Các biện pháp QLTC trường THPT công lập theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm gồm năm biện pháp có quan hệ biện chứng với nhau, tạo thành một chỉnh thể.
Để thực hiện thành công một sự đổi mới, điều kiện cần và cũng là tiền đề thực hiện cho một sựđổi mới là đổi mới về nhận thức. Nói cách khác, công việc đầu tiên của một quá trình đổi mới là công tác tư tưởng. Những chủ thể quản lý, những người tham gia thực hiện đổi mới, những người chịu ảnh hưởng, tác động của sự đổi mới phải nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung, cách thức đổi mới. Tư tưởng thông suốt, nhận thức rõ ràng là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sựđổi mới thành công. Vì vậy, biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức về quản lý tài chính theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các đối tượng có liên quan” là biện pháp tiền đề, là biện pháp có ý nghĩa như là “điều kiện cần” để thực hiện tốt hệ biện pháp đã đề xuất.
Quán triệt và thấu hiểu được các quy định, nội dung, xu thếđổi mới QLGD nói chung, đổi mới QLTC theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm nói riêng sẽ tạo ra những tác động mang tính tích cực có thể tác động trực tiếp vào quá trình thực hiện đổi mới công tác QLTC qua đó tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới kết quả của hoạt động tài chính của các nhà trường THPT công lập. Do vậy, thực hiện biện pháp hai “Hoàn thiện công cụ quản lý hướng đến tăng quyền chủ động thực sự cho các chủ thể quản lý (hoàn thiện các văn bản pháp quy và quy chế
chi tiêu nội bộ)” là điều kiện đủđểđổi mới công tác quản lý tài chính nhà trường theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm mà điểm mấu chốt của phương thức quản lý này chính là sự tham gia của các đối tượng có liên quan vào công tác quản lý tài chính nhà trường; Để biện pháp hai đạt được kết quả như mục tiêu đề ra thì cần thiết phải có biện pháp giám sát việc sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả và đúng mục tiêu thì nhất thiết phải triển khai biện pháp ba là “Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý tài chính nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lý và các đối tượng có liên quan ” và để tiếp tục phát huy tính dân chủ trong quản lý hướng đến làm tăng sự
hài lòng và tin tưởng của người dân đối giáo dục nước nhà nói chung, các nhà trường nói riêng thì triển khai thực hiện tốt biện pháp bốn với tiêu đề “Phát huy vai trò định hướng, giám sát của Hội đồng trường trong quản lý tài chính” là một yếu tố không thể thiếu. Biện pháp cuối cùng mà luận án đề xuất là “Hiệu trưởng thực hiện đầy đủ
nhiệm vụ tự chịu trách nhiệm đối với cơ quan quản lý, cộng đồng xã hội và các đối tượng có liên quan” chính là để nhà trường thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của các nhà trường THPT công lập.
Mặt khác, ngoài mối liên hệ giữa “mục tiêu - nội dung - cách thức thực hiện” trong hệ biện pháp, các biện pháp còn có mối liên hệ “chức năng” trong lý luận quản lý. Đồng thời, theo cách tiếp cận chức năng quản lý, có thể coi biện pháp một, hai thuộc chức năng lập kế hoạch và tổ chức, biện pháp ba là chức năng chỉ đạo; và biện pháp bốn, năm thuộc chức năng kiểm tra, giám sát trong QLTC theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
Quan hệ biện chứng giữa các biện pháp thể hiện tính hệ thống và nhất quán trong việc thực hiện việc đổi mới căn bản, toàn diện công tác QLTC trong nhà trường THPT công lập theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm.