Cơ sở triết học của tâm lý học Liên tưởng

Một phần của tài liệu CÁC QUAN ĐIỂM TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ (Trang 31)

5) Quy luật tiến bộ không ổn định trong kết quả nắm vững ngoại ngữ Như vậy, nội dung tâm lý của hoạt động dạy học ngoại ngữ là rất

2.1. Cơ sở triết học của tâm lý học Liên tưởng

Tâm lý học Liên tưởng là những khuynh hướng tâm lý học khác nhau về bản chất khoa học - tư tưởng, song đều thống nhất sử dụng khái niệm liên tưởng làm nguyên tắc giải thích chính các hiện tượng tâm lý (M.G. Iaroshepsky, 1971). Ở đây liên tưởng được hiểu là sự phản ánh ở trong ý thức các mối liên hệ qua lại của các đối tượng và hiện tượng của hiện thực dưới hình thức liên hệ có quy luật của các hiện tượng thần kinh - tâm lý (M.G. Iaroshepsky, 1971). Tất nhiên ở thời của mình tâm lý học Liên tưởng chưa có được sự rõ ràng như thế.

Sở dĩ tâm lý học Liên tưởng là những khuynh hướng tâm lý học khác nhau về bản chất khoa học - tư tưởng là vì nó được dựa trên nền tảng triết học không thuần nhất. Nó được xây dựng và phát triển theo quan điểm triết học duy vật máy móc thế kỷ XVII của T. Hobbs (1588-1679), B. Spinoda (1632-1677), J. Lokke (1632-1704) và quan niệm khoa học tự nhiên thế kỷ XVIII của D. Ghatli (1705-1757), cũng như quan niệm duy tâm của J. Bercli (1687-1753) và D. Hume (1711- 1776) ...

Thomas Hobbs được coi là ông tổ của tâm lý học Liên tưởng, song triết học duy vật máy móc của ông mới chỉ thể hiện khuynh hướng liên tưởng. Sau T. Hobbs nửa thế kỷ, John Lokke mới phát hiện và đưa ra tư tưởng về liên tưởng như một thuật ngữ diễn đạt cơ chế có khả năng hình thành một số các hiện tượng tâm lý. Việc diễn đạt rõ ràng nguyên tắc cơ bản của tâm lý học Liên tưởng như một trường phái tâm lý học tương lai (trường phái tâm lý học lấy liên tưởng làm nguyên tắc giải thích các hiện tượng tâm lý người và động vật) thuộc về công lao của David Ghatli.

Vì là dựa trên nền tảng triết học như vậy, nên các hiện tượng tâm lý trong tâm lý học Liên tưởng đều mang đậm tính duy vật máy móc và tính khoa học tự nhiên. Để giải thích sự hình thành các hiện tượng tâm lý, các nhà tâm lý học Liên tưởng đã xuất phát từ quan niệm duy vật cho là tác động bên ngoài gây ra hành động đáp trả của hệ thần kinh, làm cho hệ thần kinh xuất hiện những rung động, lớn hoặc bé. Những rung động này sau khi xuất hiện được lưu giữ lại, được tích lũy lại, đồng thời tạo ra một “cơ quan” làm trung gian cho những phản ứng sau đó đối với các ảnh hưởng tác động mới từ bên ngoài (D. Ghatli).

Ngày nay chúng ta có đầy đủ cơ sở khoa học để hiểu cái cơ quan làm trung gian đó là tâm lý có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động sinh lý thần kinh cấp cao của bộ não. Như vậy, trong tâm lý học Liên tưởng, cái tâm lý không phải là cái thứ nhất, mà là cái thứ hai (tức duy vật) và không có sự khác biệt trong cơ chế hình thành của cái tâm lý đơn giản, cũng như cái tâm lý phức tạp (tức máy móc), đồng thời cái tâm lý và cái sinh lý còn chưa tách khỏi nhau, cái tâm lý còn lẫn trong cái sinh lý (tức tính khoa học tự nhiên). Đây là một hạn chế có tính lịch sử của tâm lý học Liên tưởng.

Một phần của tài liệu CÁC QUAN ĐIỂM TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w