Thực trạng Hiệu trưởng thực hiện tự chịu trách nhiệm 99

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 111)

Với việc được gia tăng quyền tự chủ trong quản lý thì vấn đề tự chịu trách nhiệm hay nói khác đi là thực hiện nhiệm vụ công khai tài chính và báo cáo giải trình của các Hiệu trưởng trường THPT công lập là vô cùng quan trọng. Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm báo cáo và giải trình kết quả hoạt động tài chính của đơn vị

mình quản lý tới các cơ quan chủ quản, chính quyền địa phương nơi nhà trường và người trực tiếp được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường là học sinh hay cha mẹ học sinh của nhà trường, cùng với các cán bộ, giáo viên của nhà trường - đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp hay có các quyền lợi và nghĩa vụ trực tiếp liên quan tới hiệu quả quản lý tài chính của nhà trường.

Nhiệm vụ tự chịu trách nhiệm của Hiệu trưởng hướng tới các cơ quan quản lý cấp trên chủ yếu thực hiện ở nội dung công khai và báo cáo giải trình đó là việc tuân thủ các quy định, quy tắc đến từ bộ máy quản lý nhà nước. Hiện nay các báo cáo giải trình với đối tượng này chủ yếu được quy định dưới hình thức các đơn vị sự nghiệp công có trách nhiệm thực hiện các báo cáo theo biểu mẫu đã được Bộ tài chính và các cơ quan liên quan quy định (các báo cáo tài chính được nộp cho cơ quan quản lý theo từng quý và theo năm tài chính) cùng với các báo cáo quyết toán NSNN đã được đối chiếu với kho bạc theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và thực hiện các nội dung công khai theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo hay những quy định được triển khai từ luật phòng chống tham nhũng của Chính phủ.

Tiến hành điều tra thực trạng các nội dung chủ yếu như trên, kết quả thu được như sau:

a/ Thc hin trách nhim công khai tài chính

Trục nội dung thứ hai đánh giá mức độ công khai, minh bạch trong cung cấp thông tin QLTC kịp thời, đầy đủ và tin cậy của nhà trường tới người dân và các đối tượng có liên quan. Đặc biệt, trục nội dung này tập trung vào vấn đề các nội dung thông tin được công khai, các hình thức thực hiện công khai mà các nhà trường THPT công lập đã thực hiện so với các quy định của pháp luật.

Theo quy định tại khoản 1 điều 13 Luật NSNN thì dự toán, quyết toán và kết quả kiểm toán NSNN của các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách hỗ trợ phải công bố công khai. Tại Thông tư số 21/2005/TT-BTC, ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ được thực hiện công khai tài chính như sau:

Ni dung công khai

Dự toán thu - chi ngân sách nhà nước, kể cả phần điều chỉnh giảm hoặc bổ sung (nếu có), đã được cấp có thẩm quyền giao và nguồn kinh phí khác. Nội dung công khai được cụ thể như sau: Công khai dự toán một số nội dung chi chủ yếu: Chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi sửa chữa lớn TSCĐ, chi hội nghị. Việc công khai các nội dung chi khác do thủ trưởng đơn vị qui định.

Đơn vị kế toán là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước năm và các khoản thu, chi tài chính khác;

Đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân công khai mục đích huy động và sử dụng các khoản đóng góp, đối tượng đóng góp, mức huy động, kết quả sử dụng và quyết toán thu, chi từng khoản đóng góp

Công khai quyết toán ngân sách nhà nước: các đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, kinh phí khác công bố công khai quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung công khai được cụ thể như sau: công khai quyết toán một số nội dung chủ yếu: (i) chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi sửa chữa lớn TSCĐ, chi hội nghị. Việc công khai quyết toán các nội dung chi khác do thủ trưởng đơn vị quy định; (ii) công khai các việc thu và sử dụng các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân, bao gồm các căn cứ thu, mục đích thu, đối tượng thu, mức thu và quyết toán sử dụng các khoản thu.

Trách nhim công khai: Thủ trưởng các đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước công bố công khai.

Hình thc công khai: Niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của đơn vị (thời gian niêm yết ít nhất là 90 ngày, kể từ ngày niêm yết); đồng thời công bố trong hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị.

Thi đim công khai: Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày được đơn vị dự toán cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt

Kim tra, giám sát thc hin: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Uỷ ban Nhân dân các cấp, đơn vị dự toán cấp trên, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức

đoàn thể trong cơ quan, đơn vị và nhân dân chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai tài chính của các cơ quan, đơn vị.

