Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục 16

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 28)

- Quản lý nhà nước: về tổng thể, quản lý nhà nước là sựđiều chỉnh (regulation) bằng quyền lực nhà nước thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo phương thức và mức độ khác nhau nhằm định hướng và phát triển KT-XH mà trong đó có GD, duy trì trật tự và kỷ cương, thỏa mãn nhu cầu của người dân và nhà nước.

- Quản lý của nhà nước về GD: là việc nhà nước sử dụng quyền lực công để điều khiển (steering) hoạt động GD theo mục tiêu của mình. Lê Văn Giạng (2001) xem đó là việc quyết định các chủ trương quản lý; tổ chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ và chủ trương quản lý; lựa chọn, sắp xếp cán bộ và bộ máy; giáo dục, bồi dưỡng và ra chính sách khích lệ cán bộ; kiểm tra và đánh giá kết quả việc quản lý [25]. Còn Trần Kiểm (2008) thì cho rằng đó là những tác động tự giác của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển GD [39].

Nói chung, QLNN về GD là tác động (can thiệp hoặc không can thiệp) mang tính pháp lý của các chủ thể QLNN có thẩm quyền đến hoạt động GD và các yếu tốđộng lực (cơ sở GD, tổ chức trung gian, khách hàng của cơ sở GD: học sinh v.v...) và hoạt động GD thông qua hệ thống cơ chế, chính sách và chiến lược phù hợp với quy luật khách quan, khung cảnh quốc gia và quốc tế; nhằm phát huy cao nhất vai trò của cơ sở GD, thực hiện mục tiêu phát triển hiệu quả, đảm bảo sự phù hợp và công bằng trong GD.

- Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục: giáo dục là một lĩnh vực mà khởi đầu chính phủ các nước thường quản lý theo mô hình tập trung. Ở mô hình này, việc ra quyết định, chức năng giám sát và đánh giá chủ yếu do Bộ Giáo dục hoặc các vụ chức

năng của Bộ Giáo dục tiến hành. Chính quyền trung ương quy định mọi mặt của hệ thống, bao gồm các vấn đề liên quan đến học sinh, giáo viên, tài chính và cơ sở vật chất, cùng với việc xây dựng các chính sách cho giáo dục. Chính quyền địa phương có trách nhiệm triển khai thực hiện, nhà trường cũng được trao một số quyền lực song vẫn chịu sự quản lý chặt chẽ của các cấp quản lý bên trên do vậy nhà trường có rất ít điều kiện để phát huy sáng tạo. Phân cấp QLNN về giáo dục được coi là mô hình quản lý thay thế và khắc phục những hạn chế của quản lý tập trung.

N.McGinn và T.Welsh ( 1999) cho rằng: Phân cấp QLNN về GD là việc chuyển trao quyền hạn, quyền ra quyết định cho cấp dưới thông qua các tổ chức giáo dục. [57]

Nói một cách khái quát, có thể hiểu phân cấp QL NN về GD là quá trình thiết kế lại hệ thống quy trình trách nhiệm, quyền hạn và tính chịu trách nhiệm (theo các chức năng hoặc thành phần của các chức năng QLGD) theo hướng dịch chuyển từ cấp trên xuống dưới, nhà trường và cộng đồng, cũng như quy trình quan hệ công việc giữa các bên liên quan (trong và ngoài hệ thống QLGD) nhăm sử dụng tối đa các nguồn lực đạt tới mục tiêu đã đề ra. [57]

Quản lý trường THPT: Nhìn từ góc độ giáo dục học, quản lý nhà trường nói chung, quản lý trường THPT nói riêng (theo nghĩa hẹp) chính là quản lý toàn bộ quá trình giáo dục diễn ra trong nhà trường, hay cụ thể hơn, đó là hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài trường hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục đề ra. Bản chất của hoạt động này là việc chủ thể quản lý tác động một cách có hệ thống, có mục đích đến các khách thể quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu công việc đã đề ra. Theo khoa học quản lý, quản lý trường THPT là quá trình tổng thể bao hàm các quá trình: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo – chỉđạo và kiểm tra – đánh giá các mặt hoạt động của nhà trường.

Theo Hiến pháp nhà nước Việt Nam và Luật giáo dục hiện hành, hệ thống quản lý trường THPT Việt Nam gồm: cấp trung ương có Quốc hội, Chính phủ và Bộ GD - ĐT; cấp địa phương là UBND tỉnh/ TP (thành phố trực thuộc trung ương),

Sở GD và ĐT, cấp cơ sở là cấp nhà trường THPT . Mối quan hệ của các cấp quản lý nhà nước về giáo dục và trường THPT được trình bày trong sơ đồ sau:

Sơđồ số 1.1. Mối quan hệ giữa các cấp quản lý nhà nước trong quản lý trường trung học phổ thông

Ghi chú: (1) Các bộ liên quan: Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài nguyên và môi trường...

(2) Các sở liên quan: Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở Tài nguyên và môi trường...

