Mục đích tối hậu của việc thực hiện tự chịu trách nhiệm là bảo đảm rằng nhà trường đã và đang duy trì những nguyên tắc đạo đức cơ bản trong việc thực thi công việc của mình. Đó là những nguyên tắc được đặt ra nhằm bảo vệ lợi ích công, bảo vệ nguồn lực công được sử dụng đúng mục đích, đảm bảo nhà trường thực hiện đúng những gì đã hứa hẹn với người học và xã hội.
Nhà nước với tư cách là đại diện người dân và có bổn phận bảo vệ lợi ích công, có trách nhiệm thúc đẩy tự chịu trách nhiệm của các trường. Tuy vậy, có một ranh giới rất rõ giữa việc đòi hỏi tự chịu trách nhiệm của các trường và việc can thiệp vào công việc của nhà trường. Mọi sự can thiệp vào nhà trường, dù dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp, đều đe dọa quá trình sáng tạo và theo đuổi kiến thức, xói mòn sựưu việt, khả năng đáp ứng và ý nghĩa của nhà trường đối với xã hội.
Bởi lẽđó, Nhà nước cần lập một khuôn khổ chính sách đòi hỏi các trường phải minh bạch về trách nhiệm giải trình. Chủ trương “Ba công khai” của Bộ Giáo dục và Đào tạo chính là một nỗ lực theo hướng đó và cần được củng cố. Cùng với việc công khai vềđội ngũ, về nguồn lực, về mức học phí, báo cáo thường niên và kết quả kiểm định cũng phải được công khai trên trang web của các trường, công lập cũng như tư thục. Vai trò tốt nhất của Nhà nước không phải là can thiệp, kiểm soát hay cấp phép;
mà là tạo ra một hành lang pháp lý đòi hỏi các trường phải thực hiện tự chịu trách nhiệm công khai và thúc đẩy hoạt động của các tổ chức kiểm định độc lập.
Một là, môi trường quản lý được phân cấp rõ ràng linh hoạt: Thiết lập môi trường quản lý là nội dung được quan tâm ở hầu hết các hệ thống quản lý GD, từ kiểm soát cho tới giám sát. Việc tạo môi trường cho phép các trường tự quyết và chịu trách nhiệm được nhiều chính phủ lựa chọn như là biện pháp để ứng phó trước sức ép tài chính và sự thay đổi nhanh của nền kinh tế. Quá trình đổi mới hay cải cách GD theo hướng trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường đều nhắm tới việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật rành mạch, thống nhất, bình đẳng cũng như các chính sách hỗ trợ nhất quán và phù hợp cho mọi loại hình nhà trường tham gia cung cấp sản phẩm, dịch vụ GD một cách thuận lợi và chủđộng.
Hai là, vai trò nhà nước trong quản lý các hoạt động tài chính trong trường THPT được xác định là chủ đạo trong việc bảo đảm tự chủ và tự chịu trách nhiệm nhưng không quá mang tính khuôn mẫu. Cần có sự thay đổi sâu sắc trong mối quan hệ giữa nhà nước và nhà trường. Vai trò mạnh mẽ truyền thống của nhà nước cần được nhận thức lại, thay vì kiểm soát chi tiết, nhà nước có thể tăng cường vai trò giám sát và can thiệp thận trọng trong quản lý các nhà trường. Việc phi tập trung một số phần việc mang tính tác nghiệp, không thuộc chức năng quản lý vĩ mô của nhà nước, là tiền đề quan trọng bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường. Các cơ quan chủ quản chỉ làm công việc hậu kiểm để xem các trường có làm trái các chính sách, quy chế đã có không, và nếu có thì yêu cầu trường phải sửa sai và các cơ quan chủ quản phải nghiên cứu bổ sung hoặc thay đổi chính sách, quy chế nếu cần.
Ba là, luật pháp có xu hướng xác lập các trường học công như những thực thểđộc lập, tự chủđi đôi với việc đòi hỏi tự chịu trách nhiệm thực chất hơn. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm có thể là đầy đủ hay chỉ một phần nhưng cần được thể chế rõ ràng. Cùng với sự xác lập địa vị pháp lý tự chủ, các nhà trường phải chịu trách nhiệm nhiều hơn về kết quả hoạt động của mình. Điều này đồng nghĩa với việc tăng cường giám sát chất lượng giáo dục và đào tạo, sự tương xứng của các hiệu quả giáo dục và sự sử dụng hiệu quả nguồn lực công. Các trường cần phát huy
vai trò của Hội đồng trường để buộc các nhà quản lý cấp trường chịu trách nhiệm đối với mục tiêu của nhà trường. Khi Nhà nước thay quyền xã hội trao quyền tự chủ cho các trường học là trao quyền cho một tập thể được gọi là Hội đồng trường đại diện của nhà trường chứ không phải là giao cho Hiệu trưởng (từ xưa đến nay, tất cả các nước đều thực hiện như vậy, chỉ khác nhau là ở thành phần của Hội đồng và tên gọi của Hội đồng). Thiết chế tổ chức Hội đồng trường được xem như một đảm bảo cho sự quản lý tự chủ của một nhà trường. Nói cách khác, Hội đồng trường là điều kiện cần có để một trường thực hiện quyền tự chủ và cân bằng trách nhiệm một cách khách quan. Hội đồng trường với các đại diện “chủ sở hữu cộng đồng” sẽ quản trị và giải trình việc đạt được các mục tiêu và hạn chế nguy cơ bóp méo sự lựa chọn đối với tổ chức nhà trường. Các thành viên từ bên ngoài nhà trường tham gia Hội đồng trường giúp trường hiểu được các nhóm lợi ích nhiều hơn và thể hiện trách nhiệm tốt hơn. Các quyết định quan trọng có nhiều chủ thể tham gia ít nhiều cũng sẽ tốt hơn. Mặc dù hội đồng trường là tổ chức quản trị nhà trường nhưng trách nhiệm của nó lại hướng rộng ra bên ngoài nhà trường, điều ít khi được nhận thức đầy đủ.
Bốn là, chính sách và phương thức phân bổ hay kiểm soát tài chính có thể thúc
đẩy hoặc hạn chế việc tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường học. Đối với hầu hết các nước, nhà nước giữ vai trò quan trọng trong tài trợ cho trường học dù là trường công hay tư. Nó là cách để nhà nước tạo ảnh hưởng tới trường học và đảm bảo sự kết nối giữa các khoản tài trợ công với các mục tiêu và ưu tiên quốc gia. Sự phân bổ nguồn lực công không nhất thiết phải do cơ quan nhà nước thực hiện mà có thể qua các cơ quan đệm độc lập không mang tính quyền lực. Khi nào NSNN còn được cấp cho hệ thống GD thì cách thức tài trợ công khai và minh bạch là yêu cầu quan trọng. Đây không chỉ là yêu cầu có tính nguyên tắc trong quản trị quốc gia dân chủ mà còn là phương thức đảm bảo tự chịu trách nhiệm của trường học đi vào cuộc sống.