Quản lý tài chính gắn với mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Quan điểm này thể hiện rõ trong Nghị định 43/2006/NĐ-CP: “Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. “Trường hợp nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định. Thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc. Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật”. Theo đó, các trường THPT công lập sẽ xây dựng quy trình và quy
chế chi tiêu nội bộ để quản lý tài chính hiệu quả trong khuân khổ pháp luật hiện hành để thực hiện được nhiệm vụ của mình tốt hơn. Chủđộng tìm nguồn, kiểm soát các khoản chi, tự chủ về các hoạt động của trường trên cơ sở đó tự chủ về tài chính. Thực hiện được quan điểm này, từng bước các trường THPT công lập nâng cao chất lượng giảng dạy, xây dựng thương hiệu của mình. Mục tiêu của các trường học đều là cung cấp dịch vụ giáo dục cho xã hội. Song với nhà trường hoạt động theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm, có một số điểm cần lưu ý khi đưa ra quan điểm quản lý tài chính tại các nhà trường đó là:
Xác định mục tiêu quản lý tài chính: Quản lý tài chính tốt, trước hết mỗi trường phải xác định đúng đắn về mục tiêu quản lý. Quản lý tài chính để nhằm mục đích gì? Giúp cho trường có kế hoạch trong tương lai như thế nào? Điều chỉnh cơ cấu thu chi ra sao? Biện pháp để xây dựng các hình thức kiểm soát tài chính? Hay thực hiện đồng thời tất cả các nội dung trên? Việc xác định đúng mục tiêu quản lý sẽ là cách thức để tập trung nguồn lực, phương pháp quản lý và lập được quy trình quản lý theo mục tiêu đặt ra, đạt được những mục đích như mong muốn. Đặc biệt, gắn quản lý tài chính với bền vững tài chính (kế hoạch tài chính dài hạn) tương ứng với chất lượng đầu ra, đồng thời phải thường xuyên đánh giá quản lý tài chính, từ đó có biện pháp hiệu chỉnh kịp thời đểđạt được đến mục tiêu cuối cùng.
Xây dựng quy trình quản lý tài chính một cách khoa học: Đa số các trường THPT công lập ở Việt Nam chưa có quy trình quản lý tài chính hoặc đã xây dựng nhưng chưa đảm bảo tính khoa học cho việc đạt được yêu cầu về tính công khai, minh bạch và mục tiêu quản lý. Quy trình quản lý tài chính cần được công khai cho các bộ phận trong Nhà trường và các đối tượng có liên quan được biết để cùng phối hợp thực hiện và thông qua đó tìm được sự đồng thuận trong công tác quản lý từ cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh trong mỗi nhà trường.
Xác định được chiến lược phát triển của nhà trường: Việc xác định được chiến lược phát triển của nhà trường để thông qua đó lên kế hoạch huy động nguồn và sử dụng nguồn, quản lý tài chính (xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn và trung hạn) bám sát chiến lược đặt ra. Bởi vì, hoạt động tài chính đóng vai trò quan trọng trong mỗi đơn vị sẽ chi phối và ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong đơn vịđó.
Gắn mục tiêu quản lý tài chính các trường THPT công lập với mục tiêu chung của ngành GDvàĐT, nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi NSNN trong các trường THPT công lập. Nghị quyết 37/2004/QH11 của Quốc hội khoá XI đã quyết nghị “Đầu tư ngân sách cho giáo dục - đào tạo bảo đảm đạt tỷ lệ 20% tổng chi trước năm 2010 từ 2 đến 3 năm”. Song cả thực tiễn cho thấy rõ khả năng của NSNN để đầu tư cho phát triển nền giáo dục quốc dân chỉ có giới hạn. Ưu tiên NSNN đầu tư cho GD luôn bị ràng buộc bởi tổng nguồn lực sẵn có của NSNN và mối quan hệ đầu tư từ NSNN cho các lĩnh vực KTXH khác của của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, bên cạnh những nỗ lực tăng chi NSNN cho GD thì việc không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý thu, chi NSNN cho GD có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy XHH giáo dục, phát triển nền giáo dục quốc dân theo đúng định hướng của nhà nước.