Biện pháp 3: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về khoa học quản lý và quản lý tà

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 136)

3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Cùng với việc trao quyền tự chủ cho các trường học, các nguồn tài chính trong các nhà trường ngày càng đa dạng, đặc biệt với quá trình đẩy nhanh việc xã hội hóa trong giáo dục tại Việt Nam hiện nay, các cơ quan quản lý và các nhà tài trợ đã và đang dần tách rời khỏi vai trò trực tiếp quản lý nhà trường. Thực hiện quản lý tài chính nhà trường theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm, Hiệu trưởng và đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường có trách nhiệm chủ đạo trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách, quản lý nguồn lực tài chính và thực hiện trách nhiệm xã hội . Do vậy, quản lý tài chính như thế nào, hiệu quả hoạt động ra sao chịu sự tác động rất lớn bởi quan điểm và trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý. Chính vì vậy việc đào tạo và bồi

dưỡng kiến thức cho đội ngũ này là một công cụ tối ưu để các nguồn vốn đầu tư được thực hiện đúng mục đích và có hiệu quả.

3.3.3.2. Ý nghĩa của biện pháp

Một thực trạng khá phổ biến hiện nay là đội ngũ cán bộ quản lý tài chính của các nhà trường quản hầu như không được đào tạo và bồi dưỡng một cách bài bản về các kiến thức quản lý nói chung và kiến thức quản lý tài chính nói riêng ( theo số liệu đã khảo sát tại chương 2). Hiệu trưởng - chủ tài khoản nhà trường - được bổ nhiệm chủ yếu do có năng lực chuyên môn về dạy học và giáo dục, sau khi được bổ nhiệm đội ngũ này mới được tham gia một số khóa bồi dưỡng về quản lý nhà trường, nhưng cũng chỉ chủ yếu là quản lý về chuyên dạy học và giáo dục, vì vậy cần thiết phải có một chương trình đào tạo và bồi dưỡng về nguyên lý quản lý các tổ chức công nói chung và quản lý tài chính công nói riêng cho đội ngũ này nhằm:

(i) Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong việc quản lý nhà trường nói chung các nguồn lực tài chính nói riêng (sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch,...); (ii) Đảm bảo tính logic của quá trình quản lý nhân sự; (iii) Đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra;(v) Bảo vệ quyền lợi của nhà nước, người học và gây dựng lòng tin đối với họ. Hoàn thiện kiến thức và kỹ năng quản lý cho đội ngũ này có vai trò kép trong việc hỗ trợ các nhu cầu quản lý trong nội bộ nhà trường và đáp ứng yêu cầu của các cơ quan chủ quản và các nhà tài trợ.

3.3.3.3 Nội dung biện pháp

Trong điều kiện đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, thì công tác đào tạo, bồi dưỡng cần phải được tăng cường. Nhằm phát huy vai trò nội lực của các chủ thể quản lý nhà trường và xã hội, cần tăng cường kiến thức và kỹ năng quản lý bằng việc xây dựng các chương trình đào tạo bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn.

3.3.3.4 Cách thực hiện biện pháp

- Tiến hành điều tra thực trạng và lấy ý kiến của các chủ thể quản lý tài chính nhà trường về nhu cầu kiến thức quản lý và quản lý tài chính của các đối tượng này.

- Xây dựng khung kiến thức cơ bản cần bồi dưỡng dựa trên nhu cầu đã điều tra và yêu cầu cần có của một nhà quản lý công, đặc biệt là quản lý tài chính công.

- Xây dựng kê hoạch bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn dựa trên nhu cầu thực tế của chủ thể quản lý tài chính nhà trường và yêu cầu về năng lực quản lý của quan chủ quản (chuẩn hiệu trưởng) và cộng đồng đối với đội ngũ cán bộ quản lý.

3.3.3.5 Điều kiện thực hiện

Để có thể triển khai được biện pháp này cần có một sốđiều kiện sau:

- Xây dựng một môi trường văn hóa chú trọng đến sự liêm chính, đạo đức nghề nghiệp cùng với những quy định rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi;

-Xác định rõ các tiêu chí đánh giá về năng lực quản lý và điều hành một tổ chức công, từđó chỉ rõ bất kỳ thành viên nào tham gia vào công tác quản lý tài chính nhà trường cũng phải đáp ứng các tiêu chí về kiến thức và kỹ năng quản lý đã được cơ quan quản lý xác định.

- Sở Giáo dục và Đào tạo ưu tiên bố trí kinh phí đào tạo bồi dưỡng hằng năm cho đội ngũ cán bộ mới được bổ nhiệm và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)