Theo nghĩa chung nhất, tự chịu trách nhiệm không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước trước xã hội mà còn là trách nhiệm của chủ thể quản lý với đối tượng thụ hưởng/chịu sự quản lý nói chung. Chính vì vậy, một số tổ chức quốc tế đã coi trách nhiệm xã hội là một biện pháp quan trọng để đạt được mục tiêu hoạt động của tổ chức. Trong khu vực công, tự chịu trách nhiệm được hiểu trên hai bình diện chủ yếu sau: Thứ nhất, trách nhiệm xã hội của Nhà nước nói chung; Thứ hai, trách nhiệm xã hội của cán bộ, công chức, người có thẩm quyền khi thực thi nhiệm vụ, công vụ. Với ý nghĩa như vậy, tự chịu trách nhiệm được thực hiện bằng các hình thức khá đa dạng.
Từ góc độ bảo đảm quyền được thông tin của người dân nói chung, tự chịu trách nhiệm gắn liền với trách nhiệm thông tin đến đối tượng thụ hưởng/chịu sự quản lý và được thể hiện bằng hai hình thức là giải trình chủ động và giải trình bị động. Giải trình chủđộng là các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chủ động thông tin, chủđộng công khai nội dung hoạt động của mình. Giải trình bị động: là các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin theo yêu cầu của các chủ thể có liên quan.
Để giải trình về hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị cần phải sử dụng các hình thức công khai thông tin. Theo khoản 1, Điều 12, Luật phòng chống tham nhũng Việt Nam quy định 7 hình thức công khai hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhưng có thể phân thành hai nhóm như sau:
1) Nhóm các hình thức chủđộng công khai bao gồm sáu hình thức: công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; niêm yết tại trụ sở làm việc; thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; phát hành ấn phẩm; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; đưa lên trang thông tin điện tử.
2) Hình thức cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điểm g, khoản 1, Điều 12 chính là hình thức công khai bịđộng.
Trên bình diện rộng, tự chịu trách nhiệm là trách nhiệm bảo đảm công khai, minh bạch của cả bộ máy nhà nước. Nhiều văn bản pháp luật của các nước trên thế
giới và ở Việt Nam tiếp cận và quy định trách nhiệm này. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, việc chủ động công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan, tổ chức đơn vị, cá nhân đều được thực hiện trên cơ sở các đạo luật. Với quan niệm trên bình diện rộng, tự chịu trách nhiệm gắn với việc công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm hướng đến sự bảo đảm quyền dân chủ trong quản lý nhà nước và bảo đảm để xã hội thực hiện quyền giám sát.
Trên bình diện hẹp, tự chịu trách nhiệm của cán bộ, công chức và người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức, đơn vị lại có ý nghĩa trực tiếp hơn đối với công tác phòng chống tham nhũng. Tự chịu trách nhiệm chính là việc thực hiện giải trình của cán bộ, công chức và người có thẩm quyền. Việc giải trình thường được phân thành hai loại là: giải trình trong hệ thống (tập trung vào giải trình việc tuân thủ các nguyên tắc, quy định và kiểm soát từ trên xuống - giải trình hướng lên trên) và giải trình ra bên ngoài (tập trung vào giải trình đối với kết quả hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ, công vụ trước nhân dân). Dù giải trình trong hệ thống hay giải trình ra bên ngoài thì tự chịu trách nhiệm trong trường hợp này thường gắn với những vụ việc cụ thể liên quan đến trách nhiệm công vụ đã và đang được thực hiện. Do đó, tự chịu trách nhiệm trong những trường hợp này rất có ý nghĩa đối với việc ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì động cơ vụ lợi.
Tự chịutrách nhiệm trong khuôn khổ của một nhà trường phổ thông công lập được hiểu là hiệu trưởng nhà trường phổ thông có trách nhiệm cung cấp thông tin và làm rõ trách nhiệm về các quyết định và hành vi của mình trong các hoạt động tài chính để người dân và các cơ quan giám sát có thể hiểu và đánh giá.
Xét về phương diện luật thực định ở Việt Nam hiện nay thì dường như khái niệm tự chịu trách nhiệm chủ yếu bao gồm nội dung trách nhiệm giải thích việc thực thi nhiệm vụ, công vụ hay những vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý của mình khi được yêu cầu. Tại nội dung này, Hiệu trưởng chủ tài khoản nhà trường cần thực hiện hai nội dung chủ yếu sau:
- Hiệu trưởng nhà trường cần chủđộng cung cấp các thông tin về quản lý tài chính, chủ động công khai nội dung hoạt động tài chính của nhà trường cho cá đối tượng, các chủ thể có liên quan.
- Hiệu trưởng nhà trường phải luôn sẵn sàng đối thoại và cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác theo yêu cầu của các chủ thể có liên quan. Nghiêm túc thực hiện Điều 32a Luật phòng chống tham nhũng với quy định: khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải giải trình về quyết định, hành vi của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích hợp pháp bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi đó.
