ngữ trong quá trình dạy học tiếng, tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài. Nói khác đi, lời nói là một hoạt động đặc biệt của con người. Trong quá trình dạy học tiếng, hoạt động lời nói cũng có cấu trúc như một hoạt động bất kỳ, tức là nó cũng có cấu trúc phân tử, bao gồm sáu đơn vị tế bào; các đơn vị này cũng được chia thành hai tuyến chủ thể và đối tượng, có quan hệ từng cặp, theo thứ bậc và chuyển hóa chức năng cho nhau theo hai hướng cụ thể hóa và khái quát hóa. Ở đây đối tượng cụ thể của hoạt động học tập ngoại ngữ mà người học cần chiếm lĩnh là hoạt động lời nói ngoại ngữ; động cơ của hoạt động học tập này là mong muốn, nhu cầu thực hiện được hoạt động lời nói đó để giao tiếp; hoạt động học tập thực sự mà người học cần thực hiện do động cơ như thế kích thích, lôi kéo là chính hoạt động lời nói; mục đích của các hành động học tập của người học là nắm được những hành động lời nói (hay hành động ngôn ngữ) cụ thể của ngoại ngữ được học; các phương thức lời nói và các thao tác lời nói người học cần thực hiện đều nằm trong các phương tiện ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ thực hiện hành động lời nói cần học. Do đó mô hình cấu trúc bên trong của hoạt động học tập ngoại ngữ là mô hình cấu trúc bên trong của hoạt động lời nói (xem sơ đồ 4.2).
Như vậy, tổ chức quá trình nắm vững ngoại ngữ theo quy luật thực hiện hai lần sẽ được cụ thể như sau:
- Lần đầu là thực hiện ở bên ngoài, người học tích cực thực hiện hoạt động lời nói ngoại ngữ, thực hiện ở trên lớp, trong và bằng tập thể, dưới sự tổ chức của thầy giáo.
- Lần sau là thực hiện ở bên trong, người học tự thực hiện hoạt độnglời nói ngoại ngữ một cách độc lập, tự giác, chủ động, tích cực và sáng tạo.
Sơ đồ 4.2. Mô hình cấu trúc bên trong của hoạt động lời nói ngoại ngữ
của chủ thể (S) (O) của hoạt động Cụ Hoạt động
lời nói ngoại ngữ
Động cơ lời nói ngoại ngữ
Khái Thể Hành động
lời nói ngoại ngữ
Mục đích lời nói ngoại ngữ
quát hóa Thao tác
lời nói ngoại ngữ
Phương thức lời nói ngoại ngữ
hóa