Cải cách giáo dục đang là xu thế phát triển tất yếu và phổ biến trên thế giới. Hiện nay, từ các nước phương Tây đến các nước ở Châu Á Thái Bình Dương đang tích cực đẩy mạnh cải cách giáo dục và tái cấu trúc lại nhà trường nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển nhà trường. Nhìn chung, trong cải cách các cơ sở giáo dục chủ yếu tập trung vào xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường, bảo đảm chắc chắn cho chất lượng giáo dục và thực thi các kế hoạch cải tổ lại nhà trường, đặc biệt là cải cách nhà trường theo hướng quản lý dựa và nhà trường, nghĩa là trao cho nhà trường quyền tự chủ, nhiều quyền quyết định hơn với công việc của mình.
Trong những thập niên 80 và 90 của thế kỷ XX, Vương quốc Anh giao quyền tự chủ cho các giáo viên và phụ huynh học sinh. Các cuộc cải cách giáo dục đã hình thành hai loại hình trường: một do địa phương quản lý, hai do nhà trường tự quản lý. Cả hai loại hình này để có điểm chung là các bộ phận trong nhà trường có quyền ngày càng lớn đối với nguồn tài chính của mình. Ngoài ra, các loại hình nhà trường này đều có quyền tuyển dụng hay sa thải giáo viên, công nhân viên.
Một cuộc cải cách giáo dục tương tự cũng diễn ra tại Braxin với tên gọi "Chương trình giáo dục dựa trên cơ sở cộng đồng"(Community - Based Education Program). Đây là chương trình cải cách thiết kế nhằm trao cho nhà trường quyền chịu trách nhiệm lớn hơn với học sinh và cộng đồng. Trong chương trình cải cách, nhà trường phải tự tiến hành công tác đánh giá học sinh, phát triển kế hoạch nhà trường tập trung vào hai hay ba thành tố có hiệu quả nhất mà một trong các thành tố đó là dạy và học hiệu quả; đồng thời thực hiện các cách thức để đạt được hiệu quả trong hoạt động của nhà trường. Song song với những cải cách trên, một chương trình làm tăng nguồn ngân sách cho các cơ sở giáo dục do Bộ giáo dục chỉ đạo góp phần thực hiện mục tiêu và kế hoạch nhà trường đề ra.
quản lý dựa vào nhà trường vào năm 1997. Ủy ban giáo dục ủng hộ sáng kiến đổi mới quản lý các cơ sở giáo dục, theo đó sẽ mở rộng phạm vi của cải cách và trao cho các Hội đồng trường quyền tự chủ trong việc ra quyết định đối với các vấn đề nhân sự, tài chính, thiết kế và phát triển chương trình. Các nhà trường đều tự nguyện đi theo sáng kiến đổi mới quản lý giáo dục. Mục tiêu của cải cách giáo dục là nâng cao hiệu quả của nhà trường thông qua việc thiết lập các vai trò và mối quan hệ mới giữa cơ quan giáo dục, hội đồng quản lý nhà trường, các nhà tài trợ, thanh tra giám sát, hiệu trưởng, giáo viên và cha mẹ học sinh. Đồng thời cuộc cải cách cũng tăng nguồn ngân sách cung cấp cho các trường để tăng quyền tự chủ cũng như khuyến khích sự hợp tác trong quá trình ra quyết định quản lý. Đến năm 1997 có 30% tổng số các trường học tại Hồng Kông tiến hành các hoạt động cải cách.