Nguyên tắc đề xuất biện pháp 119

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 131)

Biện pháp quản lý tài chính nhà trường công lập theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm cần có sự phù hợp với bối cảnh thực tiễn và định hướng phát triển lâu dài của ngành giáo dục cũng nhưđịnh hướng phát triển chung của quản lý nhà nước, do đó các biện pháp QLTC nhà trường trong giai đoạn hiện nay cần đáp ứng được bốn nguyên tắc đó là: (i) Đảm bảo tính pháp lý; (ii) Đảm bảo tính khoa học; (iii)Đảm bảo tính thực tiễn; (iv) Đảm bảo tính mục đích.

Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính pháp lý. Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải tuân thủ theo các quy định và định huớng phát triển chung của Đảng; Nhà nước và của ngành Giáo dục là "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế".

Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính khoa học. Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp phải có tính hệ thống, có tính chiến lược, tính kế thừa, tính hiệu quảđồng thời cập nhật được những thành tựu về khoa học quản lý nói chung và quản lý tài chính công trong giáo dục nói riêng.

Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính thực tiễn. Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp phải phù hợp với điều kiện về năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý; về nhận thức của các đối tượng có liên quan, điều kiện về cơ sở vật chất, tin học và cần phải tính đến đặc thù về kinh tế xã hội của từng vùng miền.

Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính mục tiêu.Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải đảm bảo đạt được các mục tiêu của QLTC nhà trường đó là:

-Xây dựng được các biện pháp quản lý tài chính đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục là: Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng, các biện pháp đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.

- Đáp ứng được các yêu cầu của các nhà quản lý các cấp đồng thời làm gia tăng tự chịu trách nhiệm của các nhà quản lý nhà trường, cụ thể là các vấn đề liên quan đến tự chịu trách nhiệm của các nhà quản lý nhà trường. Nhà trường muốn đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa giá trị thì cũng cần phải quan tâm đến lợi ích chính đáng của các bên liên quan.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)