5) Quy luật tiến bộ không ổn định trong kết quả nắm vững ngoại ngữ Như vậy, nội dung tâm lý của hoạt động dạy học ngoại ngữ là rất
2.3.1. Xây dựng những vấn đề chung của dạy học ngoại ngữ theo quan điểm tâm lý học Liên tưởng
tưởng
Dựa trên quan niệm về ngôn ngữ và những luận điểm về nhận thức của tâm lý học Liên tưởng được trình bày ở trên, các nhà sư phạm và các nhà phương pháp dạy học ngoại ngữ đã đưa ra quan điểm dạy học hệ thống ngôn ngữ tiếng nước ngoài. Dưới đây sẽ làm rõ những nội dung quan trọng của quan điểm dạy học ngoại ngữ này.
2.3.1. Xây dựng những vấn đề chung của dạy học ngoại ngữ theo quan điểm tâm lý học Liên tưởng quan điểm tâm lý học Liên tưởng
Những vấn đề chung của dạy học ngoại ngữ bao gồm các vấn đề, như quan điểm tiếp cận hay phương hướng dạy học ngoại ngữ, mục đích dạy học ngoại ngữ, nội dung dạy học ngoại ngữ, đơn vị dạy học ngoại ngữ, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ngoại ngữ, kiểm tra trong dạy học ngoại ngữ.
Như ở trên đã trình bày, ngoại ngữ (ngôn ngữ) chỉ được hiểu là hệ thống các tri thức về cấu trúc ngữ pháp và từ vựng trong sách vở, chứ không phải là lời nói sống động ngoài đời, trong đời sống thường ngày, cho nên phương hướng dạy học ngoại ngữ đã được xác định là chính hệ thống kiến thức ngôn ngữ đó, nói khác đi là dạy ngôn ngữ sách vở. Trong thực tế dạy học ngoại ngữ thời đó, người ta rất cố gắng dạy tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp cổ, mà ở ngoài đời rất ít sử dụng.
Việc dạy học ngoại ngữ như thế về thực chất không phải là để giao tiếp, mà chỉ để được coi là một người thuộc tầng lớp trên của xã hội. Ngoại ngữ được coi là một dấu hiệu (tiêu chí), một thuộc tính của con người quý phái, chứ không phải là để thực hiện chức năng của bản thân ngôn ngữ là giao tiếp.
Do đó quan điểm dạy ngoại ngữ này còn gọi là quan điểm dạy học tử ngữ.
Cũng chính từ chỗ chỉ hiểu ngoại ngữ (ngôn ngữ) là hệ thống cấu trúc ngữ pháp và từ vựng, tức ngoại ngữ (ngôn ngữ) là một hệ thống tri thức về ngữ pháp và về từ vựng, nên mục đích dạy học ngoại ngữ được xác định là nắm vững hệ thống các tri thức về cấu trúc ngữ pháp và từ vựng của ngoại ngữ được dạy. Nói cách khác, mục đích dạy học ngoại ngữ là nắm vững các tri thức ngôn ngữ đó. Đầu thế kỷ XIX, V. Humbol viết: “Mục đích của dạy ngôn ngữ là thông báo các kiến thức về cấu trúc chung của nó” (I.V. Rakhmanov, 1972). Còn nội dung dạy học ngoại ngữ đã được xác định cũng chính là hệ thống các tri thức ngôn ngữ được dạy.
Hệ thống các kiến thức ngôn ngữ cần dạy học có hai loại chính: các kiến thức về cấu trúc ngữ pháp và các kiến thức về từ vựng. Trong các kiến thức về ngữ pháp, thì cú pháp (câu) là quan trọng nhất, giữ vai trò trung tâm, còn trong các kiến thức về từ vựng, thì từ là trọng tâm. Chính vì vậy đơn vị dạy học ngoại ngữ được xác định là câu và từ của ngoại ngữ được dạy. Việc triển khai dạy học ngoại ngữ được thực hiện theo các đơn vị là từ và câu. Đây cũng chính là những phần tử cấu thành của hệ thống tri thức ngôn ngữ.
