Nhà trường tự chủ theo mô hình quản lý dựa vào nhà trường và hướng

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 39)

chu trách nhim)

Nghiên cứu mô hình quản lý dựa vào nhà trường của các nước trên thế giới giúp cho Việt Nam có được những bài học kinh nghiệm quí giá để có thể tận dụng được những thành tựu và tránh được những bước đi không cần thiết. Qua một số nghiên cứu nêu trên chúng ta nhận thấy, khái niệm quản lý dựa vào nhà trường mang tính phổ quát quốc tế, trong đó có Việt Nam.

Tại Việt Nam hiện nay, nội dung quản lý dựa vào nhà trường được thực hiện thông qua quá trình phân cấp quản lý giáo dục. Luật giáo dục - Điều 14 đã nêu: Nhà

nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục. [44]

Quá trình phân cấp QLGD được tiến hành thử nghiệm lần đầu tiên từ năm 1993 và bắt đầu trong lĩnh vực quản lý tài chính, khi Bộ GD và ĐT tiến hành dự án thử nghiệm phân cấp quản lý tài chính ở 5 tỉnh. Sở GD và ĐT của 5 tỉnh này có quyền phân bổ kinh phí và lập dự toán ngân sách dựa trên nhu cầu giáo dục của tỉnh mình. Nguồn ngân sách đáp ứng cho kế hoạch dựa trên nguồn phân bổ của TW và ngân sách của địa phương. Trong giai đoạn tiếp theo, mô hình này đã được nhân rộng ra cho 10 tỉnh. Đến năm 2006 với sự ra đời của Nghị định 43/NĐ-CP, đã diễn ra sự phân cấp mạnh mẽ cho các nhà trường: Quyền tự chủ nhân sự, chương trình, ngân sách, chỉ tiêu tuyển sinh, loại hình, chất lượng đào tạo,... và cơ chế quản lý này được áp dụng với các đơn vị sự nghiệp giáo dục dưới hình thức định hướng trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụđược giao.

Qun lý nhà trường theo hướng tăng quyn t ch và t chu trách nhim: hình thức quản lý này cho các ĐVSN công trong lĩnh vực giáo dục chính là hướng tới việc tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng để từng cơ sở giáo dục tự quyết định tương lai, tự lựa chọn ưu tiên phát triển và chịu trách nhiệm đối với phần công việc của mình mà không bị “cản trở” ít nhất là từ nhà nước, nhà kinh doanh hay một số các đối tượng có liên quan. Điều này đặt ra một số yêu cầu sau đây: (i) Một số thẩm quyền quản lý không thuộc chức năng quản lý vĩ mô sẽ dần được chuyển giao; (ii) Xác định và thể chế hoá vai trò, chức năng các cấp quản lý; (iii) Thực hiện tốt công tác giám sát; (iv) Mở rộng dân chủở cấp cơ sở (cấp nhà trường)

Để quản lý tốt trường THPT học theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm, hiệu trưởng phải thực hiện các hoạt động quản lý trên nền tảng của sự tham gia, chia sẻ quyền lực, lòng tin, sự trao đổi ý kiến và cam kết. Thực hiện công tác quản lý nhà trường, người hiệu trưởng có trách nhiệm giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu được mối liên hệ giữa chương trình, trường sở, tài chính và các vấn đề

khác với hoạt động dạy học và giáo dục trên cơ sở sự hoạch định các hoạt động và ra các quyết định quản lý phù hợp.

Với những nội dung đã trình bày ở trên, có thể khẳng định QLNN về GD theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục ở Việt Nam hiện nay là phương thức quản lý dựa trên mô hình quản lý dựa vào nhà trường.

Quản lý nhà trường theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm là nhằm hướng tới tăng cường sự giám sát của nhà nước và xã hội đối với các hoạt động của cơ sở giáo dục công lập và điều này được xem nhưcơ chế phối hợp, nhằm tạo ra môi trường, khả năng và cơ hội hành động chủđộng có trách nhiệm một cách bình đẳng cho các nhà trường THPT công lập vì mục tiêu phát triển chung của nhà nước, nhà trường và xã hội. Trong luận án này thuật ngữ“quản lý theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm” được hiểu là quyền được quyết định, định hướng, hướng dẫn và kiểm soát việc phân bổ các nguồn lực của nhà trường dưới sự dẫn dắt (hay tuân thủ) của các mục tiêu, các chuẩn và và các chính sách của chính phủ trung ương và chính quyền địa phương và chịu trách nhiệm với xã hội về các quyết định trong việc phân bổ sử dụng các nguồn lực.

Nội dung của việc phân cấp quản lý các cơ sở giáo dục công lập nói chung, nhà trường THPT công lập nói riêng thực chất là việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục công lập trong các lĩnh vực cơ bản sau:

Quyn t ch, t chu trách nhim v thc hin nhim v: Trường THPT công lập được thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động, gồm: (i) Đối với nhiệm vụ nhà nước giao hoặc đặt hàng: đơn vị được chủđộng quyết định các biện pháp thực hiện để đảm bảo chất lượng, tiến độ; (ii) Đối với các hoạt động khác: đơn vị được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về những công việc sau: Tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị và đúng với quy định của pháp luật; Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật.

Quyn t ch, t chu trách nhim v t chc b máy, biên chế và nhân s: (i) Về tổ chức bộ máy: được thành lập các tổ chức sự nghiệp trực thuộc để hoạt

động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụđược giao; (ii) Về biên chế: Đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động, được tự quyết định biên chế. Đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nhu cầu công việc thực tế, định mức chỉ tiêu biên chế và khả năng tài chính của đơn vị, thủ trưởng đơn vị xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm gửi cơ quan chủ quản trực tiếp để tổng hợp, giải quyết theo thẩm quyền, đồng thời thủ trưởng đơn vị được quyết định ký hợp đồng thuê, khoán công việc đối với những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên; ký hợp đồng và các hình thức hợp tác khác với chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước để đáp ứng yêu cầu chuyên môn của đơn vị. (iii) Về

quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức: Quyết định việc tuyển dụng cán bộ, viên chức theo hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển; ký hợp đồng làm việc với những người đã được tuyển dụng, trên cơ sở bảo đảm đủ tiêu chuẩn của ngạch cần tuyển và phù hợp với cơ cấu chức vụ chuyên môn theo quy định của pháp luật; sắp xếp, bố trí và sử dụng cán bộ, viên chức phải phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với ngạch viên chức và quy định của nhà nước về trách nhiệm thi hành nhiệm vụ, công vụ; quyết định việc điều động, biệt phái, nghỉ hưu, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, viên chức thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật; quyết định việc nâng bậc lương đúng thời hạn, trước thời hạn trong cùng ngạch và tiếp nhận, chuyển ngạch các chức danh tương đương chuyên viên chính trở xuống theo điều kiện và tiêu chuẩn do pháp luật quy định.

Quyn t ch, t chu trách nhim v tài chính: (i)Tự chủ về các khoản thu, mức thu:Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định; Đối với những hoạt động dịch vụ đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể

theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ; (ii) Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên Hiệu trưởng nhà trường được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật; (iii) Tiền lương, tiền công và thu nhập được trả cho người lao động theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định; đồng thời, hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau: trả thu nhập tăng thêm cho người lao động; trích lập các quỹ: quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Việc trả thu nhập tăng thêm và sử dụng quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Cùng với việc được giao các quyền tự chủ như trên, người đứng đầu các cơ sở giáo dục công lập nói chung, Hiệu trưởng nhà trường THPT công lập phải thực hiện tự chịu trách nhiệm sau:

Trách nhim ca Hiu trưởng trường THPT công lp: (i) Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình trong việc thực hiện quyền tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của đơn vị; (ii) Tổ chức thực hiện nghĩa vụđối với Nhà nước, chính sách ưu đãi đối với các đối tượng chính sách; (iii) Xây dựng phương án thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định; (iv) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; (v) Tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật; đảm bảo các chếđộ, quyền lợi về tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn đối với người lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật; (vi) Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê, quản lý tài sản theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện các quy định về chế độ thông tin, báo cáo của đơn vị theo quy định hiện hành; (vii) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, quy chế công khai tài chính theo quy định hiện

hành; (viii) Có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện để các tổ chức Đảng, đoàn thể tham gia giám sát, quản lý mọi mặt hoạt động của đơn vị.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)