quản lý tài chính nhà trường)
Xử lý số liệu điều tra về nội dung tổ chức bộ máy QLTC nhà trường theo hướng mở, nghiên cứu tiến hành sắp xếp số liệu điều tra theo hướng tách từng đối tượng tham gia và mức độ tham gia của các đối tượng này vào một số công đoạn hay nghiệp vụ chủ yếu trong hoạt động QLTC để có thể phân tích và đưa ra những nhận xét có tính chất định lượng và định tính cho vấn đề như dưới đây:
-Sự tham gia của các đối tượng có liên quan vào công tác lập KHTC và dự toán ngân sách, khâu quan trọng trong hoạt động QLTC của một nhà trường tự chủ. Sự tham gia của các đối tượng có liên quan vào công tác quản lý điều hành các nguồn lực tài chính (quản lý, giám sát quá trình thu, chi tài chính).
-Với việc khảo sát sự tham gia của các đối tượng có liên quan tham gia vào hai khâu cơ bản của một chu trình ngân sách mà một trường tự chủ phải thực hiện như trên giúp chúng tôi phân tích và đưa ra các nhận xét có tính xác thực cao về vấn đềđược đề cập, đó là: chính các chủ thể quản lý tài chính xác thực mức độ tham gia của các đối tượng có liên quan vào các khâu hay các công đoạn khác nhau của một chu trình QLTC trong nhà trường, từ đó có thể giúp chúng ta đưa ra các nhận xét hay đánh giá về quá trình thực hiện các quy định của nhà nước, các cơ quan chủ quản về vấn đề thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức và công dân trong việc thực hiện trách nhiệm giám sát đối với các hoạt động QLTC của các trường THPT công lập sử dụng các nguồn tài chính từ NSNN và có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Số liệu điều tra thu được như sau:
Bảng số 2.9: Thực trạng sự tham gia của các tổ chức đoàn thể vào công tác lập kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách
TT Đối tượng
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
SL % SL % SL % 1 Hội đồng trường 65 40.6 57 35.6 38 23.8 2 Đại diện hội CMHS 16 10 33 20.6 111 69.4 3 Đại diện các tổ chuyên môn 50 31.2 58 36.2 52 32.5 4 Công đoàn và các tổ chức xã hội khác trong nhà trường 84 52.5 48 30 28 17.5
Bảng số 2.10: Thực trạng sự tham gia của các tổ chức đoàn thể vào công tác quản lý điều hành (quản lý thu – chi) các nguồn lực tài chính.
TT Đối tượng Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
SL % SL % SL % 1 Hội đồng trường 65 40.6 47 29.4 48 30 2 Đại diện hội CMHS 24 15 38 23.8 98 61.2 3 Đại diện các tổ chuyên môn 34 21.2 38 23.8 88 55 4 Công đoàn và các tổ chức xã hội khác trong nhà trường 72 45 45 28.1 43 26.9 Với số liệu tại bảng số 2.9 và 2.10, nghiên cứu tiến hành so sánh mức độ tham gia của một trong các tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt trong việc định hướng và giám sát các hoạt động tài chính trong nhà trường, kết quả thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ số 2.6: Hội đồng trường tham gia vào hoạt động của bộ máy QLTC nhà trường
Với số liệu được thể hiện tại biểu đồ số 2.6, có thể thấy rằng chỉ 40,6% Hội đồng trường tại các cơ sở giáo dục được điều tra thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ của mình trong hoạt động QLTC nhà trường, số không bao giờ tham gia vào các hoạt động QLTC chiếm tỷ lệ khá lớn. Điều này thực sự là một lỗ hổng lớn, cần có sự quan tâm và điểu chỉnh kịp thời vì theo pháp luật và cả trên thực tiễn, vai trò chỉ đạo và giám sát của Hội đồng trường ở các trường công là vô cùng lớn và đặc biệt quan trọng tại các trường hoạt động theo đinh hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Bởi thiết chế tổ chức Hội đồng trường được xem như một đảm bảo cho sự quản lý tự quản của một trường. Nói cách khác, Hội đồng trường là điều kiện cần có để một trường thực hiện quyền tự chủ và cân bằng, tự chịu trách nhiệm một cách khách quan. Hội đồng trường với tư cách là đại diện “chủ sở hữu cộng đồng” sẽ giúp quản lý và giải trình việc đạt được các mục tiêu đồng thời hạn chế nguy cơ bóp méo sự lựa chọn đối với tổ chức có “giá trị kinh tế - xã hội” cao như nhà trường (Phạm Phụ, 2004) [52]. Các thành viên đại diện cho các tổ chức bên ngoài Ban giám hiệu nhà trường tham gia hội đồng trường giúp trường hiểu được các nhóm lợi ích nhiều hơn và thể hiện trách nhiệm tốt hơn. Các quyết định quan trọng có nhiều chủ thể tham gia ít nhiều cũng sẽ tốt hơn. Mặc dù Hội đồng trường là tổ chức quản trị nhà trường nhưng trách nhiệm của nó lại hướng rộng ra bên ngoài nhà trường, điều ít khi được nhận thức đầy đủ.
Đối tượng thứ hai, có vai trò quan trọng không kém các thành viên của Hội đồng trường đó là vai trò của người dân tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động của nhà trường nói chung và hoạt động tài chính nói riêng tại các trường THPT công lập đó chính là đại diện của ban đại diện CMHS nhà trường. Sự tham gia của đối tượng này tới công tác QLTC nhà trường cũng được khảo sát tương tự như đối với Hội đồng trường như đã được thể hiện bằng số liệu trên các bảng số 2.9 và 2.10. Để có thể nhìn rõ hơn vấn đề chúng tôi thể hiện sự tham gia của nhóm đối tượng này bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ số 2.7: Đại diện Hội CMHS trường tham gia vào hoạt động QLTC nhà trường
Biểu đồ này chỉ ra một sự thực đáng lưu tâm trong thực trạng QLTC tại các nhà trường THPT công lập hoạt động theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm hiện nay đó là vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh. Đây là đối tượng chính được hưởng lợi từ kết quả hoạt động của các trường đồng thời là đối tượng có thể thực hiện tốt nhất vai trò giám sát các hoạt động tài chính của nhà trường và lại là đối tượng chủ yếu để nhà trường thực hiện trách nhiệm báo cáo và giải trình kết quả hoạt động nhưng lại có vị trí và vai trò khá mờ nhạt trong các hoạt động tài chính chủ yếu; từ đó có thể nhận thấy trong tổ chức bộ máy QLTC tại các trường công lập hiện nay nhóm đối tượng này chỉ hoạt động mang tính hình thức chưa có được vị trí, vai trò mà thực sự nó phải đảm nhiệm trong cơ chế quản lý tài chính theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các trường như đã phân tích ở chương 1.
Dựa trên các phân tích từ kết khảo sát số liệu thu được, nghiên cứu nhận định thực trạng trên tồn tại có thể là do một số các yếu tố sau: (i) Các đối tượng được quyền tham gia vào công tác QLTC nhà trường nêu trên chưa có được các hiểu biết đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình đối với các cơ sở giáo dục công lập hoạt động theo định hướng tăng
quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm; (ii) Bản thân đội ngũ Hiệu trưởng, phụ trách kế toán của các nhà trường THPT công lập cũng chư có ý thức rõ ràng về việc cần có các sự tham gia của các đối tượng nêu trên vào công tác quản lý tài chính nhà trường và lợi ích to lớn mà họ mang lại cho nhà trường khi các đối tượng này tham gia vào công tác QLTC.