Việc thực hiện quản lý theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính cho các trường công lập đã bước đầu mang lại những kết quả tích cực trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong giáo dục. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng phản ánh một thực trạng cần phải khắc phục, đó là việc một số trường tựđề ra một số khoản thu, định mức thu, chi không đúng với các quy định của các cơ quan quản lý nhà nước làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu chung của đơn vị. Vì vậy, tăng cường phân cấp quản lý cần kết hợp song hành với tăng cường công tác kiểm soát, giám sát.
Hoạt động kiểm soát, giám sát là một khâu quan trọng trong hoạt động quản lý nhằm đạt được các mục đích và nhiệm vụ đặt ra, đặc biệt trong cơ chế quản lý theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm đang được thực thi hiện nay. Kiểm soát, giám sát nhằm đưa lại những thông tin phản hồi hữu ích cho công tác quản lý, nếu hoạt động này được thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc sẽ giúp hạn chế được những sai sót, khuyết điểm, từ đó giúp chủ thể quản lý điều chỉnh phương pháp, biện pháp quản lý cho phù hợp
Trong các nhà trường THPT công lập, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị về công tác tự kiểm soát, giám sát công tác quản lý tài chính là: xây dựng quy định, nguyên tắc, phương pháp tự kiểm soát, giám sát tại đơn vị mình quản lý và tổ chức tuyên truyền về mức độ cần thiết của công tác này cũng như triển khai công tác này một cách có hiệu quả.
Công việc cụ thể cần thực hiện là: hàng năm xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, tổ chức việc tự kiểm tra tài chính, kế toán trong đơn vị mình theo quy định, đồng thời chịu trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo các bộ phận, phòng ban về những nội dung cần kiểm tra, về tiến trình và thời hạn kiểm tra; hàng năm tiến hành rà soát và điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ, làm căn cứ cho các hoạt động đánh giá kết quả hoạt động tài chính.
Tiến hành khảo sát thực trạng công tác kiểm soát, giám sát công tác quản lý tài chính tại các nhà trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội, kết quả thu được như sau:
Bảng số 2.16: Thực trạng công tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ
kiểm soát và giám sát các hoạt động tài chính
Mức độ thực hiện
TT Công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện
Thường
xuyên Đôi khi
Không bao giờ SL % SL % SL % 1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ công tác quản lý tài chính 128 80 30 18.8 2 1.2 2 Tổ chức kiểm tra theo đúng kế hoạch đã xây dựng 126 78.8 34 21.2 Với kết quả khảo sát thu được, có thể nhận thấy, bước đầu tiên của việc thực nhiệm vụ kiểm soát và giám sát đã được các trường tuân thủ khá đầy đủ, có tới 80 % các đối tượng được hỏi xác nhận có thực hiện xây dựng và tổ chức kiểm tra công tác quản lý tài chính trong nhà trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhất là tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tếđã làm biến đổi hệ giá trị xã hội, làm cho mục đích lợi ích của con người tăng lên, khả năng hy sinh giảm xuống thì việc chấp nhận đấu tranh, chấp nhận va chạm để làm tròn trách nhiệm của người cán bộ kiểm tra lại không dễ dàng và họ còn chịu những áp lực từ nhiều phía tác động như: đối tượng kiểm tra, dư luận, bạn bè, người thân. Như vậy với công tác kiểm soát, giám sát hoạt động tài chính cần có các thành phần khác nhau, được hưởng các lợi ích khác nhau từ hoạt động tài chính của nhà trường tham gia mới mong đem lại được kết quả mong đợi. Khảo sát vấn đề nêu trên nghiên cứu thu được số liệu như sau:
