Thực trạng công tác quản lý các nguồn lực tài chính theo kế hoạch, dự toán và quy

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 100)

chế chi tiêu ni b

Vấn đề cơ bản trong quản lý tài chính trường THPT công lập là quản lý các khoản thu và thực hiện các nhiệm vụ chi từ các nguồn trong và ngoài ngân sách. Với vấn đề này, luận án tiến hành khảo sát thực trạng dựa trên các quy định về quản lý thu chi của nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công hoạt động theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm, kết quả thu được như sau:

Bảng số 2.11: Thực trạng thực hiện các khoản thu theo quy định của các nhà trường THPT công lập tự chủ tài chính

TT

Mức độ thực hiện

Các nội dung thực hiện thu Thxuyên ường Đôi khi Không bao giờ

SL % SL % SL %

1 Huy động vốn cho các hoạt động

cung cấp dịch vụ của nhà trường 8 5 10 6.2 142 88.8

2 Thu từ cho thuê, mượn cơ sở vật chất

nhà trường 10 6.2 54 33.8 96 60

3 Thu tchất lừượ cung cng cao cho XH ấp dịch vụ giáo dục 6 3.8 20 12.5 134 83.8

4 Thu hỗ trợ CSVC nhà trường 8 5 49 30.6 103 64.4

5 Thu hdạy họỗc trợ mua sắm công cụ thiết bị 10 6.2 46 28.8 104 65 6 buThu hổi/ ngày ỗ trợ dạy học phân hóa, học 2 0 0 10 6.2 150 93.8

Đối chiếu với các quy định của nhà nước về nguồn tài chính cho các nhà trường THPT công lập cùng các nguyên tắc quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công, các quy định nhà nước về thu và chi tài chính trong các trường THPT công lập hoạt động theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm có thểđược tóm tắt như sau:

Thứ nhất, tự chủ về các khoản thu và mức thu cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, với các khoản thu này các đơn vị được quyền quyết định khoản thu, mức thu theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy. Đối với các hoạt động thu phí, lệ phí và sản phẩm mà nhà nước đặt hàng, trường THPT công lập tự chủ tài chính thực hiện mức thu theo khung giá và đơn giá sản phẩm do nhà nước quy định.

Thứ hai, tự chủ về huy động vốn: Đối với các đơn vị sự nghiệp có hoạt động dịch vụ, sẽ được tiến hành vay vốn của các tổ chức tín dụng, được huy động vốn của cán bộ giáo viên, công nhân viên trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

Thứ ba, tự chủ về sử dụng nguồn tài chính: Đơn vị sự nghiệp được quyền chủ động sử dụng nguồn kinh phí NSNN cấp cho hoạt động thường xuyên, nguồn thu sự nghiệp để hoàn thành nhiệm vụđược giao. Đối với các đơn vị tựđảm bảo toàn bộ chi phí hoặc đảm bảo một phần chi phí hoạt động, được quyền quyết định các mức chi quản lý, chi nghiệp vụ thường xuyên cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định. Để chủ động sử dụng nguồn kinh phí cho hoạt động thường xuyên được giao đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, đơn vị sự nghiệp bắt buộc thực hiện xây dựng “Quy chế chi tiêu nội bộ” và lấy quy chế này làm căn cứđể thực hiện chi, giám sát hoạt động thu chi trong nhà trường và cũng là căn cứđể các cơ quan chủ quản, Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi đối với các nhà trường tự chủ về tài chính.

Thứ tư, tự chủ về sử dụng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Đơn vị sự nghiệp đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động và đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động được trích lập các quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, trả thu nhập tăng thêm cho người lao động và trích lập quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ dự phòng ổn định thu nhập.

So sánh, phân tích số liệu khảo sát thu được với các quy định đã nêu, nghiên cứu nhận thấy đại bộ phận các trường đều không sử dụng các ưu điểm của cơ chế quản lý mới nhằm hướng tới tăng các nguồn thu từ xã hội cho nhà trường (88,8% các đơn vị không huy động vốn để thực hiện cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho xã hội, do đó dẫn tới 83,8 % các đơn vị cũng không tăng được thu nhập cho nhà trường từ các khoản thu do cung cấp dịch vụ). Có chăng các nhà trường chỉ thực

hiện những công việc dễ và đơn giản để tăng nguồn thu đó là cho thuê CSVC có sẵn hay đôi khi là thu các khoản hỗ trợ nếu được phép. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân là chưa hiểu hết quyền của các nhà trường tự chủ, hoặc tâm lý ngại khó của các chủ thể quản lý. Theo sự đánh giá của các chuyên gia còn có một nguyên nhân cơ bản nữa là: Các trường được tự chủ về các nguồn thu ngoài ngân sách, nhưng các nguồn thu này chưa được khai thác đầy đủ và đúng quy định do các chính sách tạo ra nguồn thu ngoài ngân sách cần phải liên kết với các thành tố khác trong tổng thể chung về tài chính của giáo dục. Điều này có thể nhận thấy qua số liệu tại bảng số 2.12 và 2.13 sau đây.

Bảng số 2.12: Thực trạng thực hiện các khoản thu theo thỏa thuận giữa nhà trường với cha mẹ học sinh

Mức độ thực hiện

TT Nội dung thực hiện thu

Thường

xuyên Đôi khi

Không bao giờ

SL % SL % SL %

1 Thu hỗ trợ vệ sinh, nước uống 74 46.2 48 30 38 23.8 2 Thu hỗ trợ tiền điện, nước sinh hoạt 30 18.8 18 11.2 112 70 3 Thu dkhách và các ịch vụ gđốửi xe ci tượủng khác a HS, cha mẹ, 22 13.8 24 15 114 71.2 4 Thu mua sách giáo khoa, sách tham

khảo phục vụ học tập cho học sinh 18 11.2 57 35.6 85 53.1

5 Thu đóng góp tự nguyện đầu cấp 6 3.8 47 29.4 107 66.9

6 Thu mua đồng phục cho học sinh 60 37.5 51 31.9 49 30.6

7 Thu dạy thêm, học thêm 38 23.8 85 53.1 37 23.1

Theo quy định của pháp luật các khoản thu nêu trên là hợp pháp, nhưng để có thể tiến hành thu được thì trước hết nhà trường phải tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của chính quyền và cơ quan quản lý cấp trên, vì vậy các trường cũng chỉ lựa chọn thu những gì đã có văn bản hướng dẫn rõ ràng từ các cơ quan chủ quản ví dụ như 46% các trường thu tiền hỗ trợ nước uống cho học sinh và hỗ trợ vệ sinh học đường vì Sở GD và ĐT Hà Nội đã có công văn hướng dẫn cụ thể cho vấn đề này, nhưng cũng có thể là do Hà Nội là một trong số ít những địa phương đảm bảo được tỷ lệ chi cho giáo dục cao hơn mức quy định chung của nhà nước nhưđã trình bày tại phần 2.1 của chương 2.

Với các khoản nhà trường thực hiện thu hộ cho các tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động chung của nhà trường, kết quả điều tra thu được cũng cho thấy các trường không mấy hào hứng với việc thực hiện các khoản thu hộ, mặc dù trên thực tế các khoản thu này đều mang lại các lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp cho các trường thông qua việc trích lại % tiền thu hay các hoạt động của các đơn vị này đóng góp cho kết quả giáo dục chung của nhà trường, điều này được thể hiện tại bảng số liệu dưới đây:

Bảng số 2.13: Thực trạng thực hiện các khoản thu hộ (nhà trường tiến hành thu các khoản thu hộ cho các tổ chức khác)

TT Nội dung thực hiện thu hộ

Mức độ thực hiện Thường

xuyên Đôi khi Không bao giờ

SL % SL % SL %

1 Thu hộ quỹ khuyến học 32 20 65 40.6 61 38.1

2 Thu hộ quỹ cha mẹ học sinh 46 28.8 61 38.1 53 33.1

3 Thu hvà các khoộ quỹản khác đoàn, đội, BH y tế 85 53.1 47 29.4 28 17.5

Cùng với việc khảo sát thực trạng quản lý các nguồn thu, chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng về thực hiện các nhiệm vụ chi.

Để có thể phân tích và làm rõ thực trạng quản lý chi, nghiên cứu tiến hành sắp xếp các nội dung khảo sát theo các quy định chung về quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính của các trường THPT công lập theo quy định hiện hành bao gồm quản lý chi hoạt động thường xuyên, chi không thường xuyên và chi khác với các nội dung cụ thể như sau:

Chi hoạt động thường xuyên bao gồm: Chi cho con người (chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội); chi nghiệp vụ chuyên môn (chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, chi hội nghị, chi đoàn ra, đoàn vào, chi mua giáo trình, tài liệu, hóa chất, mẫu vật phục vụ thí nghiệm… tùy theo nhu cầu thực tế của các trường); chi mua sắm sửa chữa (các khoản chi mua sắm trang thiết bị, chi cho việc sửa chữa, nâng cấp trường, lớp, bàn ghế,

trang thiết bị học cụ trong lớp nhằm đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cho việc giảng dạy và học tập).

