5) Quy luật tiến bộ không ổn định trong kết quả nắm vững ngoại ngữ Như vậy, nội dung tâm lý của hoạt động dạy học ngoại ngữ là rất
2.2.2. Luận điểm về cảm giác
Luận điểm về cảm giác, chính xác hơn về cái phần tử trong phản ánh hiện thực khách quan.
Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan con người. Trong tâm lý học Liên tưởng cảm giác đóng vai trò rất quan trọng đối với các liên tưởng và việc xây dựng nên tòa lâu đài nhận thức của con người. Nói đến liên tưởng là nói đến cảm giác. Không thể có liên tưởng mà không có cảm giác. Hơn thế, cảm giác còn là thành phần cấu thành chính của mọi hiện tượng tâm lý cao hơn, là vật liệu và cũng là chất liệu của mọi liên tưởng trong các hiện tượng tâm lý cao hơn.
Sau này, khi làm rõ nguyên nhân tạo ra các liên tưởng của biểu tượng hay của các khái niệm, D.X. Miller đã phát hiện ra là các khái niệm (các biểu tượng) của chúng ta được sinh ra và tồn tại trong chính cái trật tự đã sinh ra và tồn tại các cảm giác. Chính chúng là bản sao từ các cảm giác (trích theo I.A. Dimnhia, 1985). Điều này cũng có nghĩa con đường nhận thức được diễn ra bắt đầu không phải là phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật và hiện tượng, mà là bắt đầu từ sự phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bên ngoài của chúng. Nói khác đi, nhận thức bắt đầu từ cái phần tử, cái thành phần, cái bộ phận của cái toàn thể. Chính vì vậy mà tri giác (một quá trình tâm lý phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan con người) được giải thích là sự liên tưởng các cảm giác trước đó; hình ảnh của tri giác (hình tượng) là kết quả liên tưởng các hình ảnh cảm giác (cái cảm giác) trước đó; còn biểu tượng, hình ảnh của trí nhớ (một quá trình tâm lý phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi những sự vật, hiện tượng đó không còn trực tiếp tác động vào giác quan con người) là kết quả của liên tưởng của chính các cảm giác đã tạo nên hình ảnh của tri giác (hình tượng) nhờ sự lặp lại chính quá trình tri giác đó, tức cũng là nhờ sự lặp lại chính những cảm giác trước đó và v.v... Đây cũng là quan niệm rất máy móc trong tâm lý học Liên tưởng.