Với sơ đồ này, chúng ta nhận thấy rằng công tác quản lý trường THPT tại Việt Nam được xây dựng theo kiểu trực tuyến – chức năng và thực hiện nguyên tắc

QUỐC HỘI

CHÍNH PHỦ

Ban hành chủ trương, chính sách với giáo dục

CÁC SỞ LIÊN QUAN ( 2)

Cụ thể hóa, hướng dẫn chính sách có liên quan đến hoạt động giáo GD theo thẩm

quyền

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

Cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo, quản lý của các cấp đối với GD THPT

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Thực hiện sự chỉ đạo hướng dẫn của sở GD & ĐT & các Sở liên quan

BỘ GD & ĐT Ban hành chính sách giáo dục theo thẩm quyền UBND TỈNH/TP TRỰC THUỘC

Cụ thể hóa, ban hành chính sách của địa phương với GD theo

thẩm quyền CÁC BỘ LIÊN QUAN (1)

Ban hành các chính sách có liên quan tới giáo dục

kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Trong đó: chính phủ - UBND tỉnh/ TP là trực tuyến, còn Bộ GD và ĐT và Sở GDvà ĐT là các cơ quan chức năng của Chính phủ và UBND tỉnh/ TP. Theo sơđồ này, có hai mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan quản lý nói trên, đó là quan hệ phụ thuộc và quan hệ phối hợp.

Quan hệ phụ thuộc diễn ra giữa các cơ quan cấp trên với cấp dưới, biểu thị bằng các mệnh lệnh, chỉ thị từ trên xuống và các báo cáo, thỉnh thị từ dưới lên. Quan hệ giữa Bộ GDvà ĐT với Sở GD và ĐT là mối qua hệ phụ thuộc giữa cơ quan quản lý trực tiếp cấp trên và cấp dưới cùng ngành; Cấp dưới tiếp thu những chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên và cụ thể hóa việc thực hiện ở địa phương mình quản lý, đảm bảo chế độ báo cáo định kỳ theo quy định hay đột xuất khi có yêu cầu và chịu sự thanh tra, kiểm tra của cấp trên. Quan hệ giữa Bộ GD và ĐT với Chính phủ; Sở GD và ĐT với UBND tỉnh/ TP là mối quan hệ phụ thuộc giữa cơ quan chức năng và cơ quan chính quyền. Quan hệ giữa Sở GD và ĐT với trường THPT là mối quan hệ phụ thuộc theo các nội dung được phân cấp quản lý.

Quan hệ phối hợp diễn ra giữa các cơ quan cùng cấp hay khác cấp không trực tuyến, biểu thị dưới hình thức bàn bạc, trao đổi thuyết phục để đi đến nhất trí. Trong hệ thống quản lý nhà nước về giáo dục nói chung và trường THPT nói riêng, mối quan hệ này bao gồm quan hệ giữa Bộ GD và ĐT và các Bộ, ngành khác; Sở GD và ĐT với các Sở, ban ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị khác trong cùng một địa phương. Trong mối quan hệ này đề cao sự trao đổi, phối hợp giữa các bên để hiểu biết công việc của nhau và bổ trợ lẫn nhau.

Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ được thực hiện như sau: Sở GD và ĐT vừa chịu sự quản lý của chính quyền địa phương cấp tỉnh (quản lý theo lãnh thổ), vừa chịu sự quản lý của Bộ GD và ĐT (quản lý theo ngành). Tuy nhiên, trong thực tế mối quan hệ kết hợp giữa ngành và lãnh thổ mới được quy định một cách khái quát là: Ngành GD và ĐT quản lý về chuyên môn nghiệp vụ, còn các yếu tố khác của quản lý như tài chính, ngân sách, nhân sự, tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất… ngành có hoặc không trực tiếp quản lý và có sự khác nhau ở các địa phương.

Với phân cấp quản lý giáo dục hiện tại của nhà nước Việt Nam và vai trò, vị trí của trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân, nghiên cứu nhận thấy rằng: hiệu trưởng nhà trường ngày càng có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý nhà trường. Trong phạm vi quản lý nhà trường, người hiệu trưởng vừa là người quản lý ở cấp tác nghiệp vừa là người chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý toàn bộ các hoạt động của nhà trường (Luật Giáo dục – điều 54) trong đó bao gồm tổ chức các hoạt động giáo dục; quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học; quản lý các nguồn lực; đánh giá chất lượng giáo dục (Luật Giáo dục – điều 58)

Từ cách hiểu trên cho thấy, phân cấp QLGD liên quan chặt chẽ với quản lý nhà nước về giáo dục. Về bản chất phân cấp QLGD là một hình thức cải cách của quản lý nhà nước về giáo dục theo hướng dịch chuyển quyền ra quyết định cho cấp thấp hơn, cho nhà trường và cộng đồng để phù hợp với hoàn cảnh thực tế và đảm bảo sử dụng nguồn lực tốt hơn, nhằm đạt tới mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)