Dựa trên các căn cứ pháp lý nêu trên chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng thực hiện công khai tài chính ở hai mặt chủ yếu của vấn đề, đồng thời cũng là vấn đềđáng quan tâm nhất của các đơn vị sử dụng NSNN phục vụ cho mục tiêu giáo dục, đó là nội dung công khai tài chính và hình thức công khai, kết quả thu được như sau:

Bảng số: 2.20: Các hình thức thực hiện công khai tài chính

Mức độ thực hiện

TT Hình thức thực hiện công khai

Thường

xuyên Đôi khi Không bao giờ

SL % SL % SL %

1 Công khai báo cáo tài chính tại

các phiên họp toàn thể 144 90 14 8.8 2 1.2

2 Niêm yết công khai báo cáo tài

chính tại bảng tin của trường 115 71.9 21 13.1 24 15

3 Công bố báo cáo tài chính trên

cổng thông tin điện tử của trường 21 13.1 24 15 115 71.9 Các số liệu nêu trên được minh họa bằng biểu đồ sau:

Cùng với số liệu thu được về các hình thức thực hiện, các nội dung công khai tài chính cũng được tiến hành điều tra, kết quảđiều tra trên thực tế như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng số 2.21: Các nội dung thực hiện công khai tài chính

Mức độ thực hiện

TT Nội dung thực hiện công khai

Thường

xuyên Đôi khi

Không bao giờ

SL % SL % SL %

1 Bản quyết toán thu - chi kinh phí

được ngân sách nhà nước cấp 114 71.2 22 13.8 24 15

2

Bản quyết toán thu - chi các khoản có nguồn gốc từ NSNN( dự

án, chương trình mục tiêu…) 150 93.8 6 3.8 4 2.5

3 Bản quyết toán thu - chi các

khoản ngoài ngân sách 96 60 26 16.2 38 23.8

4

Công khai BCTC đã được kiểm toán kèm theo kết luận của tổ

chức kiểm toán 90 56.2 17 10.6 53 33.1

Các số liệu điều tra đã thu thập được cho thấy mức độ minh bạch trong quản lý tài chính của các nhà trường THPT công lập trên địa bàn Hà Nội hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, đa số các trường chỉ thực hiện công khai kết quả hoạt động tài chính của mình ở những nội dung mang tính chất bắt buộc và được kiểm soát chặt chẽ như quyết toán các khoản liên quan đến NSNN và hình thức công khai cũng chỉ hướng đến các đối tượng là đội ngũ cán bộ, viên chức của nhà trường là chủ yếu, chưa thực sự hướng tới các đối tượng được thụ hưởng thành quả hoạt động của nhà trường như cha mẹ học sinh và cộng đồng nơi nhà trường đóng. Các khoản thu và chi ngoài ngân sách thì lại chưa nhận được sự quan tâm thích đáng về cả nội dung và hình thức công khai, mà trên thực tế thì chính các nội dung quản lý các nguồn thu và chi này lại là “điểm nóng” và thường nhận được sự quan tâm đặc biệt nhất từ cộng đồng xã hội.

Trong bối cảnh phân cấp tài khóa, minh bạch gắn với tự chịu trách nhiệm không chỉ là một yêu cầu cấp thiết để thực hành dân chủ, bảo đảm quyền của công dân trong tham gia quản lý đất nước, mà quan trọng hơn nữa, chính là một biện pháp hữu hiệu nhằm phòng, chống tệ nạn tham nhũng của cả chính quyền trung

ương và địa phương. Thực trạng tự chịu trách nhiệm của các trường THPT công lập qua khảo sát thu được như sau:

b/ Thực trạng công tác thực hiện tự chịu trách nhiệm

Bảng số 2.22: Kết quả khảo sát thực hiện trách nhiệm báo cáo, giải trình với các cơ quan quản lý cấp trên

Mức độ thực hiện

TT Nội dung thực hiện công khai

Thường

xuyên Đôi khi

Không bao giờ

SL % SL % SL %

1 Bảng cân đối tài khoản 160 100 0 0 0 0

2 Báo cáo thu, chi 160 100 0 0 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Bản thuyết minh báo cáo tài chính 160 100 0 0 0 0