Bảng số 2.17: Các thành phần tham gia giám sát quá trình QLTC (hoạt động thu và chi các nguồn lực tài chính)
Mức độ thực hiện
TT Thành phần tham gia kihoạt động QLTC ểm tra giám sát
Thường
xuyên Đôi khi
Không bao giờ
SL % SL % SL %
1 Hội đồng trường 65 40,6 47 29,4 48 30
2 Đại diện hội cha mẹ học sinh trường 24 15 38 23,8 98 61,2
3 Đại diện tổ chuyên môn 34 21,2 38 23,8 88 55
4 khác trong nhà trĐại diện công đoàn và các tường ổ chức xã hội 72 45 45 28,1 43 26,9
5 Thanh tra nhân dân nhà trường 116 72.5 38 23.8 6 3.8
Đội ngũ cán bộ kiểm tra là yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, vì vậy để có đội ngũ cán bộ kiểm tra vững mạnh, đảm bảo tính khách quan cần có sự phối hợp nhiều thành phần khác nhau cùng thực hiện. Tuy nhiên với số liệu khảo sát thu được, nghiên cứu nhận thấy các đối tượng tham gia vào công tác kiểm soát và giảm sát hoạt động tài chính của nhà trường chưa thực sự đảm bảo hoạt động này đem lại lợi ích thiết thực, cụ thể như đại diện cha mẹ học sinh hầu như không tham gia vào công tác này, mà họ lại chính là đối tượng thụ hưởng chính kết quả hoạt động của nhà trường. Đây thực sự là vấn đề cần quan tâm để hoạt động quản lý tài chính trong các trường đạt được kết quả như mong muốn.
Theo quy định tại Nghị định số 67/2004/QĐ-BTC về "Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước" thì công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước có các nhiệm vụ sau:
Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh; tính hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động tài chính, kế toán tại đơn vị, của công tác tổ chức và điều hành hoạt động thực hiện nhiệm vụđược giao và các hoạt động khác.
Kiểm tra, kiểm soát chất lượng và độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính của đơn vịđược cung cấp thông qua báo cáo tài chính và các báo cáo khác.
Kiểm tra sự tuân thủ các cơ chế tài chính, các chế độ chính sách của Nhà nước liên quan đến tình hình chi tiêu ngân sách nhà nước và các quỹ tại đơn vị. Kiểm tra và đánh giá hiệu quả của việc chi tiêu ngân sách nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao tại đơn vị. Và xây dựng báo cáo về kết quả kiểm tra, tình hình xử lý các vi phạm đã được phát hiện trong năm hoặc các lần kiểm tra trước đó. Tiến hành điều tra thực trạng về nội dung này, kết quả điều tra thu được như sau:
Bảng số 2.18: Các nội dung thực hiện kiểm tra khi thực hiện công tác kiểm tra kế toán nội bộ
Mức độ thực hiện
TT Nội dung thcông tác KT kực hiện kiếểm tra khi th toán nội bộực hiện
Thường
xuyên Đôi khi bao giKhông ờ
SL % SL % SL %
1 Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ 120 75 40 25 2 hKiạch toán và tính toán ểm tra tính chính xác, đúng đắn của việc 114 71.2 44 27.5 2 1.2 3 kKiết quểm tra viả làm việc chệc cấp hành các chủa bộ máy kếế toán độ, thể lệ và 112 70 42 26.2 6 3.8
Với kết quả thu được, nghiên cứu nhận thấy, xét về mặt hình thức đã có trên 70% các trường THPT đã thực hiện khá đầy đủ các nội dung tự kiểm tra, giám sát các mặt hoạt động tài chính theo quy định. Tuy nhiên, gần 30% các đơn vị còn lại chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính, đây là một con số đáng lo ngại và nếu kết hợp với việc xác định các thành phần tham gia vào việc thực hiện quản lý và giám sát các hoạt động tài chính nhưđã trình bày tại bảng số 2.17 thì nghiên cứu nhận định rằng công tác thực hiện kiểm soát và giám sát trong QLTC cần có sựđổi mới và chặt chẽ hơn nữa về cách thức và nội dung.
