Biện pháp 5: Hiệu trưởng thực hiện đầy đủ nhiệm vụ tự chịu trách nhiệm

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 141)

đối vi các cơ quan qun lý, cng đồng xã hi và các đối tượng liên quan

3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Ngày nay, thể chế hiện đại đòi hỏi cơ chế trao quyền và giám sát phải đi liền với cơ chế tự chịu trách nhiệm. Theo đó, đại diện cơ quan được nhà nước trao quyền quản lý phải chịu trách nhiệm trước xã hội và trước cơ quan giám sát Nhà nước về việc thực thi quyền lực và trách nhiệm của mình. Vì vậy, các cơ sở giáo dục công lập mà đại diện là Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý, cộng đồng và xã hội về việc thực hiện quyền tự chủ của mình.

Mục tiêu tối hậu của việc thực hiện tự chịu trách nhiệm là bảo đảm rằng nhà trường đã và đang duy trì những nguyên tắc đạo đức cơ bản trong việc thực thi công việc của mình. Đó là những nguyên tắc được đặt ra nhằm bảo vệ lợi ích công, bảo vệ nguồn lực công được sử dụng đúng mục đích, đảm bảo nhà trường thực hiện đúng những gì đã hứa hẹn với người học và xã hội.

3.3.5.2. Ý nghĩa của biện pháp

Trên bình diện hẹp, việc tự chịu trách nhiệm của cán bộ, công chức và người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức, đơn vị lại có ý nghĩa trực tiếp hơn đối với công tác PCTN. Tự chịu trách nhiệm của cán bộ, công chức và người có thẩm quyền thường được phân thành hai loại là: chịu trách nhiệm trong hệ thống (tập trung vào giải trình việc tuân thủ các nguyên tắc, quy định và kiểm soát từ trên xuống - giải trình hướng lên trên) và chịu trách nhiệm ra bên ngoài (tập trung vào giải trình đối với kết quả hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ, công vụ trước nhân

dân). Dù tự chịu trách nhiệm trong hệ thống hay giải trình ra bên ngoài thì việc tự chịu trách nhiệm cũng thường gắn với những vụ việc cụ thể liên quan đến trách nhiệm công vụ đã và đang được thực hiện. Do đó, tự chịu trách nhiệm trong những trường hợp này rất có ý nghĩa cho việc ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì động cơ vụ lợi.

3.3.5.3 Nội dung biện pháp

Tự chịu trách nhiệmtrong khuôn khổ của biện pháp này được hiểu là trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường THPT công lập phải cung cấp thông tin và làm rõ trách nhiệm về các quyết định và hành vi của mình trong các hoạt động tài chính để người dân và các cơ quan giám sát có thể hiểu và đánh giá.

Xét về phương diện luật thực định ở Việt Nam hiện nay thì dường như khái niệm tự chịu trách nhiệm chủ yếu bao gồm nội dung trách nhiệm giải thích việc thực thi nhiệm vụ, công vụ hay những vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý của mình khi được yêu cầu. Biện pháp đề xuất này đề cập tới hai nội dung chủ yếu sau:

- Nhà trường THPT công lập chủ động cung cấp các thông tin về quản lý tài chính, chủđộng công khai nội dung hoạt động tài chính của nhà trường cho các đối tượng, các chủ thể có liên quan.

- Nhà trường THPT công lập phải luôn sẵn sàng đối thoại và cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác theo yêu cầu của chủ thể có liên quan đúng như quy đinh của Điều 32a Luật phòng chống tham nhũng: khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải giải trình về quyết định hành vi của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, lợi ích hợp pháp bị tác động trưc tiếp bởi quyết định hành vi đó.

3.3.5.4. Cách thực hiện biện pháp

- Vào mỗi đầu năm học, nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung và hình thức công khai tài chính cho từng đối tượng có liên quan dựa trên nhu cầu về loại thông tin mà đối tượng cần, trình độ nhận thức chung của nhóm đối tượng; và điều kiện thực hiện của từng nhà trường. Ví dụ đối với đối tượng là cha mẹ học sinh, nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện thông báo công khai tài chính vào các

thời điểm như: đầu năm học mới, khi thực hiện tổng kết học kỳ một và cuối năm học, đây chính là các thời điểm cha mẹ học sinh luôn có mối quan tâm lớn đến các vấn đề về tài chính nhà trường; Về nội dung công khai: công khai việc sử dụng các nguồn vốn trong và ngoài ngân sách không những theo biểu mẫu của cơ quan quản lý quy định mà còn có thể công khai theo một cách đễ hiểu hơn cho đại bộ phận đối tượng được công khai đó là theo từng đầu mục công việc cụ thể, từng khoản thu chi cụ thể và kết quả đạt được khi sử dụng các nguồn tài chính này là gì…; Về hình thức công khai, không chỉ lựa chọn một trong bảy hình thức như quy định (công bố tại cuộc họp của nhà trường; niêm yết tại trụ sở làm việc; thông báo bằng văn bản đến các bên có liên quan; phát hành ấn phẩm; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; đưa lên trang thông tin điện tử., công khai khi có yêu cầu) mà tùy từng đối tượng và điều kiện cụ thể có thể lựa chọn nhiều hơn một hình thức để có thể giúp đối tượng này có cơ hội nhiều hơn để tiếp cận các nguồn thông tin mà họ quan tâm.

- Mở rộng dân chủ cơ sở và tạo cơ chế cho người dân được chất vấn Ban giám hiệu nhà trường, Hiệu trưởng nhà trường về các khoản chi tiêu từ các nguồn vốn trong và ngoài ngân sách. Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng trong công tác giám sát quản lý ngân sách tại nhà trường.

3.3.5.5 Điều kiện thực hiện

- Tổ chức quán triệt nội dung Luật phòng chống tham nhũng cho các nhà quản lý, nêu rõ tự chịu trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và cần xác định việc giải trình của cán bộ, công chức, người có thẩm quyền trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ là nhằm tháo gỡ những băn khoăn, vướng mắc của người dân, nhằm cung cấp thông tin, bằng chứng để chứng minh tính đúng đắn trong hoạt động quản lý.

Sở GD và ĐT cần xây dựng những quy định cụ thể về việc thực hiện tự chịu trách nhiệm đối với Hiệu trưởng nhà trường THPT công lập (công chức, người có thẩm quyền quản lý, đặc biệt là các thành viên tham gia hệ thống QLTC) mà việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ liên quan trực tiếp đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tự chịu trách nhiệm sẽ phát sinh trên cơ sở yêu cầu chính đáng của công dân hoặc các cơ quan thông tin đại chúng.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)