trong quản lý tài chính
3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Trong điều kiện nước ta hiện nay, muốn tăng quyền tự chủ thực sự cho các nhà trường THPT công lập thì nhất thiết phải xây dựng được một thể chế Hội đồng trường hiệu quả vì đó là điều kiện đảm bảo cho một cơ sở giáo dục công lập hoạt động theo đúng phương hướng mong muốn của Nhà nước và của các nhóm người có lợi ích liên quan, đồng thời thể chế này cũng làm cho các cơ sở giáo dục trở thành một thực thể tự chủ nhưng dân chủ.
3.3.4.2. Ý nghĩa của biện pháp
Các nhà trường THPT công lập thuộc sở hữu công, nên quyền sở hữu thuộc cộng đồng hoặc xã hội nói chung. Để cụ thể hóa chủ sở hữu cộng đồng người ta thường đưa vào các khái niệm nhóm người có lợi ích liên quan (stakeholder) như:
Nhà nước, nhà tài trợ, học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên, người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhà trường, địa phương nơi trường đóng và xã hội nói chung. Vì vậy Hội đồng trường là cần thiết để đại diện cho chủ sở hữu cộng đồng, để bảo vệ lợi ích của các đối tượng có liên quan. Mặt khác đối với nhiều vấn đề quan trọng của các trường THPT công lập, các quyết định có tính chất đa mục tiêu. Trong các trường hợp đó không có lời giải tốt nhất mà chỉ có thể có lời giải thích hợp, tùy thuộc vào ý kiến chủ quan của người ra quyết định.
3.3.4.3. Nội dung biện pháp
Định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho trường THPT công lập hiện nay chính là việc chuyển đổi mô hình quản lý nhà nước từ hình thức kiểm soát sang hình thức nhà nước giám sát. Việc chuyển đổi mô hình quản lý này đòi hỏi một sự chuyển đổi tương ứng về năng lực quản lý; Ở cấp trường đó chính là đổi mới cơ chế quản trị và nâng cao năng lực quản lý. Để quyền tự chủđược thực thi có hiệu quả thì điều kiện tiên quyết ở cấp trường là phải có một Hội đồng trường đủ mạnh để phát huy vai trò dân chủ cơ sởđồng thời đại diện cho toàn thểđội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh nhà trường trong việc quyết định những vấn đề hệ trọng của nhà trường và giám sát việc thực thi của ban giám hiệu.
Trong quản lý tài chính nhà trường, vai trò của Hội đồng trường chính là cơ chế mới để giám sát, kiểm soát các hoạt động tài chính của nhà trường khi nhà nước từ bỏ vai trò kiểm soát để giao quyền tự chủ cho nhà trường.
Hội đồng trường THPT là cách kết hợp có lựa chọn các thành phần khác nhau như: cha mẹ học sinh, giáo viên, hiệu trưởng, nhân viên, và đại diện cộng đồng cùng nhau làm việc để nâng cao hiệu quả và sức mạnh của toàn bộ cộng đồng trường trong việc nâng cao kết quả học tập của học sinh. Mục đích của hội đồng trường là cung cấp một cấu trúc tổ chức để tất cả các liên đới cùng nhau làm việc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Thực tế, hội đồng trường được thành lập để cha mẹ học sinh và các thành viên khác của cộng đồng tin tưởng là các quan điểm, ý kiến và mong muốn của họ liên quan đến mục tiêu giáo dục và các ưu tiên của nhà trường đều được xem xét. Vai trò và trách nhiệm của hội đồng trường là
xây dựng và kiểm soát việc thực hiện các chính sách chung của nhà trường có liên quan đến chương trình, đánh giá, các chuẩn mực đạo đức, điều lệ nhà trường, giới thiệu để bổ nhiệm hiệu trưởng, xác định các ưu tiên về ngân sách, v.v...
Thực tế, một hội đồng trường phổ thông có hiệu quả có các đặc điểm sau: (i)Lôi cuốn được sự tham dự và cam kết của tất cảđại diện các tầng lớp xã hội (tạo nên cộng đồng trường) cho sự phát triển nhà trường;(ii) Tạo ra được môi trường khuyến khích sự chia sẻ và phối hợp trong quá trình ra quyết định giữa các thành viên của hội đồng trường, và cam kết chịu trách nhiệm với các kết quả thực hiện; (iii) Lôi cuốn được sự tham dự tích cực của các thành viên vào các hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường để xác định và giải quyết tốt các vấn đề quan trọng cho quá trình phát triển nhà trường;(iv) Tập trung vào học tập và quan tâm của học sinh, đặc biệt là tham dự tích cực vào việc xác định các ưu tiên của nhà trường cho việc nâng cao thành tích học tập của học sinh; (v) Lôi cuốn nhiều nhóm khác nhau trong cộng đồng đóng góp các nguồn lực (trí lực và vật lực) cho sự phát triển nhà trường theo nhiều hình thức khác nhau;(vi) Các thành viên của hội đồng trường được trang bị tốt về kiến thức và kỹ năng, đảm bảo hiểu rõ và thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của hội đồng trường.
3.2.4.4. Cách thực hiện biện pháp
- Dựa trên các quy định cụ thể của Luật giáo dục 2005 và điều lệ nhà trường, xây dựng và quy định cụ thể nội dung và mức độ quản lý của HĐT trong công tác QLTC từđó phát huy vai trò của Hội đồng trường về phương diện giám sát và kiểm soát nội bộ. Xác định đúng tính chất, chức năng nhiệm vụ của HĐT. Quản lý thuộc trách nhiệm của bộ máy chính quyền mà Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật và chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý điều hành, nó đóng vai trò giống như Chính phủ. HĐT sẽ quyết nghị những vấn đề lớn của Nhà trường và giám sát để thực hiện tốt quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình, nó đóng vai trò giống như Quốc hội.
3.3.4.5. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để thực hiện thành công việc thiết lập, vận hành và phát triển Hội đồng trường THPT công lập ở Việt Nam, cần lưu ý thực hiện một số vấn đề sau:
- Sở Giáo dục và Đào tạo cần có sự phối hợp đồng bộ với các sở/ ngành khác, xây dựng và ban hành điều lệ Hội đồng trường THPT và hướng dẫn thực hiện để hướng dẫn các trường hướng thành lập và đưa hội đồng trường vào hoạt động.
- Nhà nước cần ra các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể nội dung và mức độ quản lý của Hội đồng trường trên lĩnh vực quản lý nói chung, quản lý tài chính nói riêng. Trong đó, cần đưa đại diện cha mẹ học sinh tham gia vào Hội đồng trường.