Quản lý tài chính nhà trường 33

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 45)

Bản chất của quản lý tài chính trong mọi tổ chức công nhìn chung là giống nhau. Tuy nhiên, do đặc thù của mỗi ngành nên nó có những nét cơ bản riêng. Các trường THPT công lập là đơn vị sự nghiệp hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục cho xã hội. Vì vậy, có thể khái quát về quản lý tài chính nhà trường THPT công lập như sau: Quản lý tài chính nhà trường THPT công lập là hoạt động của các chủ thể

quản lý tài chính thông qua việc xác định mục đích và sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và công cụ quản lý là những định hướng và quy định của pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và quản lý tài chính công để tác động và điều khiển hoạt động tài chính của nhà trường đạt được các mục tiêu đã định.

Từ các phân tích theo nội dung và giai đoạn thực hiện các tác động quản lý có thể xác định công tác quản lý tài chính nhà trường THPT công lập hiện nay là việc Hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: (i) Tổ chức công tác kế toán; (ii) Lập kế hoạch tài chính; (iv) Lập dự toán ngân sách; (v) Chỉ đạo thực hiện hoạt

động chấp hành ngân sách và báo cáo tài chính.

T chc công tác kế toán

Tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung thuộc về tổ chức quản lý trong các cơ sở giáo dục. Theo các quy định hiện hành, Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm thực hiện tổ chức công tác kế toán trong đơn vị mình đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau:

Về nhân sự, dựa trên quy mô của từng nhà trường và quy định chung của pháp luật, bộ phận quản lý tài chính nhà trường có các thành phần chủ yếu: Hiệu trưởng – chủ tài khoản nhà trường; Kế toán nhà trường, tùy vào quy mô của nhà trường các nhà trường THPT sẽ có từ 1 đến nhiều kế toán, và một thủ quỹ.

Hiệu trưởng- chủ tài khoản - có nhiệm vụ chỉ đạo và phối hợp với phụ trách kế toán lựa chọn, vận dụng các chính sách, chếđộ kế toán, tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách kế toán và trang bị phương tiện tính toán cho đơn vị.

Hiệu trưởng- chủ tài khoản - tổ chức công tác kiểm tra và giám sát các hoạt động tài chính của đơn vị (xây dựng kế hoạch kiểm tra, lựa chọn nhân sự làm công tác kiểm tra giám sát và chỉ đạo hoạt động kiểm tra giám sát hoạt động tài chính của đơn vị). Theo quy định hiện hành, nhân sự tham gia công tác kiểm tra giám sát hoạt động tài chính trong nhà trường là những người được lựa chọn ngay trong số các công chức, viên chức của nhà trường và có sự am hiểu về tài chính, thành phần tham gia không có các thành viên của cộng đồng xã hội và đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường

Lp kế hoch tài chính

Lập kế hoạch tài chính: là công việc xác định các khoản dự thu và các khoản dự chi trong nhà trường cho năm tài chính kế tiếp. Kế hoạch tài chính nhà trường được xây dựng chủ yếu dựa trên nhiệm vụ giáo dục được giao và các chỉ tiêu về phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục và các quy định về khoản thu và mức thu được quy định bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, có thể thấy việc xây dựng kế hoạch tài chính nhà trường chủ yếu do Hiệu trưởng và bộ phận kế toán thực hiện dựa trên các quy định cứng và cần được sự phê duyệt của cơ quan chủ quản cấp trên ( hiện nay đối với các nhà trường THPT đó là Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở tài chính). Công việc này hiện nay hầu như không có sự tham gia của các các đối tượng có liên quan và các đối tượng được thụ hưởng kết quả hoạt động của nhà trường.

Lp d toán ngân sách

Lập dự toán ngân sách trong các nhà trường THPT hiện nay là quá trình xây dựng và quyết định dự toán thu, chi ngân sách của nhà nước trong thời hạn một năm. Dựa trên kế hoạch tài chính được phê duyệt, cơ quan chủ quản tiến hành giao chỉ tiêu ngân sách cho các nhà trường THPT công lập. Dựa trên chỉ tiêu ngân sách được giao Hiệu trưởng và kế toán nhà trường tiến hành lập dự toán ngân sách cho đơn vị mình. Dự toán ngân sách của nhà trường là bản dự trù các khoản thu, chi ngân sách theo các chỉ tiêu xác định trong một năm, được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và là căn cứ để thực hiện thu, chi ngân sách, đây chính khuôn khổ tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà trường, đồng thời tạo căn cứ cho việc điều hành thu, chi ngân sách một cách khoa học và hợp lý.

Theo quy định hiện hành, dự toán ngân sách của các nhà trường hiện nay do kế toán và Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm lập, được thông qua bởi Hội đồng trường và được gửi tới cơ quan chủ quản để nhận được phê duyệt.

Chđạo thc hin hot động chp hành ngân sách và báo cáo tài chính

Chỉ đạo hoạt động chấp hành ngân sách trong nhà trường: dự toán ngân sách chính thức là dự toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, do đó nó trở thành chỉ tiêu pháp luật mà mọi người đều phải thực hiện. Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện các khoản thu chi dựa trên căn cứ là dự toán ngân sách đã được phê duyệt. Thực chất của công việc này chính là việc quản lý các nguồn thu và các nhiệm vụ chi trong nhà trường theo dự toán.

Chỉ đạo thực hiện các hoạt động hạch toán kế toán: Sau khi các chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ tài chính phát sinh đã được kiểm tra và phê duyệt bởi chủ tài khoản – Hiệu trưởng nhà trường, kế toán tiến hành thực hiện việc ghi sổ KT theo quy định hiện hành .

Chỉđạo công tác báo cáo tài chính định kỳ: Nhà trường THPTcông lập phải lập, nộp báo cáo tài chính quý, năm và nộp báo cáo quyết toán ngân sách cho đơn vị kế toán cấp trên, cơ quan Tài chính và cơ quan Thống kê đồng cấp, Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch để phối hợp kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị.

  Cơ quan chủ quản Quản lý tài chính tại cơ sở giáo dục L p k ế ho ch t ài ch ín

h Lập kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước

Gửi kế hoạch tài chính đến cơ quan có thẩm quyền

Nhận chỉ tiêu ngân sách nhà nước

L p D T t hu c hi N S

Nhận dự toán đã được phê duyệt Lập dự toán thu chi ngân sách

Ch đạ o ho t d ng c h p hàn h NS v

à BCTC ( Kiểm tra, giám sát công tác hạch toán, ghi sổ kế toán ) Chỉđạo hoạt động hạch toán kế toán

Chỉ đ h hiệ ô á h h á kế á

Chỉđạo hoạt động chấp hành NS

( KT, xét duyệt các khoản thu, chi theo dự toán đã được phê duyệt)

Chỉđạo công tác báo cáo tài chính định kỳ

( Lập, kiểm tra phê duyệt báo cáo tài chính và quyết toán NS )

Kiểm tra, giám sát, phê duyệt T ch c côn g c KT -Tổ chức bộ máy -Tổ chức vận dụng CS, CĐ -Tổ chức HT chứng từ, sổ sách

-Trang bị phương tiện tính toán

-Tổ chức công tác kiểm tra giám sát

Xem xét, phê duyệt và ra quyết định

Kiểm tra, xem xét, phê duyệt

1.5. Quản lý tài chính trường trung học phổ thông theo hướng tăng quyền tự

chủ và tự chịu trách nhiệm

Trường học tự chủ tài chính là nhà trường được tăng/trao quyền ra các quyết định về huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính. Quản lý TC trong nhà trường THPT theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm là mô hình quản lý đòi hỏi sự phân quyền, sự tham gia của số đông vào quá trình ra quyết định, đây là cơ chế quản lý linh hoạt dựa trên quy luật cung – cầu trong giáo dục nhằm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu về phát triển giáo dục.

