Ngôn ngữ ra đời cùng với ý thức K.Marx viết: “Ngôn ngữ cũng cổ xưa như ý thức vậy ” (K Marx, 1994) Ngôn ngữ là phương tiện của

Một phần của tài liệu CÁC QUAN ĐIỂM TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ (Trang 99)

xưa như ý thức vậy …” (K. Marx, 1994). Ngôn ngữ là phương tiện của nhận thức và cũng là phương tiện giao tiếp của con người. Có nhiều trường hợp chỉ thấy ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp. Cần thấy công cụ ngôn ngữ luôn luôn có cả hai chức năng đó, đặc biệt về mặt tâm lý học. A.N. Leonchiev viết: “Tuy ngôn ngữ không phải là cội nguồn tạo ra tất cả những gì là người trong con người, nhưng ngôn ngữ là kinh nghiệm thực tiễn xã hội - lịch sử được khái quát và truyền đạt cho từng người, vì thế đó cũng là phương tiện giao tiếp, là điều kiện để cá thể tiếp thu kinh nghiệm đó và đồng thời là hình thức tồn tại của kinh nghiệm ấy trong ý thức của cá thể” (A.N. Leonchiev, 1984).

Ngôn ngữ vừa là hiện tượng vật chất, vừa là hiện tượng tinh thần. A.A. Leonchiev viết: “Ngôn ngữ là một hiện tượng vật chất - tinh thần. Cái tinh thần ở khía cạnh tiềm tàng của nó như một phần của kinh nghiệm lịch sử - xã hội. Cái vật chất - tinh thần ở khía cạnh thực tại của nó, nghĩa là đối với một cá thể, nó như một phương tiện, một công cụ phản ánh hiện thực dưới dạng tinh thần. Đó chính là tư tưởng chứa đựng trong câu nói của K. Marx: “Ngôn ngữ là ý thức hiện thực, … thực tế” (K. Marx ). Đối với Marx, ý thức tiềm tàng trở thành ý thức hiện thực, thực tế trong ngôn ngữ, trong hoạt động lời nói, có thực thể của mình ở trong đó” (A.A. Leonchiev, 1974).

Ngôn ngữ là công cụ. Theo A.N. Leonchiev, “ngôn ngữ là một công cụ tâm lý có liên hệ chặt chẽ với hoạt động, là một sản phẩm của xã hội ” (A.N. Leonchiev, 1964). Hiểu theo triết học Marx về công cụ, ngôn ngữ là sản phẩm của hoạt động trước đó; trong ngôn ngữ hoạt động chế tạo ra nó đã được kết tinh lại dưới dạng một hệ thống các thao tác.

Hoạt động chế tạo ra ngôn ngữ được L.X. Vygotsky hiểu theo triết học Marx về nguồn gốc ra đời của ngôn ngữ, do F. Engels nêu ra khi trình bày quá trình chuyển biến từ vượn thành người. Theo quan điểm của F. Engels, L.X. Vygotsky giải thích về hoạt động chế tạo công cụ ngôn ngữ (L.X. Vygotsky, 1997) như sau: Trong lao động cùng nhau, một mặt, con người cần thông báo (giao tiếp) cho nhau để thống nhất tiến hành công việc; điều này đòi hỏi phải khái quát hóa (nhận thức) cái cần thông báo vào một lớp, một loại sự vật, hiện tượng nào đó và mặt khác, để khái quát hóa (nhận thức) được cái cần thông báo vào một lớp sự vật, hiện tượng nào đó thì một người không làm được, do đó lại đòi hỏi con người phải giao tiếp (thông báo) với nhau. Để đáp

ứng được đòi hỏi của hai hoạt động đồng thời này con người đã cùng nhau chế tạo ra hệ thống ký hiệu, thay thế cho các sự vật, hiện tượng cụ thể, bằng cách đó đáp ứng được đòi hỏi cùng lúc phải khái quát hóa hiện thực và thông báo cho nhau. Ngôn ngữ ra đời, mang trong mình cùng lúc cả hai chức năng là phương tiện nhận thức (khái quát hóa hiện thực) và phương tiện giao tiếp (thông báo cho nhau). Điều đó cũng có nghĩa công cụ ngôn ngữ chứa đựng trong mình một hệ thống các thao tác của hoạt động ký hiệu, dùng làm công cụ phục vụ cho hoạt động nhận thức và hoạt động giao tiếp của con người. Ngôn ngữ có bản chất xã hội và có bản chất hoạt động và khi được các cá nhân hiện thực hóa (lời nói), nó tồn tại dưới dạng hoạt động, hoạt động lời nói. Đây là một tư tưởng rất quan trọng để xây dựng một quan điểm dạy học ngoại ngữ mới thật sự khoa học, dạy học hoạt động lời nói.

Trên đây là nói đến mặt hoạt động sáng tạo ra ngôn ngữ, ngôn ngữ là sản phẩm của hoạt động đi trước.

Một phần của tài liệu CÁC QUAN ĐIỂM TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w