Trong xu thế ngày càng mở rộng quyền tự chủ cho đơn vịđể phát huy hết lợi thế và tính chủ động sáng tạo của đơn vị thì quy chế chi tiêu nội bộ cũng là một
công cụ phản ánh trình độ quản lý, tính hiệu quả của công tác quản lý thu chi các nguồn lực tài chính và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, vì vậy khi thực hiện kiểm soát và giám sát các hoạt động tài chính cũng cần tập trung xem xét quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị có được sử dụng và hoàn thiện theo đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị hay không, đây cũng là một tiêu chí để đánh giá việc thu, chi của đơn vị có đúng và có hiệu quả hay không.
Tình hình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị sự nghiệp: Số các đơn vị đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ 160 đơn vị /tổng số 160 đơn vịđược trao quyền tự chủ (đạt tỷ lệ 100%). Tuy nhiên, một yêu cầu không kém phần quan trọng trong việc xây dựng và quản lý quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định hiện hành là hàng năm các nhà trường phải tiến hành xem xét và điều chỉnh lại quy chế chi tiêu nội bộ sao cho phù hợp với tình hình thực tế và quá trình này phải được lấy ý kiến của toàn bộ cán bộ, viên chức trong nhà trường nhằm đảm bảo tính dân chủ công bằng và công khai của công tác quản lý tài chính thì trên thực tiễn điều tra cho thấy lại chưa được thực hiện tốt tại các cơ sở giáo dục, kết quảđiều tra thu được như sau:
Bảng số 2.19: Nội dung điều tra thực trạng về hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ
Mức độ thực hiện
TT Nội dung khác
Thường
xuyên Đôi khi
Không bao giờ
SL % SL % SL %
1
Điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm (năm tài chính hoặc năm học)
124 77.5 36 22.5
2
Hàng năm tiến hành lấy ý kiến của toàn thể cán bộ giáo viên để chỉnh các định mức trong quy chế chi tiêu nội bộ
32 20 128 80
Cùng với việc điều tra bằng phiếu hỏi, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia, Hiệu trưởng nhà trường và tiến hành nghiên cứu thực chứng về vấn đề xây dựng và triển khai quy chế chi tiêu nội bộ. Kết quả thu được như sau: nhiều đơn vị còn rất lúng túng trong khi triển khai xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, phần lớn các trường ít quan tâm tới tính pháp lý và sự tham gia của các đối tượng có liên
quan trong công tác xây dựng quy chế và điều chỉnh quy chế hàng năm cho phù hợp với thực tiễn. Một số trường xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ rất chi tiết, nhưng có một số nội dung chi và mức chi không phù hợp. Xu thế chung tại các trường là các điều khoản trong quy chế chi tiêu nội bộ lấy việc nâng cao đời sống cho cán bộ công chức, giáo viên là chính, sau đó mới tính đến các nhiệm vụ phục vụ giảng dạy, học tập và cải thiện cơ sở vật chất nhà trường.
Như vậy, có thể nói việc quản lý xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong các trường THPT hiện này là chưa đạt, với cơ chế tự chủ tài chính, các đơn vị sự nghiệp có thu được chủđộng sử dụng kinh phí thường xuyên thông qua việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của mình. Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đúng tiêu chuẩn, định mức do nhà nước quy định, giúp tăng cường kiểm soát hoạt động tài chính của đơn vị đồng thời thể hiện sự tự chủ tài chính của đơn vị trong việc sử dụng kinh phí. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp còn giúp đơn vị sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả, có tích lũy để tăng thu nhập và phát triển hoạt động của đơn vị.
Từ việc phân tích thực trạng điều tra, nghiên cứu có thể đưa ra nhận định sau: công tác quản lý hoạt động tự kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính bước đầu đã được coi trọng đúng mức. Tuy nhiên, trong điều kiện đẩy mạnh phân cấp quản lý, trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục thì công tác kiểm soát và giám sát cần phải được tăng cường, cần phát huy hơn nữa vai trò của Hội đồng trường và các chủ thể khác trong nhà trường và cộng đồng xã hội trong việc thực hiện kiểm soát và giám sát đồng thời với việc tăng cường công tác thanh, kiểm tra của cơ quan quản lý các cấp nhằm bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch các hoạt động của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.