liên quan
3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm thay đổi tư duy, nhận thức về QLTC theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các chủ thể tham gia QLTC (các thành viên của HĐT; Ban giám hiệu; nhân viên tài chính - kế toán; giáo viên, cha mẹ học sinh, ...) trên cơ sởđó hình thành quan điểm, nhận thức đúng về vai trò, trách nhiệm của mình đối với công tác QLTC của trường THPT công lập; có tâm thế tốt trong việc cùng tham gia thực hiện đổi mới phương thức QLTC theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
3.3.1.2. Ý nghĩa của biện pháp
Giải quyết vấn đề về ý thức tham gia và và năng lực thực hiện trách nhiệm quản lý nhà trường nói chung, QLTC nhà trường nói riêng cho đội ngũ cán bộ giáo
viên cũng như cha mẹ học sinh, từđó tạo động lực nâng cao trách nhiệm, lòng nhiệt tình, tính chủ động trong việc tham gia vào các hoạt động QLTC nhà trường nhằm hướng tới thực hiện đúng tư tưởng chủđạo của phương thức quản lý trao quyền tự chủ tới các cơ sở giáo dục hay hay nói cách khác là quản lý nhà trường theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
3.3.1.3. Nội dung của biện pháp
Trong bất kì sựđổi mới nào, nếu muốn thành công thì trước tiên cần phải bắt đầu từ yếu tố con người, mà cụ thể từ tư duy, nhận thức của những người trong cuộc về vấn đề đang xem xét. Nói cách khác để thực hiện đổi mới thành công, điều kiện tiên quyết là phải đổi mới tư duy, nhận thức. Mặt khác, khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến QLTC cho thấy, yếu tố nhận thức của con người và sự tuân thủ các quy chế/quy định QLTC có tác động, ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của QLTC nhà trường theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Vì vậy, đểđổi mới QLTC theo định hướng trao quyền tự chủ cho các nhà trường, trước hết cần tổ chức quán triệt cho CBQL, giáo viên, cha mẹ học sinh, cộng đồng và các đối tượng có liên quan khác về vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với công tác QLTC nhà trường, với những nội dung sau đây:
- Phổ biến và giới thiệu tới các cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh của nhà trường về quyền hạn và nghĩa vụ của nhà trường khi thực hiện phương thức quản lý trao quyền tự chủ cho các nhà trường THPT công lập đã và đang được nhà nước triển khai áp dụng trong các cơ sở giáo dục công. Cụ thể là: (i) Quyền tự chủ của nhà trường trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính được NSNN phân bổ, quyền được huy động, kêu gọi sự đóng góp hay hợp tác về mặt tài chính của nhà trường đối với cộng đồng nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục mà nhà trường được nhà nước và xã hội giao phó; (ii) Tự chịu trách nhiệm của nhà trường đối với các cơ quan quản lý cấp trên, cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh của nhà trường về quá trình sử dụng và kết quả sử dụng các nguồn lực tài chính mà nhà trường đã huy động được và (iii) các hình thức và phương pháp mà nhà trường sẽ sử dụng để thực
hiện nghĩa vụ công khai tài chính nhằm đảm bảo tính dân chủ và minh bạch trong công tác quản lý.
- Phổ biến và quán triệt tới tới các cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh của nhà trường và cộng đồng xã hội về quyền hạn và nghĩa vụ của từng đối tượng nêu trên về các vấn đề cơ bản sau: (i ) Các quy định của pháp luật về quyền hạn của họ đối với công tác quản lý tài chính nhà trường THPT công lập theo yêu cầu của đổi mới công tác quản lý giáo dục như: quyền được yêu cầu cung cấp và tiếp cận các thông tin về quản lý nhà trường nói chung, quản lý tài chính nhà trường nói riêng; quyền được kiểm soát, giám sát và đưa ra các ý kiến về công tác quản lý tài chính của nhà trường; (ii) Trách nhiệm, nghĩa vụ của các đối tượng nêu trên đối với công tác quản lý nhà trường nói chung, công tác quản lý tài chính nhà trường nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh đối mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Viêt Nam hiện nay.
3.3.1.4. Cách thực hiện biện pháp
- Thực hiện phổ biến, tuyên truyền qua các hội thảo khoa học, hội nghị tổng kết về công tác quản lý nhà trường, các cuộc họp cha mẹ học sinh vào mỗi đầu năm học tại các lớp và toàn trường.
- Thực hiện phổ biến, tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân đối với công tác quản lý nhà nước, với giáo dục qua các kênh phổ biến kiến thức pháp luật của nhà nước bằng các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổ chức các chương trình bồi dưỡng kiến thức về quả lý nói chung, quản lý tài chính theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm nói riêng.
3.3.1.5. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Sở Giáo dục và Đào tạo kết hợp với Ủy ban nhân dân ban hành các quy định cụ thể về việc yêu cầu các trường quán triệt và phổ biến các quy định của nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục nói chung, các trường THPT công lập nói riêng trong việc quản lý và sử dụng NSNN cũng như việc huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính từ nguồn ngoài NSNN đến các đối tượng trực tiếp và gián tiếp thụ hưởng kết quả hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Sở Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung về phổ biến và bồi dưỡng kiến thức về QLTC vào thành môt trong những yêu cầu bắt buộc các trường phải tiến hành phổ biến đến cán bộ, giáo viên và cha mẹ học sinh vào đầu mỗi năm học. Đối với các cán bộ làm công tác quản lý và các thành phần tham gia vào công tác quản lý cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường kỳ.