Luận điểm về ngôn ngữ, lời nó

Một phần của tài liệu CÁC QUAN ĐIỂM TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ (Trang 67)

Vào thời của J.B. Watson, như đã nói từ trước, ngôn ngữ đã được chú ý nhiều ở mặt thực hành, ở mặt cá nhân sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, ở lời nói sống động thường ngày, ở mặt kỹ xảo của ngôn ngữ (L. Bloomfeeld); đặc biệt đã thấy mối quan hệ của tư duy với ngôn ngữ, tư duy phụ thuộc vào những hành động bên trong của cơ ngôn ngữ

(V.M. Becherev)… Những điều này đã được J.B. Watson và sau đó là B.F. Skinner tận dụng để đưa ra quan niệm về ngôn ngữ, lời nói là hành vi, là hành động, để lý giải về ngôn ngữ thầm.

J.B. Watson không có nghiên cứu riêng về ngôn ngữ. Song khi nói về phương pháp ghi chép từng lời, ông có nói về ngôn ngữ, lời nói

theo tinh thần của hành vi: Nói có nghĩa là làm, có nghĩa là hành vi. Nói thành lời hay nói thầm cũng đều là một dạng hành vi khách quan, giống như chơi bóng bầu dục vây. Còn khi đưa tinh thần phản xạ có điều kiện vào giải thích tư duy, nhưng theo tinh thần hành vi, J.B. Watson đã đánh đồng tư duy với lời nói thầm, lời nói bên trong và coi lời nói này là kỹ xảo của cổ họng. Ông nói, tư duy là nói thầm các âm thanh của lời nói thành tiếng và chính âm thanh đó là những tín hiệu ám chỉ sự vật. Ngôn ngữ là kỹ xảo của cổ họng và khi môi mím lại thì kỹ xảo đó là tư duy (!). Ông cho rằng hành vi tư duy cần phải bao gồm

phản ứng ngôn ngữ ngầm ẩn hay là các cử động, còn những thói quen hành vi ngầm ẩn là các cơ ở lưỡi và cổ họng (thanh quản). Các phản ứng ngôn ngữ chẳng qua chỉ là sự co bóp của các cơ cổ mà thôi. Thêm nữa, kỹ xảo được ông coi là phản ứng học được đối với kích thích xác định, tức là kỹ xảo và học tập là tương tự như nhau. Như vậy, theo J.B. Watson, ngôn ngữ, lời nói là hành vi, là hành động và là kỹ xảo (thói quen), suy đến cùng, ngôn ngữ, lời nói là kích thích và phản ứng và vấn đề học tập là vấn đề kỹ xảo (J.B. Watson, 1914, 1919).

B.F. Skinner cũng khẳng định ngôn ngữ là hành vi ngôn ngữ, là kích thích và phản ứng. Ông viết: Những âm thanh được cơ thể con người tạo ra trong quá trình nói cũng là một dạng của hành vi, đó là hành vi ngôn ngữ. Những hành vi này là những phản ứng, có thể được củng cố bằng những âm thanh khác (tức kích thích) hay cử chỉ giống hệt như chuột nhấn vào đòn bẩy được củng cố bằng nhận thức ăn. Hành vi ngôn ngữ đòi hỏi phải có hai người tương tác, người nói và người nghe, tức là thực hiện các phản ứng và các kích thích. Các hành vi ngôn ngữ cũng chịu sự củng cố, dự báo và điều khiển giống như bất kỳ hành vi nào khác (B.F. Skinner, 1957).

Tư tưởng coi ngôn ngữ là hành vi, là kích thích và phản ứng của tâm lý học Hành vi nêu trên đã được nhà ngôn ngữ học L. Bloomffeeld, người đặt nền móng cho chủ nghĩa cấu trúc trong ngôn ngữ học và đặt cơ sở lý luận cho quan niệm phương pháp trực tiếp trong dạy học ngoại ngữ, cụ thể hóa thành công thức chung như sau:

