều này thể hiện rõ nét ở nội dung thứ 9 tại bảng kết quả khảo sát, đó là tỷ lệ các trường có tham gia huy động vốn cho các hoạt động giáo dục từ nguồn ngoài NSNN chỉ đạt ở mức thấp (36% + 7,5% = 43,5%); số người được hỏi còn lại không có câu trả lời cho vấn đề này chiếm tới 56,5%; như vậy có thể nhận thấy hầu như các trường đã không sử dụng được hết ưu việt trong phương thức quản lý tài chính mới hoặc chưa nhận thức được đầy đủ các quyền của một trường hoạt động theo định hướng trao quyền tự chủ.

Thứ ba: không sử dụng hết các ưu điểm của phương thức quản lý theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm, nhưng khi được hỏi về “có mong muốn được trao quyền tự chủ ở mức độ cao hơn nữa’ trong thực hiện công tác quản lý thu chi thì đại bộ phận các đối tượng được khảo sát đều mong muốn được tự chủ hơn nữa trong việc thực hiện các nghiệp vụ này (số liệu ở bảng số 2.7 được hiển thị tại biểu đồ, dễ dàng nhận thấy mức độ tự chủ của các nhà trường so với kỳ vọng được tự chủ có sự cách biệt khá lớn).

Dựa trên các phân tích từ kết khảo sát thu được chúng tôi nhận thấy có thực trạng nêu trên có thể là do một số các nhân tố chủ quan và khách quan sau:

Các nhân tố chủ quan: Các đối tượng làm công tác QLTC nhà trường chưa hiểu biết đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của các cơ sở giáo dục công lập khi được trao quyền QLTC theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm; (đội ngũ quản lý thiếu độ chuyên sâu về nghiệp vụ quản lý và chưa hiểu biết đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của các đối tượng được thụ hưởng kết quả hoạt động giáo dục của nhà trường.

Các nhân tố khách quan: có thể có sự cản trở xuất phát từ chính các quy định, hay các văn bản hướng dẫn thực hiện từ các cơ quan quản lý cấp trên, các văn bản hướng dẫn này chưa thực sự rõ ràng, khả thi, chuẩn xác và đúng đối tượng.

Để có thể khẳng định thêm về nhân định đã nêu ở trên, nghiên cứu tiến hành phân tích sâu thêm các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng khả năng tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục, đó là: Công tác lập kế hoạch tài chính; Sự tham gia của các đối tượng có liên quan vào công tác QLTC; Công tác quản lý các nguồn thu, nhiệm vụ chi, thực trạng kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính và mặt song hành không thiếu trong cơ chế trao quyền tự chủ đó là việc thực hiện nhiệm vụ tự chịu trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường. Có thể nói tất cả các vấn đề nêu trên đều nhằm giải phóng năng lực tiềm tàng và sự nhiệt tình của cơ sở, giúp nhà trường tự chủ cao hơn, các đối tượng thụ hưởng kết quả hoạt động của nhà trường được tham gia nhiều hơn vào công tác QLTC nhà trường, đây chính là cơ sở để xây dựng ý thức trách nhiệm của các cơ sở giáo dục công lập, cũng như các phương thức giám sát nhằm giảm thiểu tính cơ hội, tệ tham nhũng và chi tiêu kém hiệu quả tại các nhà trường THPT công lập hiện nay.

2.4.2. Thc trng công tác lp kế hoch tài chính theo định hướng tăng quyn t ch trong các trường THPT công lp Hà Ni

Một nhà trường tự chủ hay nói cách khác là hoạt động theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm như cơ chế phân cấp giáo dục hiện nay nếu muốn đạt kết quả tốt và đạt được những yêu cầu như mong muốn thì trước hết phải có một kế hoạch phát triển chung dài hạn hay nói cách khác là cần có một chiến lược phát triển đồng bộ. Dựa trên kế hoạch chiến lược này, các nhà quản lý sẽ xây dựng các kế hoạch cho từng nội dung công việc trong từng giai đoạn cụ thể. Đối với hoạt động tài chính trong các trường tự chủ điều này đặc biệt quan trọng, bởi không có kế hoạch tài chính dài hạn và đúng định hướng thì sẽ không có một quyền tự chủ thực sự cho tổ chức. Số liệu khảo sát về việc thực hiện công tác lập kế hoạch như sau:

Bảng số 2.8: Số liệu khảo sát về tình hình lập các loại kế hoạch tài chính theo quy định tại các trường THPT công lập

TT Nội dung khảo sát

Thường

xuyên Đôi khi

Không bao giờ SL % SL % SL % 1 Lập kế hoạch tài chính dài hạn 12 7.5 28 17.5 120 75 2 Lập kế hoạch tài chính trung hạn 38 23.8 86 53.8 36 22.5 3 Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn 146 91.2 14 8.8

Phân tích số liệu tại bảng số 2.8 đã trình bày ở trên, có thể nhận thấy chỉ có 7,5% các đơn vị thường xuyên lập kế hoạch tài chính dài hạn (kế hoạch 5 năm) và chỉ có 23,8% các đơn vị lập kế hoạch tài chính trung hạn (kế hoạch 3 năm), tuy nhiên kế hoạch tài chính năm đã đạt tỷ lệ 96,2 % . Kết quả này cho thấy, có vẻ như các chủ thể quản lý - Hiệu trưởng các trường chưa mấy quan tâm tới công tác lập kế hoạch tài chính dài hạn, một khâu quan trọng để tạo nên sự tự chủ thực sự trong quản lý tài chính.

Thực trạng trên có thể là do: (i) Tính liên ngành trong quản lý tài chính của giáo dục hiện nay khá phức tạp, các cơ chế quản lý và phân bổ tài chính thiếu tính chuẩn mực và thống nhất giữa các cơ quan quản lý, vì vậy công tác quản lý nhà nước nhìn về mặt hình thức là chặt chẽ nhưng thực chất lại không thực sự hiệu quả;

(ii) Hiệu trưởng nhà trường chưa nắm bắt hết được quyền và trách nhiệm của mình trong quản lý tài chính, ỷ lại và trông chờ vào các hướng dẫn chi tiết của cơ quan quản lý nhà nước, vì vậy dẫn tới tình trạng tự hạn chế quyền tự chủđược giao.

2.4.3. Thc trng t chc b máy qun lý tài chính nhà trường theo hướng m(s tham gia ca hi đồng trường và các đối tượng có liên quan vào công tác

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)