Thế hệ sau lĩnh hội ngôn ngữ thế nào? L.X Vygotsky đã nghiên cứu sự hình thành ngôn ngữ của trẻ em và ông đã chỉ ra con đường

Một phần của tài liệu CÁC QUAN ĐIỂM TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ (Trang 100)

cứu sự hình thành ngôn ngữ của trẻ em và ông đã chỉ ra con đường tiếp nhận nó cũng là con đường diễn ra hoạt động (hành động) hai lần như ở quá trình hình thành các chức năng tâm lý cấp cao của con người. Đầu tiên trẻ em thực hiện hoạt động (hành động) lời nói thể hiện ý mình với người khác (người lớn và trẻ em khác), thông qua người lớn, ở bên ngoài và sau đó thực hiện lại hoạt động (hành động) đó, tự mình, ở bên trong. Giữa hoạt động (hành động) lời nói bên ngoài và hoạt động (hành động) lời nói bên trong ở trẻ phải qua một khâu trung gian là lời nói tự kỷ, gọi là lời nói tự kỷ trung tâm. Lời nói tự kỷ là lời nói của trẻ hướng vào bản thân, trẻ nói lại lời nói vừa học được từ bên ngoài với chính mình; lời nói này giống như lời nói thầm, cường độ âm thanh giảm dần, nhưng khác với lời nói thầm, vì nó là lời nói lấy mình làm trung tâm. Đây là một điều kiện để trẻ có lời nói bên trong. Lời nói bên trong của trẻ là có nguồn gốc từ lời nói bên ngoài, của xã hội và ngay từ đầu đã có tính xã hội; lời nói bên trong có sự cơ cấu lại, được rút gọn tối đa, không còn âm thanh, nghĩa đã chuyển thành ý, ý được thể hiện dưới dạng tính vị thể, những điểm nhấn … (L.X. Vygotsky, 1997). Đây là sơ đồ chung của hình thành và phát triển tiếng mẹ đẻ, theo con đường bắt chước, quan sát. Tuy nhiên quan niệm về ngôn ngữ có nguồn gốc hoạt động (hành động) và con đường nắm vững nó qua hoạt động (hành động) hai lần của chủ thể là rất có ý nghĩa đối với việc xây dựng quan điểm dạy học ngoại ngữ hoạt động.

3. Đến đây ta thấy trong quan niệm hoạt động về ngôn ngữ có ba thuật ngữ (khái niệm) rất cơ bản: ngôn ngữ, lời nói và hoạt động lời

Một phần của tài liệu CÁC QUAN ĐIỂM TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w