Định hướng đổi mới quản lý giáo dục 116

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 128)

Nhưđã phân tích ở chương 1, định hướng đổi mới giáo dục phổ thông là đổi mới căn bản, và toàn diện nền giáo dục, trong đó đặc biệt chú trọng tới quản lý nhà nước về giáo dục và công tác quản lý nhà trường. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”.

Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo 2011-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 13 tháng 6 năm 2012 đã đặc biệt nhấn mạnh tới công tác đổi mới quản lý giáo dục: thực hiện đồng bộ phân cấp quản lý, hoàn thiện và triển khai cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong quản lý nhà nước về giáo dục theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền gắn với trách nhiệm và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đi đôi với hoàn thiện cơ chế công khai, minh bạch, đảm bảo sự giám sát của cơ quan nhà nước, của các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân. [20]

Đổi mới căn bản và toàn diện không có nghĩa là làm lại tất cả, mà cần vừa kế thừa, củng cố, phát huy các thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có

chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới, đồng thời kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc; đổi mới có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình phù hợp với thực tế đất nước, địa phương. Những hạn chế, thách thức của giáo dục phải được nhận thức sâu sắc, có biện pháp hữu hiệu và lộ trình khắc phục, vượt qua để đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới. Đó chính là những điều cần thực hiện trong công cuộc tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục; nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội. Các cơ sở giáo dục, đào tạo được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính, tài sản để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đổi mới quản trị của cơ sở giáo dục, đào tạo theo hướng phát huy dân chủ, tính sáng tạo. Thực hiện cơ chế tự chủ, chịu trách nhiệm giải trình, công khai, chịu sự giám sát của các chủ thể nhà trường, của Nhà nước và của xã hội, chịu trách nhiệm báo cáo, giải trình trước các hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý các cấp.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)