Như vậy, quản lý tài chính nhà trường theo hướng tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội về cơ bản phải dung hòa và đáp ứng được nhu cầu của các bên liên quan hay các đối tượng có liên quan. Các đối tượng liên quan này có thể phân thành hai nhóm chính đó là: (i) nhóm các yêu cầu từ bên ngoài (các cơ quan quản lý cấp trên như chính phủ, chính quyền địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, các bộ ngành có liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, cán bộ giáo viên, học sinh và gia đình người học, và các đối tượng khác được thụ hưởng kết quả của giáo dục) và (ii) các yêu cầu nội tại từ chính các nhà quản lý và các đối tượng tham gia vào quá trình quản lý (hiệu trưởng nhà trường, bộ phận kế toán và các thành phần khác tham gia vào công tác quản lý tài chính nhà trường ). QLTC trong các nhà trường THPT công lập theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm có một số các đặc điểm cơ bản như sau:

a/ Mc đích ca QLTC trường THPT theo hướng tăng quyn t ch và t chu trách nhim

Mục đích của QLTC trường THPT công lập theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm chính là nhằm quản lý hiệu quả các nguồn lực tài chính, đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quản lý, thực hiện đúng quy định của pháp luật, đồng thời vẫn đảm bảo phát huy được tính dân chủ, tính sáng tạo và đảm bảo vai trò chỉ đạo của Đảng và cơ quan chủ quản trong quản lý.

b/ Ch thđối tượng ca công tác QLTC trong trường THPT

Trong hoạt động tài chính công, chủ thể quản lý tài chính công là nhà nước hoặc các cơ quan được nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tạo lập và

sử dụng các quỹ tiền tệ công. Như vậy, chủ thể của QLTC trong nhà trường THPT công lập chính là Hiệu trưởng - người được Nhà nước trao quyền đại diện theo pháp luật và các đối tượng có trách nhiệm tham gia vào công tác QLTC nhà trường.

Đối tượng của công tác QLTC trong trường THPT chính là hoạt động tài chính diễn ra trong nhà trường. Nói cụ thể hơn đó là các hoạt động thu chi bằng tiền của nhà trường; hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ diễn ra trong nhà trường. Đó cũng là nội dung chủ yếu của QLTC nhà trường THPT công lập.

c/ Phương pháp và công c QLTC ti các trường THPT công lp theo hướng tăng quyn t ch và t chu trách nhim

Quản lý tài chính tại các trường THPT công lập theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệmchủ thể quản lý có thể sử dụng nhiều phương pháp quản lý khác nhau. Phương pháp tổ chức được sử dụng để thực hiện ý đồ của chủ thể quản lý trong việc bố trí, sắp xếp các mặt hoạt động tài chính công theo những khuôn mẫu đã định và thiết lập bộ máy quản lý phù hợp với các mặt hoạt động đó.

Phương pháp hành chínhđược sử dụng khi các chủ thể quản lý tài chính công muốn các đòi hỏi của mình phải được các khách thể quản lý tuân thủ một cách vô điều kiện, đó là khi các chủ thể quản lý ra các mệnh lệnh hành chính. Phương pháp kinh

tếđược sử dụng thông qua việc dùng lợi ích vật chất để kích thích tính tích cực của các khách thể quản lý.

Quản lý TC trường THPT được thực hiện thông qua các công cụ là hệ thống các chính sách pháp luật, các quy định của các cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể quản lý và các hoạt động quản lý.

Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước bao gồm các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung, cơ sở giáo dục công lập, trường THPT công lập nói riêng.

Các quy định của chính chủ thể quản lý, đó chính là “Quy chế chi tiêu nội bộ” của mỗi nhà trường. Công cụ này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý tài chính tại các nhà trường THPT công lập hoạt động theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm bởi nó góp phần đảm bảo cho các hoạt động tài chính của nhà

trường được thực hiện theo quy định. Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính. Thông qua quy chế chi tiêu nội bộ sẽ thực hiện quản lý tập trung, thống nhất các nguồn thu, duy trì và khuyến khích mở rộng các nguồn thu, đảm bảo chi tiêu thống nhất trong toàn trường, thực hiện chi tiêu tiết kiệm và hợp lý.

Các hoạt động quản lý: đó là các việc xây dựng kế hoạch, tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức điều hành các hoạt động huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính, quản lý công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện nhiệm vụ báo cáo giải trình với các đối tượng có liên quan.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Trang 45)