Trong lý luận nhận thức tâm lý học Liên tưởng, điểm xuất phát là cái phần tử, cái bộ phận (cảm giác); còn cái trọn vẹn, cái toàn thể

Một phần của tài liệu CÁC QUAN ĐIỂM TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ (Trang 37)

cái phần tử, cái bộ phận (cảm giác); còn cái trọn vẹn, cái toàn thể (hình tượng, biểu tượng, khái niệm, tư tưởng, tình cảm ...) chính là sự thống nhất độc đáo (sự liên tưởng) những cái phần tử, cái bộ phận đó.

Như vậy, để triển khai dạy một đơn vị ngoại ngữ (như một từ hay một cấu trúc cú pháp - cái trọn vẹn, cái toàn thể) về mặt tâm lý học rất cần đảm bảo cho người học có được các cảm giác rõ ràng, đầy đủ và chính xác về từng thuộc tính cấu thành của đơn vị tài liệu được dạy.

Chẳng hạn, đơn vị đó là từ ngoại ngữ, thì cần cho người học cảm giác thật rõ ràng, đầy đủ và chính xác các thuộc tính cấu thành từ ngoại ngữ đó, như các thuộc tính âm học - vật lý, các thuộc tính ngữ âm, các thuộc tính hình thái - cấu trúc và các thuộc tính ngữ nghĩa - đối tượng của từ đó. Tiếp đó là củng cố sự bền vững của sự thống nhất (của sự liên tưởng) các cảm giác về các thuộc tính đó bằng cách lặp lại nhiều lần chính các cảm giác này. Còn đơn vị học tập chẳng hạn là một cấu trúc cú pháp ngoại ngữ, thì về cơ bản vẫn thực hiện theo con đường đó. Vậy thì có bao nhiêu phần tử cấu thành trong một cấu trúc cú pháp như vậy? Trong một cấu trúc cú pháp cụ thể, mỗi thành phần của nó có thể được coi là một phần tử cấu thành, mỗi mối quan hệ của thành phần này với thành phần khác trong cấu trúc cú pháp đó cũng có thể coi là một phần tử cấu thành nữa và v.v... Vấn đề là ở chỗ cần xác định được đâu là cái phần tử, cái bộ phận trong đơn vị học tập đó.

Một phần của tài liệu CÁC QUAN ĐIỂM TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w