Chỉ đạo, khai thác và sử dụng các nguồn lực tài chính theo kế hoạch, dự

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 56)

toán và quy chế chi tiêu ni b

Quản lý chi tiêu công có hiệu quả, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các dịch vụ nhằm tăng trưởng nền kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Quản lý chi tiêu công gắn liền với quá trình lập ngân sách của đơn vi, phản ánh về mặt tài chính các lựa chọn kinh tế và thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

Khi chuyển sang lập ngân sách đơn vị theo kết quả đầu ra (theo mục tiêu và chương trình giáo dục), thì chính sách quản lý chi tiêu công của các đơn vị sử dụng ngân sách đã có những thay đổi quan trọng về chiến lược theo 3 cấp độ nhằm tạo ra một hệ thống ngân sách hoạt động có hiệu quả, đó là: kỷ luật tài chính tổng thể; phân bổ và sử dụng các nguồn lực dựa trên chiến lược ưu tiên; tính hiệu quả và hiệu lực của các chương trình hành động.

Có thể nói, ba nội dung chiến lược trên là việc tái lập của 3 chức năng - kiểm soát nguồn lực, lên kế hoạch cho sự phân bổ nguồn lực và quản lý nguồn lực - mà vốn đã được định hướng trong cải cách quản lý chi tiêu công trong suốt hơn một thế kỷ qua. Thực hiện tổ chức quản lý các nguồn lực tài chính để phát triển GD trong nhà trường THPT công lập theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm thực chất là quá trình: Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; quản lý các nguồn thu và thực hiện các nhiệm vụ chi theo kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách đã được phê duyệt; và thực hiện nhiệm vụ báo cáo quyết toán ngân sách theo chức năng và nhiệm vụđã được phân cấp.

a/ Xây dng quy chế chi tiêu ni b

Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính. Thông qua quy chế chi tiêu nội bộ sẽ thực hiện quản lý tập trung, thống nhất các nguồn thu, duy trì và khuyến khích mở rộng các nguồn thu, đảm bảo chi tiêu thống nhất trong toàn trường, thực hiện chi tiêu tiết kiệm và hợp lý.

Thực hiện quản lý tài chính theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm, các nhà trường phổ thông tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phục vụ các mục đích cụ thể sau:

1)Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho Thủ trưởng đơn vị (Tăng quyền tự chủ cho Hiệu trưởng - chủ tài khoản nhà trường).

2)Tạo quyền chủđộng cho cán bộ, viên chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụđược giao.

3)Làm căn cứ quản lý, thực hiện kiểm soát của Kho Bạc Nhà Nước; cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định.

4)Sử dụng tài nguồn lực tài chính đúng mục đích có hiệu quả.

5)Tạo sự công bằng trong đơn vị; khuyến khích tang thu, tiết kiệm chi, nâng cao đời sống cán bộ, công nhân viên.

Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Căn cứ vào yêu cầu, nội dung và hiệu quả công việc, trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng, Hiệu trưởng nhà trường chỉđạo xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ dựa trên cơ sở phù hợp với yêu cầu thực tế, khả năng tài chính của đơn vị và các quy định của cơ quan có thẩm quyền. Quá trình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phải được thảo luận công khai trong đơn vị, và nhất thiết phải có sự tham gia của tổ chức công đoàn cơ sở.

b/ Ch đạo thc hin các ngun thu và nhim v chi theo kế hoch tài chính và d toán ngân sách.

Sau khi kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách nhà nước đã được cơ quan quản lý phê duyệt, nhà trường phải tăng cường các biện pháp để thực thi và thường xuyên kiểm tra chi tiêu thực tế trong suốt quá trình chấp hành ngân sách nhằm phát hiện sớm những điểm gây áp lực đến kế hoạch tài chính tổng thể. Một sự ràng buộc quan trọng nữa đối với những người hoạch định kế hoạch tài chính là yêu cầu họ phải tổng hợp tất cả các khoản chi tiêu thực tế vào dự toán ngân sách trong suốt quá

trình chấp hành ngân sách và công khai khi kết thúc năm ngân sách. Tính toàn diện và minh bạch là những điều kiện cần thiết cho kỷ luật tài chính tổng thể hữu hiệu.

Chấp hành ngân sách nhà trường là việc tổ chức thực hiện ngân sách nhà trường (kể cả nguồn ngân sách từ Nhà nước cấp và các nguồn ngân sách hỗ trợ khác). Thực chất của nghiệp vụ này chính là việc quản lý tốt các nguồn thu và các nhiệm vụ chi trong nhà trường.

Qun lý các ngun thu (khai thác và qun lý các ngun thu)

- Nguồn từ ngân sách Nhà nước cấp: đây chính là nguồn kinh phí chi trả cho viêc duy trì các hoạt động thường xuyên trong nhà trường do ngân sách Nhà nước đảm bảo, nguồn kinh phí này được cấp cho các nhà trường thông qua hệ thống kho bạc Nhà nước và được chi trả cho các nhà trường theo như dự toán ngân sách mà các nhà trường đã lập và được phê duyệt hàng năm. Việc quản lý nguồn tài chính này của các trường được tuân theo quy định của Luật ngân sách và được theo dõi, kiểm tra, đối chiếu bởi hệ thống kế toán trong nhà trường và các cơ quan chức năng theo sự phân công, phân cấp của các cơ quản quản lý Nhà nước.

- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp:đây chính là quá trình thực hiện tiến hành thu các khoản thu được sự cho phép của Nhà nước như các loại phí, lệ phí hiện hành theo quy định, cụ thể là: Thu học phí của người học thuộc các loại hình giáo dục và đào tạo chính quy và không chính quy (hệ cấp bằng) trong phạm vi mức thu do Nhà nước quy định, Lệ phí tuyển sinh theo quy định của Pháp lệnh phí, lệ phí và các văn bản hướng dẫn của Nhà nước; Thu tiền đóng góp xây dựng trường phổ thông theo quy định của cấp có thẩm quyền; Các khoản thu gắn với hoạt động của đơn vị:

Thu từ các hoạt động sản xuất, bán sản phẩm thực hành tại các xưởng trường, sản phẩm thí nghiệm... từ các hoạt động cung ứng dịch vụ gắn với hoạt động của đơn vị, khai thác cơ sở vật chất; Thu từ các hợp đồng khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Thu do cán bộ, giáo viên, giảng viên của cơ sở tham gia hoạt động dịch vụ với bên ngoài hoặc theo cơ chế khoán nộp vềđơn vị; Các khoản thu hợp pháp khác được để lại sử dụng theo quy định của Nhà nước (thu từ bán thanh lý tài sản, lãi tiền gửi ngân hàng... ); Các khoản thu khác theo

quy định: nguồn thu từ viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước; Các khoản thu theo thỏa thuận: tiền hỗ trợ học sinh bán trú, tiền ăn cho học sinh bán trú, tiền hỗ trợ điện, nước; Các khoản thu hộ: tiền bảo hiểm y tế học sinh (để lại 20% phí bảo hiểm cho y tế nhà trường; 5% cho hoạt động thu phí, nếu nhà trường dưới 600 học sinh thì số 20% được chuyển cho y tế xã phường địa phương nơi nhà trường đóng) tiền quỹ phụ huynh học sinh....

- Ngoài các khoản thu sự nghiệp và các khoản thu khác nêu trên, các cơ sở giáo dục công lập còn được phép huy động vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ theo đúng quy định hiện hành của pháp luật (thu theo quy định về tự chủ về tài chính theo nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ).[17]

Qun lý các nhim v chi (ch đạo thc hin s dng ngun lc tài chính)

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ chi, cần xác định rõ các đầu mục chi trong các cơ sở giáo dục theo quy định. Thông thường trong các nhà trường THPT công lập, các khoản chi được phân thành các khoản như:

Các khoản chi thường xuyên: Các cơ sở giáo dục được sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị để chi cho các hoạt động thường xuyên theo những nội dung sau: Chi cho cán bộ, giáo viên và lao động hợp đồng; Chi cho học sinh, sinh viên; Chi quản lý hành chính: chi điện, nước, xăng dầu, vệ sinh môi trường, mua vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, công tác phí, hội nghị phí, thông tin liên lạc, tuyên truyền, cước phí điện thoại, fax... ; Chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập; Chi nghiên cứu các đề tài khoa học, công nghệ cấp cơ sở của cán bộ, giáo viên và sinh viên; Chi phí thực hiện các hợp đồng lao động sản xuất, khoa học công nghệ, cung ứng dịch vụ đào tạo, dự án liên kết đào tạo, thực hành thực tập, bao gồm: chi tiền lương, tiền công, nguyên nhiên vật liệu, khấu hao TSCĐ, nộp thuế theo quy định của pháp luật; Chi mua sắm sửa chữa thường xuyên: Chi mua sắm dụng cụ thay thế, sửa chữa thường xuyên tài sản cốđịnh phục vụ công tác chuyên môn và duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng; Chi hợp tác quốc tế: đoàn ra, đoàn vào; Chi phí thường xuyên liên quan đến công tác thu phí, lệ phí

theo quy định hiện hành; Chi đào tạo, tập huấn cho công chức, viên chức trong đơn vị (không kể chi đào tạo lại theo chỉ tiêu của Nhà nước).

Chi khác: các trường THPT hoạt động theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm, có quyền tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ giáo dục chất lượng cao cho xã hội, vì vậy theo quy định của pháp luật các trường có quyền huy động các nguồn vốn trong và ngoài nhà trường, vì vậy trong quản lý sử dụng nguồn lực tài chính, nếu có huy động vốn thì cũng cần quản lý việc trả gốc và lãi vốn vay các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có); ngoài ra trường còn có thể sử dụng nguồn thu sự nghiệp đóng góp từ thiện xã hội, chi trợ giúp học sinh nghèo vượt khó học giỏi, trật tự an ninh...

Ngoài kinh phí thường xuyên được giao để thực hiện chếđộ tự chủ theo quy định, hàng năm các cơ sở giáo dục thực hiện chếđộ tự chủ còn được ngân sách Nhà nước phân bổ kinh phí để thực hiện một số nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền giao, gồm một số khoản chi không thường xuyên. Tuy nhiên các khoản chi không thường xuyên này các nhà trường không được giao quyền tự chủ, mà phải thực hiện đúng theo dự toán được giao.

Tóm lại, vấn đề quan trọng trong quản lý chi tiêu công trong nhà trường tự chủ chính là làm thế nào để ưu tiên hóa những nhu cầu hay mục tiêu có tính cạnh tranh với nguồn lực tài chính khan hiếm. Nói khác đi, đối với một nhà trường công, do nguồn lực tài chính là có giới hạn, cho nên trong quản lý cần phải lựa chọn giữa các mục tiêu chiến lược trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường. Thử thách ở đây là cấu trúc sắp xếp như thế nào để tạo ra động lực cho sự phân bổ nguồn lực theo các hướng ưu tiên chặt chẽ hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục, quản lý có hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo kỷ luật tài chính.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)