S → r → s → R

Ông giải thích công thức trên bằng thí dụ khá dí dỏm, cụ thể: Chàng John và nàng Jame cùng nhau dạo chơi trong vườn táo. Nàng Jame nhìn thấy quả táo trên cây và muốn ăn nó. Quả táo là kích thích (S) đối với nàng Jame. Lẽ ra phải tự mình thực hiện phản ứng thực tế (R) lấy quả táo, thì nàng Jame lại yêu cầu chàng John làm việc đó. Cô

ta đã thực hiện một phản ứng bằng từ (r) và từ này lại đồng thời là kích thích lời nói (s) đối với chàng John. Kết quả chàng John thực hiện phản ứng (R) đưa tay hái táo. Tất cả các sự kiện như nhìn thấy quả táo, nói lời nhờ hái táo, nghe thấy lời nhờ hái táo và dơ tay hái táo đều được L. Bloomfeeld đưa ra dưới dạng kế tiếp của các kích thích và phản ứng: S → r → s → R. Rõ ràng tất cả các đặc điểm hình thành thói quen (kỹ xảo) của hành vi lời nói chung đều được chuyển sang thói quen (kỹ xảo) ngôn ngữ (L. Bloomfeeld, 1968 hoặc trích theo I.A. Dimnhia, 1985).

Tóm lại, quan điểm về tư duy ngôn ngữ của J.B. Watson có vấn đề không đúng và quan điểm về hành vi ngôn ngữ của B.F. Skinner đã được nhà ngôn ngữ học chức năng hệ thống nổi tiếng N. Chomsky phê phán, nhưng việc các nhà khoa học hành vi này coi ngôn ngữ là hành vi ngôn ngữ, là hành động ngôn ngữ, là thói quen ngôn ngữ và là các kỹ xảo lời nói đã mở ra một hướng mới cho dạy học ngoại ngữ, dạy học hành động lời nói, dạy học kỹ xảo lời nói để giao tiếp.

3.3. Nội dung dạy học ngoại ngữ của quan điểm tâm lý học Hành vi

Tâm lý học Hành vi, như nhà tâm lý học dạy học ngoại ngữ Nga I. A. Dimnhia (1985) nói, đã chuẩn bị đầy đủ cho việc ra đời một quan điểm dạy học ngoại ngữ mới, dạy học kỹ xảo lời nói tiếng nước ngoài.

Thật vậy, các luận điểm cơ bản của tâm lý học Hành vi nêu trên hoàn toàn cho phép các nhà lý luận dạy học ngoại ngữ xây dựng những vấn đề chung của dạy học ngoại ngữ và nắm lấy các yêu cầu tâm lý để giải quyết những vấn đề dạy học ngoại ngữ đó theo một tinh thần mới, chưa từng có trong lịch sử dạy học ngoại ngữ, dạy học kỹ xảo lời nói.

3.3.1. Xây dựng những vấn đề chung của dạy học ngoại ngữ theo quan điểm tâm lý học Hành vi quan điểm tâm lý học Hành vi

Xin lưu ý, những vấn đề chung của dạy học ngoại ngữ gồm có các vấn đề sau: quan điểm tiếp cận hay phương hướng dạy học ngoại ngữ, mục đích dạy học ngoại ngữ, nội dung dạy học ngoại ngữ, đơn vị dạy học ngoại ngữ, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ngoại ngữ, kiểm tra trong dạy học ngoại ngữ.

Thực tiễn đời sống cho thấy mặt thực hành của ngôn ngữ cá nhân có vai trò rất lớn trong giao tiếp xã hội. Trong lý luận tâm lý học Hành vi, như đã trình bày ở trên, đã phát hiện được mặt thực hành này của ngôn ngữ có bản chất là hành vi, là hành động (tức hành vi nhằm đạt mục đích xác định), là kỹ xảo (tức là hành động đã được học, được rèn