Từ các vấn đề được nêu trên, để thực hiện tự chịu trách nhiệm đi đôi với việc được trao quyền tự chủ, các nhà trường cần thực hiện các nội dung công việc sau:
1) Vào mỗi đầu năm học, nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung và hình thức công khai tài chính cho từng đối tượng có liên quan dựa trên nhu cầu về loại thông tin mà đối tượng cần, trình độ nhận thức chung của nhóm đối tượng và điều kiện thực hiện của từng nhà trường. Ví dụ, đối với đối tượng là cha mẹ học sinh, nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện thông báo công khai tài chính vào các thời điểm như: đầu năm học mới, khi thực hiện tổng kết học kỳ một và cuối năm học, đây chính là các thời điểm cha mẹ học sinh luôn có mối quan tâm lớn đến các vấn đề về tài chính nhà trường. Về nội dung công khai: công khai việc sử dụng các nguồn vốn trong và ngoài ngân sách không những theo biểu mẫu của cơ quan quản lý quy định mà còn có thể công khai theo một cách dễ hiểu hơn cho đại bộ phận đối tượng được công khai đó là theo từng đầu mục công việc cụ thể, từng khoản thu chi cụ thể và kết quảđạt được khi sử dụng các nguồn tài chính này là gì. Về hình thức công khai, không chỉ lựa chọn một trong bảy hình thức như quy định (công bố tại cuộc họp của nhà trường; niêm yết tại trụ sở làm việc; thông báo bằng văn bản đến các bên có liên quan; phát hành ấn phẩm; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; đưa lên trang thông tin điện tử, công khai khi có yêu cầu) mà tùy từng đối tượng và điều kiện cụ thể có thể lựa chọn nhiều hơn một hình thức để có thể giúp đối tượng này có cơ hội nhiều hơn để tiếp cận các nguồn thông tin mà họ quan tâm.
2) Mở rộng dân chủ cơ sở, tạo cơ chế cho người dân được chất vấn Ban giám hiệu, Hiệu trưởng nhà trường về các khoản chi tiêu từ các nguồn vốn trong và ngoài ngân sách. Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng trong công tác giám sát quản lý ngân sách tại nhà trường
3) Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động quản lý tài chính thông qua việc thực thi các nhiệm vụ báo cáo và giải trình (kiểm soát sự tuân thủ pháp luật của các nhà trường trong công tác quản lý tài chính như thực hiện công tác báo cáo tài chính, công khai, minh bạch về tài chính) với các đối tượng có liên quan. Nội dung giải trình không chỉ là trình bày những việc đã làm, mà còn là việc nêu đúng được những ưu, khuyết điểm trong công tác quản lý của cơ quan nhà nước, nhất là trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụđược giao. Yêu cầu của việc giải trình là chân thực, khách quan, đúng sự thật, đúng trách nhiệm, không né tránh, đùn đẩy.
4) Thiết lập hệ thống thông tin minh bạch. Những thông tin tài chính về công việc thực hiện cần được công khai trong các bản báo cáo hằng năm và trong các tài liệu khác. Minh bạch ngân sách đóng vai trò quan trọng tăng hiệu quả sử dụng ngân sách, giảm tham nhũng và tăng trách nhiệm giải trình. Minh bạch ngân sách là phải công khai các thông tin có ý nghĩa, kịp thời thông qua hình thức công khai trên Internet với bản báo cáo đầy đủ, dễ hiểu, dễ sử dụng để mọi người dân dễ dàng tiếp cận. Tính minh bạch là thực hiện chếđộ công khai, rõ ràng, xác thực về toàn bộ hoạt động quản lý của nhà trường. Cần nhấn mạnh: công khai gắn với minh bạch, vì có những trường hợp có công khai nhưng không minh bạch, vì không thuyết minh rõ tính xác thực, căn cứđúng đắn của những vấn đề đã công bố công khai. Ba nguyên tắc cần thiết phải tính đến khi tiến hành thảo luận về vấn đề cải cách tài chính là: tính minh bạch, một sân chơi thật sự công bằng và sự giám sát có hệ thống.
Tính minh bạch còn bao gồm cả việc công bố cho những nhà đầu tư và các đối tượng có liên quan biết về những rủi ro đi kèm và những thông tin tài chính để giúp họ có thểđưa ra những quyết định phù hợp hơn dựa vào những nguồn thông tin chính xác đó. Tính minh bạch còn thể hiện ở chỗ: những thể chế tài chính, mà ởđây cụ thể là các nhà trường phổ thông công lập phải luôn đáp ứng những đòi hỏi về mặt thông tin của cơ quan quản lý và các đối tượng được thụ hưởng kết quả hoạt động của nhà trường bởi vì nếu những nhà trường này gặp khó khăn về tài chính thì nó sẽ có tác động rất lớn đến kết quả dạy học và giáo dục của nhà trường nói chung; những thành quả giáo dục và dạy học mà từng học sinh của nhà trường được thụ hưởng nói riêng.
Từ các vấn đềđã trình bày ở trên, có thể khái quát hóa công tác quản lý tài chính trường phổ thông công lập theo định hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội bằng sơđồ sau:
SỨ MỆNH CỦA NGÀNH GIÁO DỤC
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
MỤC TIÊU ĐỔI MỚI QUẢN LÝ GD PHỔ THÔNG
Mục đích QLTC trường theo định hướng tự chủ & trách nhiệm xã hội 1. Quản lý hiệu quả các nguồn lực tài chính
2. Đảm bảo sự công khai, minh bạch
3. Tuân thủ các quy định của pháp luật
4. Đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và các đối tượng có liên quan
Tổ chức bộ máy QLTC nhà trường theo hướng mởvới sự tham gia của HĐ trường và các đối tượng có liên quan
Quản lý các nguồn lực tài chính theo KHTC và dự toán NSNN (theo thời kỳ ổn định ngân sách) và quy chế chi tiêu nội bộ
Kiểm soát và giám sát các hoạt động tài chính
( xây dựng hệ thống giám sát và kiểm soát nội bộ )
Hiệu trưởng thực hiện tự chịu trách nhiệm
( Hiệu trưởng nhà trường thực hiện trách nhiệm BC, giải trình với các đối tượng có liên quan)
Sơđồ 1.3. Quản lý tài chính trường THPT công lập theo hướng tăng quyền tự chủ & tự chịu trách nhiệm
Lập KHTC và DTNSNN theo định hướng tự chủ
1.6. Những yếu tố đảm bảo thực hiện thành công quản lý tài chính trường trung học phổ thông theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm