Hoạt động, cấu trúc của hoạt động và hoạt động thực tiễn

Một phần của tài liệu CÁC QUAN ĐIỂM TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ (Trang 76)

6. Tìm thấy luyện tập trong các tình huống tương tự là con đường hình thành và phát triển hành vi, phát hiện ra khâu củng cố (củng cố

4.1.1. Hoạt động, cấu trúc của hoạt động và hoạt động thực tiễn

Trong triết học Marx, phạm trù hoạt động có nội hàm rất rộng và hết sức cơ động. Nó được hiểu là phương thức tồn tại, là sự sống, là sự sinh thành, là sự vận động, là sự tác động, là sự chuyển hóa và là sự sáng tạo. Ở thể tĩnh, nó là tồn tại có tính vật thể, là tiềm năng. Ở thể động, nó là sự tác động qua lại của tác nhân và đối tượng, là động năng. Mọi hoạt động đều bao hàm ít nhất một tác nhân thực hiện hoạt động và một đối tượng. Như vậy, hoạt động là đặc tính của giới tự

nhiên, trong đó có con người; là phương tiện để giới tự nhiên và con người sản sinh, phát triển và định vị chính bản thân mình. Điểm phân biệt hoạt động của con người với các loài khác là đặc tính ý thức của chủ thể và sự sản xuất ra công cụ lao động (K. Marx, 1989).

Kế thừa và đảo ngược phép biện chứng của Hegels, K. Marx và F. Engels chỉ rõ thế giới tự nhiên và con người (tồn tại) tự sinh thành ra chính nó trong vận động (hoạt động); hoạt động và tồn tại bao hàm lẫn nhau và chuyển hóa cho nhau. Hoạt động chỉ có thể diễn ra trong một tồn tại, thuộc về tồn tại và mọi tồn tại đều hoạt động (K. Marx, 1989).

Về Cấu trúc của Hoạt động. Khi phân tích về lao động sản xuất trong bộ Tư bản, K. Marx nêu rõ quá trình lao động bao gồm ba yếu tố giản đơn: sự hoạt động có mục đích, hay bản thân sự lao động, tức chủ thể lao động; đối tượng lao động và tư liệu lao động (K. Marx, tập 23, tr.267). Như vậy, mỗi hoạt động bất kỳ đều có ba yếu tố: chủ thể, đối tượng và công cụ, đặc biệt, chúng tạo thành một cấu trúc chức năng, có quan hệ chuyển hóa chức năng cho nhau giữa từng cặp các yếu tố đó: chủ thể - đối tượng, chủ thể - công cụ và công cụ - đối tượng.

Chủ thể là một tồn tại vì nó và nó chứa đựng một tiềm năng, một lực lượng. Nó có đặc tính tự định vị, tự khẳng định, tự hiện thực hóa và tự sinh thành. Theo K. Marx, chủ thể theo nghĩa rộng, bao trùm là giới tự nhiên; theo nghĩa hẹp, cụ thể là con người. Giới tự nhiên là sự sống, nó tự phát sinh, tự tạo cho mình một lịch sử bằng tự vận động. Con người là một bộ phận của tự nhiên, nó không ngừng sinh ra bản thân mình bằng hoạt động, mà trước hết là lao động. Trong lao động diễn ra quá trình kép: chủ quan hóa đối tượng, hay nhân hóa giới tự nhiên và hiện thực hóa bản thân, hay khách quan hóa bản thân vào đối tượng, vào sản phẩm. Từ đây K. Marx khái quát: “Lịch sử của công nghiệp và sự tồn tại có tính đối tượng đã hình thành của công nghiệp là cuốn sách đã mở ra về những lực lượng bản chất của con người, là tâm lý học con người bày ra trước mắt chúng ta một cách cảm tính …” (K. Marx, tập 23, tr.110). Như vậy, khi tự ngoại hiện ở khách thể (sản phẩm), chủ thể phát hiện ra ở đó những khả năng của mình. Qua sản phẩm, chủ thể khẳng định (định vị) được bản thân.

Điều này cho thấy có thể nghiên cứu tâm lý, ý thức một cách khách quan.

Đối tượng (của lao động) chính là sự vật thể hóa đời sống có tính chất loài của con người. Thông qua công cụ lao động, hoạt động của con người tác động đến đối tượng và làm biến đổi nó, tạo ra sản phẩm. Lao động đã kết hợp với đối tượng lao động. Lao động được vật hóa,

còn vật thì được chế biến. Về phương diện lịch sử, lúc đầu là loại đối tượng có sẵn trong tự nhiên, về sau là loại đối tượng đã trải qua hoạt động, tức là sản phẩm của hoạt động trước đó, là lao động quá khứ ở dạng tiềm ẩn. Ở đây sản phẩm có tính đa diện: 1) Với tư cách là kết quả của hoạt động, nó là sự kết tinh của hoạt động với công cụ và đối tượng lao động; 2) Với tư cách là vật, nó tham gia trực tiếp vào hoạt động, khi là đối tượng, khi là công cụ và có khi là cả hai, tuỳ vào quan hệ với chủ thể.

Công cụ (tư liệu lao động) là một vật hay toàn bộ những vật mà con người đặt ở giữa họ với đối tượng lao động và được họ dùng làm

vật dẫn truyền hoạt động của họ vào đối tượng ấy. Trong quá trình lao động, nhờ tư liệu lao động, hoạt động của con người làm cho đối tượng lao động phải biến đổi theo mục đích đã định trước. Quá trình đó chấm dứt trong sản phẩm. Tư liệu đầu tiên của con người là các khí quan của con người, các vật có sẵn trong tự nhiên, nhưng chủ yếu là các vật do con người tạo ra, tức nó là sự kết tinh của hoạt động với công cụ và đối tượng lao động trước đó, là kết quả của hoạt động nhân hóa đối tượng, hiện thực hóa những lực lượng bản chất của con người vào đối tượng, chuyển chúng vào hình thức vật thể.

Chính vì vậy Hegels nói: Trí tuệ không ngủ yên ở trong đầu; nó hoạt động sôi nổi ở ngoài đời, trong thế giới vật thể vật chất.

Những nội dung nêu trên về hoạt động là chìa khóa cho các nhà tâm lý học Hoạt động nghiên cứu các vấn đề của tâm lý học nói chung và cho A.N. Leonchiev giải quyết vấn đề cấu trúc của hoạt động nói riêng.

Về hoạt động thực tiễn. Hành vi lịch sử đầu tiên của con người, theo K. Marx, là hoạt động thực tiễn và trước hết là lao động sản xuất vật chất, cảm tính. Cái đầu tiên lao động này sản xuất ra là tư liệu sinh hoạt để thỏa mãn nhu cầu sống của mình như ăn, mặc, ở, đi lại …, tức là sản xuất ra đời sống của bản thân; đồng thời cũng sản xuất ra người khác qua quan hệ vợ chồng, con cái; sản xuất ra những nhu cầu mới của con người và cả những phương tiện thỏa mãn chúng. Trong lao động sản xuất con người tiến hành các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động xã hội. Toàn bộ những hoạt động đó chính là hoạt động thực tiễn, cảm tính. Hoạt động thực tiễn tạo ra sản phẩm vật chất cảm tính. Đến lượt mình, sản phảm vật chất này lại tác động ngược trở lại hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động xã hội của con người. Những hoạt động này, cùng với các quan hệ xã hội và sản phẩm vật chất của xã hội đã hình thành ra phương thức sản xuất của mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Đó chính là thực tiễn của con người. Đây là cơ sở lý luận

xuất phát của triết học K. Marx. Theo K. Marx, để xem xét, giải thích các sự vật, hiện tượng và nói chung, mọi vấn đề của triết học đều phải tính đến mặt thực tiễn này. K. Marx viết trong luận cương về Feuerbach: “Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vậy trước kia, kể cả chủ nghiã duy vật Feuerbach, là ở chỗ: sự vật, hiện thực, cảm tính, được xét chỉ dưới hình thức khách thể hay dưới hình thức trực quan, chứ không phải với tính cách là hoạt động cảm tính của con người, là thực tiễn, không phải về mặt chủ quan …” (K. Marx, 1971, t 2, tr.490).

Luận điểm về thực tiễn, hoạt động thực tiễn trên đây đã được các nhà tâm lý học Hoạt động coi như chiếc chìa khóa vạn năng để xem xét, giải quyết mọi vấn đề liên quan đến tâm lý, ý thức, ngôn ngữ và con người.

Một phần của tài liệu CÁC QUAN ĐIỂM TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ (Trang 76)