4 Bảng cân đối kế toán 3 1.9 29 18.1 128 80

5 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 1.9 29 18.1 128 80

6 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 3 1.9 29 18.1 128 80

Số liệu tại bảng được so sánh tại biểu đồ sau:

Biểu đồ số 2.9: So sánh kết quả thực hiện tự chịu trách nhiệm dựa trên các loại báo cáo

Với kết quả khảo sát, nghiên cứu nhận thấy 100% các đơn vị đều mới chỉ thực hiện đầy đủ các mẫu biểu báo cáo tài chính theo quy định cứng của pháp luật đối với các đơn vị sự nghiệp có thu (các mục từ 1 đến 3 theo bảng thống kê số liệu) với các loại báo cáo còn lại (từ 4 đến 6 theo bảng tống kê số liệu) chiếm một tỷ lệ nhỏ, điều này có thể nói là phù hợp với số liệu điều tra chung như thể hiện ở bảng số 2.3 bởi theo quy định hiện hành chỉ có các đơn vị sự nghiệp có thu tham gia hoạt động kinh doanh hay tham gia cung ứng các dịch vụ công có chất lượng cao cho xã hội mới bắt buộc phải thực hiện các loại báo cáo nêu trên. Điều này nói lên việc tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp có thu mới chỉ ở mức độ sơ khai, chưa đi vào thực chất của vấn đề bởi giải trình cần bảo đảm việc cung cấp đầy đủ bằng chứng cũng như căn cứ mang tính khách quan để làm rõ các nội dung hoặc vấn đề cần minh bạch.

Bảng số 2.23: Số liệu khảo sát thực hiện trách nhiệm báo cáo, giải trình với các

đối tượng trực tiếp được thụ hưởng lợi ích từ công tác QLTC của nhà trường

TT

Nội dung thực hiện báo cáo gải trình với cán bộ, giáo viên và cha

mẹ học sinh

Mức độ thực hiện Thường

xuyên Đôi khi

Không bao giờ

SL % SL % SL %

1 Báo cáo kết quả kiểm toán báo cáo

tài chính năm 90 56.2 17 10.6 53 33.1

2 Báo cáo quyết toán NSNN đã được

phê duyệt 150 93.8 6 3.8 4 2.5

3

Báo cáo mục đích khoan thu, tổng số tiền đã thu được từ các nguồn thu ngoài ngân sách

94 58.8 43 26.9 23 14.4 4 Báo cáo việc sử dụng và kết quả sử dụng các khoản thu của các tổ chức và cá nhân 96 60 26 16.2 38 23.8

Biểu đồ số 2.10: So sánh mức độ thực hiện tự chịu trách nhiệm của nhà trường với cán bộ, giảng viên và cha mẹ học sinh theo từng nội dung

Nhìn vào biểu đồ trên, có thể nhận thấy việc thực hiện báo cáo và giải trình theo chiều xuống dưới được thực hiện ở các trường THPT công lập trên địa bàn Hà Nội mới chỉ được thực hiện ở mức độ sơ khai, chưa thực chất đi vào chiều sâu, cần thiết phải có những quy định chặt chẽ hơn nhằm thúc đẩy các nhà trường thực hiện tốt tự chịu trách nhiệm của mình hơn nữa. Điều này hiện nay ở Việt Nam nói chung, và ở Hà Nội nói riêng là khó tránh khỏi bởi tới cuối năm 2013 mới có sự ra đời của Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 08/8/2013 của Chính phủ về tự chịu trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và sau đó là

Thông tư số 02/2014/TT-TTCP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Nghịđịnh nêu trên được ban hành ngày 29/4/2014 của Thanh tra Chính phủ.

Từ những phân tích về thực trạng trên, nghiên cứu đã rút ra một số kết luận làm cơ sở để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công khai minh bạch tài khóa và tự chịu trách nhiệm như sau: (i) cần cải thiện tính minh bạch, công khai trong quy trình ngân sách, mở rộng hình thức và nội dung công khai; (ii) hình thành khuôn khổ pháp lý phù hợp để nâng cao trách nhiệm giải trình, cụ thể cần phải hình thành một cơ chế pháp lý để ràng buộc nhiệm vụ tự chịu trách nhiệm của người đứng đầu- Hiệu trưởng nhà trường; (iii) tăng cường khả năng giám sát, nhất là sự

giám sát của người được thụ hưởng kết quả hoạt động giáo dục của nhà trường là học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng, nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra. Hình thành cơ chế phù hợp để tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quy trình ngân sách.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 111)