Chi không thường xuyên: Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do nhà nước quy định. Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định; chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cốđịnh thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết.

Các khoản chi khác theo quy định:Các khoản chi từ các dự án tài trợ, viện trợ của các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học; chi từ nguồn tài trợ học bổng học sinh, quà biếu tặng. Các khoản chi trên được quản lý và sử dụng riêng theo nội dung chi tiết đã thỏa thuận với nhà tài trợ và thực hiện quyết toán theo quy định của nhà nước.

Với các quy định chung về các đầu mục trong thực hiện quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính như đã nêu, dựa trên tình hình thực tế thực hiện các nhiệm vụ chi tại các trường THPT công lập trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính trên một số nội dung cơ bản sau:

Bảng số 2.14: Các khoản chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo

Mức độ thực hiện

TT Nội dung thực hiện chi Thường xuyên Đôi khi Không bao giờ

SL % SL % SL %

1 Cho hoạt động ngoại khóa 85 53.1 69 43.1 6 3.8 2 Chi hoạt động dạy học 136 85 22 13.8 2 1.2 3 Chi hoạt động giáo dục 109 68.1 49 30.6 2 1.2 4 Chi hoạt động NCKH 117 73.1 39 24.4 4 2.5 5 Chi bồi dưỡng học sinh giỏi 123 76.9 29 18.1 8 5

6 Chi sửa chữa nhỏ 132 82.5 24 15 4 2.5

7

Chi mua dụng cụ phục vụ dạy

Bảng số 2.15: Các khoản chi cho con người (ngoài khoản lương cơ bản)

Mức độ thực hiện

TT Nội dung thực hiện chi

Thường

xuyên Đôi khi

Không bao giờ

SL % SL % SL %

1 Chi cho các hợp đồng lao động của

trường 116 72.5 36 22.5 8 5

2 Chi hội nghị, liên hoan, hiếu, hỷ 53 33.1 91 56.9 16 10

3 Chi các khoản phúc lợi cho CB, GV… 149 93.1 9 5.6 2 1.2

Từ thực trạng điều tra và phân tích số liệu khảo sát, có thể rút ra nhận định về vấn đề này như sau:

Các trường THPT công lập ít tìm kiếm các biện pháp để tăng cường các nguồn thu hợp pháp mặc dù cơ chế quản lý cho phép vấn đề này. Mặc dù Chính phủ là nhà đầu tư chủ yếu cho giáo dục công, ngày càng có nhiều nguồn tài chính khác giúp chia sẻ chi phí này như: người học, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, sự tài trợ của quốc tế. Tuy nhiên từ số liệu điều tra cho thấy, thực tiễn hiện nay khả năng tự tìm các nguồn khác ngoài thu từ học phí của các trường là khá khiêm tốn. Như vậy, để cải thiện vấn đề này thì bản thân các trường THPT công lập cần phải chủ động bắt tay tìm hiểu và nâng cao khả năng tăng nguồn thu thông qua các hoạt động như phát triển các hình thức dạy học và giáo dục chất lượng cao, nghiên cứu khoa học.

Đối với khả năng tự chủ các khoản chi, hiện nay ở các trường THPT công lập chủ yếu là chi thường xuyên, trong đó chủ yếu là chi lương và các khoản có tính chất lương. Tuy nhiên, việc chi trả lương cho cán bộ giảng viên lại chi trả theo quy định trả cho công nhân, viên chức nhà nước, có hệ số thang bảng lương rõ ràng, phần thu nhập tăng thêm phải dựa trên cơ sở các nguồn thu khác.

Với các quy định nhà nước đưa ra, thì việc tự chủ tài chính vẫn nằm trong giới hạn hẹp. Bởi, tự chủ các khoản thu nhưng chỉ được quyền thu trong khoảng hoặc trong giới hạn nhất định. Việc vay vốn chỉ giới hạn đối với các các đơn vị sản xuất dịch vụ, những trường hợp khác thì bị hạn chế. Cho tự chủ về các khoản chi

nhưng các cơ quan chủ quản hiện nay vẫn đưa ra định mức chi, mà định mức chi này lại ít phù hợp hoặc không sát với thực tế của nền kinh tế thị trường. Những yếu tố nêu trên cũng là một trong những lý do làm hạn chế quyền tự chủđược trao cho các trường trong thực tế quản lý nhà trường hiện nay và cũng có thể nói đó cũng chính là một trong các nguyên nhân dẫn đến thực trạng công tác quản lý tài chính theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)