Nhóm các nhân tố chủ quan 57

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 69)

Một là, trình độ quản lý của lãnh đạo các nhà trường THPT công lập. Trình độ quản lý của lãnh đạo đơn vị mà cụ thể là hiệu trưởng trường THPT công lập tác động rất lớn tới cơ chế quản lý tài chính tại đơn vị đó. Hiệu trưởng nhà trường là người có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển chung của nhà

trường và điều đó có ảnh hưởng to lớn và có tính chất quyết định tới việc xây dựng kế hoạch tài chính của đơn vị cũng như việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ một trong nhưng công cụ hữu hiệu để quản lý tài chính nhà trường theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Do vậy, quản lý tài chính như thế nào, hiệu quả hoạt động ra sao cũng bị tác động rất lớn bởi quan điểm và trình độ quản lý của lãnh đạo đơn vị. Nhận thức của người đứng đầu nhà trường về quản lý tài chính sẽ tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động của trường.

Hai là, chiến lược phát triển của nhà trường nói chung, kế hoạch tài chính dài hạn của nhà trường nói riêng. Chiến lược phát triển của mỗi trường khác nhau sẽ tác động đến phương cách quản lý tài chính thời điểm hiện tại, chi phối đến việc quản lý chi và thực hiện các khoản thu khác nhau. Cần vạch rõ chiến lược phát triển trong dài hạn để đưa ra kế hoạch tài chính đạt hiệu quả cao hơn. Theo đuổi những mục tiêu, chiến lược khác nhau, mỗi trường sẽ có kế hoạch quản lý tài chính khác nhau. Quy mô mỗi nhà trường THPT công lập cũng ảnh hưởng tới các quan hệ tài chính khác nhau trong đơn vị như việc xác định hình thức và phương pháp huy động các nguồn tài chính cho giáo dục và hay việc phân phối chênh lệch thu chi hàng năm của trường. Đối với các đơn vị công lập, quy mô lớn hay nhỏ sẽ ảnh hưởng tới mức chi tiêu của đơn vị và mức thu từ NSNN cấp. Chính vì vậy, khi có sự thay đổi của quy mô hoạt động và mô hình tổ chức thì đơn vị cũng cần có sự điều chỉnh cơ chế quản lý tài chính cho phù hợp.

Ba là, tổ chức bộ máy quản lý tài chính trường THPT công lập. Quản lý tài chính bị ảnh hưởng khá lớn từ bộ máy quản lý các trường THPT công lập. Các quy định, quy chế tài chính nội bộ trong một các trường THPT công lập liên quan tới tất cả các bộ phận của bộ máy quản lý. Các bộ phận này hoạt động tương tác với nhau để cùng thực hiện chức năng quản lý, trong đó có quản lý tài chính. Bộ phận tài chính của một cơ sở giáo dục thường quản lý hầu hết hoạt động thu chi, tuy nhiên, việc quản lý như thế nào nhiều khi lại do bộ phận khác đảm nhiệm. Ngoài ra, các chính sách về thu chi trong nội bộđơn vị không chỉ do bộ phận tài chính quyết định. Các bộ phận khác trong bộ máy quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát, giám sát và tư cấn

cho lãnh đạo đơn vị ra các quyết sách thích hợp. Sự yếu kém của một bộ phận sẽảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả thực hiện cơ chế quản lý tài chính của các bộ phận khác.

Nhìn chung, QLNN về GD theo hướng trao quyền tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục nói chung các trường THPT công lập nói riêng là tạo ra môi trường thuận lợi và bình đẳng cho các cơ sở giáo dục chủ động phát huy vai trò và tự chịu trách nhiệm của mình. Nó không chỉ nhằm tạo ra không gian hành động chủ động giúp các trường ứng phó với những thay đổi mà còn thúc đẩy các trường đa dạng hóa các hoạt động và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực tài chính mà nhà trường có thể huy động được. Phương thức quản lý nhà nước theo đinh hướng tự chủ cũng giúp tạo động lực phát triển cho các nhà trường phù hợp nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước đồng thời cũng giúp nhà nước thực hiện đúng vai trò và chức năng quản lý vĩ mô của mình .

Bảng 1.1: So sánh đặc điểm QLTC theo cơ chế kiểm soát tập trung và

định hướng trao quyền tự chủ cho nhà trường

Đặc điểm chính

Định hướng QLNN về GD

Kim soát tp trung Trao quyn t chnhi và tm chu trách

Nguyên lý Trung ương tập quyền; kiểm

soát chặt trTrao quyường; tựền và trách nhiđiều chỉnh ệm cho nhà Vai trò của nhà

nước Kiểm soát và khống chế Chgia ỉđạo, giám sát, khuyến khích tham Sựđiều chỉnh của

nhà nước Chi tivới các ết, có tính bđơn vị sự nghiắt buệộp c đối Tđơạo ra tun vị sựỳ nghi chọện có tính pháp lý cho các p Hoạch định Lập kế hoạch tập trung; là

công cụđể kiểm soát

Coi trọng lập kế hoạch cấp trường, là cơ sởđể giám sát

Thị trường Bị xem nhẹ Xem như cơ chế phối hợp Địa vị pháp lý trường THPT Là CQNN, công cụ thực hiện chính sách Thực thể pháp lý tự chủ cùng thực hiện mục tiêu quốc gia Cơ cấu

ra quyết định CQNN cTrên-xuốấng; sáng kip trên ến từ Dưới-lên; sáng kiến từ cấp trường Tài trợ Từ nhà nước, phân bổ theo

định mức

Từ nhiều thực thể; phân bổ theo thành tích, cạnh tranh

Đảm bảo chất lượng

Nhà nước ra tiêu chuẩn và trực tiếp đảm bảo

Nhà nước có thể ra tiêu chuẩn, cùng XH đảm bảo Cơ cấu tổ chức quản lý Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước Cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức đệm (các tổ chức có liên quan)

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)