Trọng tâm của dạy học ngoại ngữ là ngữ pháp và từ vựng và đơn vị dạy học chính là câu và từ, cho nên để triển khai dạy học ngoại ngữ đã sử dụng phương pháp chính là phương pháp ngữ pháp - phiên dịch và phương pháp từ vựng - phiên dịch, chính xác là phương pháp văn bản - phiên dịch. Những người thiên về lấy câu làm đơn vị dạy học ngoại ngữ đã triệt để sử dụng phương pháp ngữ pháp - phiên dịch (G. Ollendorf, K. Kraft, A. Rojers ...). Còn những người thiên về lấy từ (văn bản) làm đơn vị dạy học ngoại ngữ đã triệt để sử dụng phương pháp từ vựng - phiên dịch (văn bản - phiên dịch) (J. Jakoto, I. Smit ...).
Muốn lưu ý rằng việc xây dựng các đơn vị và các phương pháp dạy học ngoại ngữ không chỉ đơn giản dựa vào quan niệm về ngôn ngữ, mà rất quan trọng, còn dựa vào các luận điểm về nhận thức của ngành tâm lý học cụ thể.
Trong tâm lý học Liên tưởng, như đã trình bày ở mục trước, luận điểm về nhận thức được bắt nguồn từ sự phản ánh cái phần tử, cái bộ phận của cái toàn thể, cái trọn vẹn; cho nên nắm vững ngoại ngữ rất cần tìm ra cái phần tử, cái bộ phận này để làm đơn vị nhận thức và cũng là đơn vị để triển khai trong dạy học ngoại ngữ. Người học ngoại ngữ không có cách nào nắm vững ngay lập tức ngoại ngữ (cái toàn thể, cái trọn vẹn), mà phải tuân theo con đường nhận thức xác định. Theo tâm lý học Liên tưởng, con đường đó là bắt đầu từ cái phần tử của cái toàn thể. Việc lựa chọn đơn vị dạy học ngoại ngữ như đã nêu còn có cơ sở của chính luận điểm tâm lý nhận thức này.
Tương tự, việc đưa ra các phương pháp ngữ pháp - phiên dịch và từ vựng - phiên dịch (văn bản - phiên dịch), nếu chỉ dựa vào quan niệm về ngôn ngữ thì mới giải thích được nội dung ngữ pháp và từ vựng (hay văn bản) trong phương pháp, còn nội dung phiên dịch của các phương pháp đó vẫn hoàn toàn chưa rõ. Dịch là liên quan đến tiếng mẹ đẻ. Tại sao lại đưa tiếng mẹ đẻ vào nội dung các phương pháp dạy học ngoại ngữ thì rõ ràng còn chưa được giải thích.
Nội dung phiên dịch của các phương pháp dạy học ngoại ngữ được đề xuất là dựa vào luận điểm tâm lý nhận thức của tâm lý học Liên tưởng. Đó là luận điểm về trí nhớ. Tâm lý học Liên tưởng rất coi trọng trí nhớ. Trí nhớ là tâm điểm trong nhận thức luận Liên tưởng. Toàn bộ lâu đài nhận thức được quy về trí nhớ. Mọi hiện tượng tâm lý con người xây dựng được đều nằm trong trí nhớ. Chính tiếng mẹ đẻ, hệ thống kiến thức nội ngữ, đã nắm vững của người học ngoại ngữ cũng được lưu giữ ở đó. Người học khi học ngoại ngữ, bất chấp ý thức muốn hay không muốn sử dụng hệ thống kiến thức nội ngữ, hệ thống kiến thức này vẫn có ảnh hưởng theo những quy luật riêng của liên tưởng. Đây chính là một cơ sở nữa, cơ sở tâm lý nhận thức để xây dựng các phương pháp dạy học ngoại ngữ đã nêu ở trên.