luyện thuần thục hay là phản ứng đã được học, được rèn luyện thành thạo đối với kích thích tác động xác định) và xét đến cùng là kích thích và phản ứng. Từ đây các nhà lý luận dạy học ngoại ngữ đã đưa ra phương hướng dạy học ngoại ngữ bây giờ làdạy học sinh ngữ, dạy học lời nói sinh động của cá nhân trong giao tiếp, dạy học thực hành lời nói tiếng nước ngoài để giao tiếp hay còn gọi là quan điểm dạy học kỹ xảo lời nói tiếng nước ngoài để giao tiếp. Cần phải thấy rằng ở giai đoạn đầu tâm lý học Hành vi chưa nói đến kỹ năng (skill), mà chỉ nói đến kỹ xảo (habit), mà nhiều người vẫn quen gọi là thói quen (trong tiếng Anh vẫn là từ “habit”). Về mặt tâm lý học thì kỹ xảo và thói quen đều là các hành động đã được tự động hóa, song có chút khác nhau: thói quen gắn với nhu cầu, thể hiện thái độ, kỹ xảo gắn với năng lực, mang tính kỹ thuật. Các nhà hành vi chủ trương loại bỏ mọi hiện tượng tâm lý nên ở đây dùng thuật ngữ “kỹ xảo” hẳn đúng với tinh thần của Tâm lý học Hành vi hơn.

Sau này, do áp lực của thực tiễn không thể gạt bỏ được ý thức, tâm lý và về lý luận các nhà giáo dục học dạy học ngoại ngữ cũng chịu ảnh hưởng của tâm lý học Hoạt động, nên rút cuộc quan điểm dạy học kỹ xảo lời nói để giao tiếp được chuyển đổi thành quan điểm dạy học thực hành giao tiếp.

Trong quan điểm dạy học thực hành, dạy học kỹ xảo lời nói để giao tiếp, mục đích dạy học ngoại ngữ được xác định là nắm vững kỹ xảo lời nói để giao tiếp, còn nội dung dạy học ngoại ngữcác hành vi lời nói, các hành động lời nói của cá nhân trong giao tiếp, tức các kỹ xảo lời nói, mà thành phần cơ bản là các phản ứng bằng lời đáp trả các kích thích bằng lời trong tình huống xác định. Đơn vị dạy học ngoại ngữ chính là các hành vi ngôn ngữ, các hành động lời nói gắn với các tình huống thường gặp.

Về phương pháp dạy học ngoại ngữ, do tâm lý học Hành vi gạt bỏ ý thức, tâm lý và coi con đường tiếp thu tiếng nước ngoài cũng giống con đường tiếp thu tiếng mẹ đẻ, nên các nhà lý luận dạy học ngoại ngữ đã đưa ra các phương pháp dạy học ngoại ngữ theo hướng loại bỏ kinh nghiệm, loại bỏ tiếng mẹ đẻ, loại bỏ hẳn dịch hai thứ tiếng và hoàn toàn không tính gì đến việc di chuyển hay can thiệp kỹ năng, kỹ xảo hai thứ tiếng; đồng thời triệt để sử dụng phương pháp tiếp thu tiếng mẹ đẻ. M. Berlis, F. Guen đưa ra phương pháp tự nhiên; G. Sueta nêu phương pháp trực tiếp; R. Lado, Ch. Fris yêu cầu phương pháp nghe lời nói và họ đều thay các phương pháp dịch bằng phương pháp bắt chước mẫu lời nói. Phương pháp bắt chước mẫu lời nói

được coi là phương pháp cơ bản nhất, chỗ dựa vạn năng để thực hiện tất cả các phương pháp khác … (Xem I.V. Rakhmanov, 1972). Còn một điểm nữa ở trong tâm lý học Hành vi, mà các nhà lý luận dạy học ngoại ngữ dựa vào để đưa ra các phương pháp nêu trên, đó là quan niệm ngôn ngữ là hành vi, tức là phản ứng đối với kích thích; cho nên vấn đề mấu chốt trong các phương pháp dạy học ngoại ngữ theo tâm lý học Hành vi là phải tập trung tạo ra cho được các phản ứng bằng lời đối với các kích thích bằng lời tác động đến. Nguyên tắc làm việc cơ bản của các phương pháp trên là triệt để thực hiện công thức kích thích để tạo ra phản ứng (S → R) và phản ứng rồi thì lại tiếp tục kích thích (R → S), cứ như thế cho đến khi phản ứng (R) trở nên hoàn toàn bền vững (tức có được kỹ xảo mong muốn) mới kết thúc.

3.3.2. Các yêu cầu tâm lý trong tổ chức dạy học ngoại ngữ theo quan điểm tâm lý học Hành vi quan điểm tâm lý học Hành vi

Một phần của tài liệu CÁC QUAN ĐIỂM TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ (Trang 67)