Bài học kinh nghiệm 61

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 73)

Thực tế áp dụng cho thấy, việc trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các nhà trường công lập (hay quản lý dựa vào nhà trường) được thực hiện rất thành công ở nhiều nước trên thế giới, song cũng nhiều nước lại thất bại khi thực hiện mô hình quản lý này. Từ những thành công và thất bại thực tế cho thấy, về quản lý tài chính trong lĩnh vực công nói chung, lĩnh vực giáo dục công lập nói riêng, có thể rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam như sau:

Trước hết, những người quản lý cần thực sự hiểu rõ khái niệm và cách thức thực hiện quản lý theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Mỗi người phải xác định được vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình quản lý.

Thứ hai, nhà trường cần được nhìn nhận và được coi là một đơn vị độc lập trong việc lập kế hoạch, ra quyết định và quản lý.

Thứ ba, Cán bộ, giáo viên nhà trường phải được đối xử như những cá nhân có quyền và trách nhiệm trong quản lý trường học.

Thứ tư, xây dựng cơ cấu quản lý mềm dẻo, kinh hoạt để có thể ứng phó và giải quyết được những vấn đề phát sinh ngoài mong đợi.

Thứ năm, sự thành công của quản lý theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm đòi hỏi sựủng hộ, thống nhất cao giữa các thành viên tham gia quản lý, đặc biệt

là của giáo viên, cha mẹ học sinh, của cộng đồng hay chính quyền địa phương nơi trường đóng.

Thứ sáu: Có rất nhiều cách vận dụng khác nhau của mô hình quản lý dựa vào nhà trường, vì vậy, cần lựa chọn một mô hình quản lý phù hợp nhất với điều kiện nhà trường và hoàn cảnh kinh tế xã hội của từng địa phương.

Tóm lại, không có một quy tắc chung để giải quyết những vấn đề cụ thể về quản lý nhà trường ở các quốc gia khác nhau, tuy nhiên các nguyên tắc vận dụng này, giúp cung cấp một số nguyên tắc cơ bản nhất, chung nhất đang được đa số các dự án ở các nước vận dụng. Một quy trình quản lý theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm dựa vào mô hình quản lý dựa vào nhà trường hướng tới xây dựng trường học hiệu quả cần một thiết kếđơn giản, dễ hiểu dành cho những người tham gia quản lý nhà trường. Các nguyên tắc này muốn thành công cần xuất phát từ thực tế cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi trường. Cũng cần có sự xử lý khéo léo với cách thức quản lý truyền thống để tránh sự phản ứng cực đoan. Đồng thời, khi quy trình quản lý được vận dụng trong thực tế, cần có một cơ quan giám sát tại chỗ có hiệu quảđể đánh giá kịp thời, nghiêm ngặt các tác động.

Kết luận chương 1

Trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm toàn diện, đầy đủ cho tổ chức sự nghiệp dịch vụ công nói chung, các nhà trường THPT công lập nói riêng là để gắn hoạt động của tổ chức này với cơ chế thị trường, ngày càng nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ cộng đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của xã hội. Trên cơ sở đó, một nguyên lý cơ bản đã được hình thành đó là: Các tổ chức sự nghiệp công hoạt động vừa với tư cách là một bộ phận của khu vực công, sử dụng tài sản và kinh phí của nhà nước, vừa với tư cách độc lập tương đối trong các quan hệ trên thị trường, nhằm cung cấp các dịch vụ công thiết yếu phục vụ các nhu cầu chung của xã hội, các tổ chức sự nghiệp dịch vụ công không chỉ chịu sự giám sát, đánh giá của Nhà nước với tư cách vừa là chủ sở hữu, vừa là chủ thể thực hiện quyền quản lý nhà nước, mà còn chịu sự giám sát, đánh giá của nhiều chủ thể khác

từ phía xã hội, cộng đồng, trong đó giám sát của Nhà nước đóng vai trò trung tâm và chi phối các hình thức giám sát của các chủ thể khác.

Quản lý nhà nước về GD theo hướng trao quyền tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm là phương thức quản lý dựa trên sự tăng cường sự giám sát nhà nước, thông qua khuôn khổ thể chế chính sách chặt chẽ và có sự phối hợp theo dõi giám sát của các đối tượng có liên quan như các đối tượng được thụ hưởng thành quả của quá trình giáo dục (người học, gia đình người học và cộng đồng dân cư...) nhằm tạo ra môi trường lành mạnh để mọi nhà trường phát triển chủ động, bình đẳng và đúng hướng. Nội dung quản lý theo định hướng này được nhấn mạnh vấn đề mấu chốt là thiết lập thể chế và chính sách giám sát nhà nước, hướng đến sự phát triển dài hạn, xây dựng cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý hiệu quả, bảo đảm sự tự chủ tài chính và tự chịu trách nhiệm của nhà trường THPT được thực hiện. Đây vừa là xu thế chung, vừa là yêu cầu khách quan và cấp thiết mà các cơ sở giáo dục nói chung các nhà trường THPT công lập nói riêng muốn tồn tại và phát triển cần tuân theo để có thể hội nhập được với xu thế đổi mới trong quản lý giáo dục chung hiện nay của nhà nước Việt Nam.

Nhìn chung, QLNN về GD theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đã tạo ra được môi trường thuận lợi và bình đẳng cho các cơ sở giáo dục chủ động phát huy vai trò và tự chịu trách nhiệm của mình. Nó không chỉ nhằm tạo ra không gian hành động chủ động giúp các trường ứng phó với những thay đổi mà còn thúc đẩy các trường đa dạng hóa các nguồn thu và sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực tài chính được đầu tư và nhất là tạo động lực phát triển phù hợp nền kinh tế thị trường cho các trường trong khi nhà nước điều khiển bằng cách giám sát theo đúng vai trò và chức năng quản lý vĩ mô của mình.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP THEO HƯỚNG TĂNG QUYỀN TỰ CHỦ VÀ TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chương 2 trình bày một số vấn đề chung về thực trạng tài chính và quản lý tài chính của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nôi – địa bàn tiến hành khảo sát của luận án và quá trình khảo sát thực tiễn, thu thập dữ liệu, phân tích và những nhận định rút ra từ kết quả nghiên cứu về quản lý tài chính trong các trường THPT trên địa bàn khảo sát.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)