Sơ đồ chung hình thành và phát triển tâm lý ngườ

Một phần của tài liệu CÁC QUAN ĐIỂM TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ (Trang 89)

6. Tìm thấy luyện tập trong các tình huống tương tự là con đường hình thành và phát triển hành vi, phát hiện ra khâu củng cố (củng cố

4.2.4. Sơ đồ chung hình thành và phát triển tâm lý ngườ

Các nhà tâm lý học Hoạt động, trước tiên là L.X. Vygotsky, đã chứng minh tâm lý, ý thức không di truyền theo con đường sinh học, qua gien và nhiễm sắc thể. Thế hệ trước thông qua hoạt động đã để lại tâm lý (chuyển ra ngoài, khách quan hóa, đối tượng hóa tâm lý) của mình vào các sản phẩm văn hóa vật chất (hữu hình) và sản phẩm văn hóa tinh thần (vô hình), dưới dạng các thao tác kết tinh. Thế hệ sau cũng thông qua hoạt động để tiếp nhận (chủ quan hóa, nội tâm hóa, chuyển vào trong) tâm lý “kết tinh” của thế hệ trước từ các sản phẩm văn hóa này, đưa các thao tác kết tinh về dạng hoạt động, rút gọn lại, biến thành cái riêng (tâm lý) cho mình.

Ở đây có ba khái niệm cơ bản nhất của tâm lý học Hoạt động, đó là chủ thể (Subject, kí hiệu là S), hoạt động (Activity, ← A →) và đối tượng (Object, O). Tất nhiên còn có các công cụ làm phương tiện và với những điều kiện thực hiện nhất định. Hoạt đông, chủ thể và đối tượng được A.N. Leonchiev (A.N. Leonchiev, 1989) xác định một cách cụ thể như dưới đây.

Hoạt động là một quá trình thực hiện sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai cực chủ thể - khách thể. Theo nghĩa rộng, hoạt động là đơn vị phân

tử, tạo nên toàn bộ đời sống con ngưòi. Cuộc đời mỗi người là một dòng các hoạt động kế tiếp nhau. Như vậy, hoạt động là khâu trung gian giữa con người với thế giới. Trong hoạt động diễn ra quá trình chuyển hóa lẫn nhau giữa chủ thể và đối tượng.

Theo nghĩa hẹp, ở cấp độ tâm lý học, hoạt động là đơn vị của đời sống, có chứa đựng tâm lý, có chức năng hướng dẫn chủ thể trong quan hệ với đối tượng. Như vậy, hoạt động là sự phản ánh tâm lý, có sự hình thành, phát triển, kết thúc, có chức năng định hướng chủ thể trong quá trình chuyển hóa với đối tượng.

Dù với nghĩa nào, rộng hay hẹp, cũng cần thấy, hoạt động là một đơn vị, tức là một hệ thống có cơ cấu, có chuyển hóa và là chuyển hóa chức năng bên trong của cơ cấu đó, có sự phát triển.

Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng và do chủ thể thực hiện.

Chủ thể là con người cụ thể chủ động, trực tiếp tiến hành hoạt động với đối tượng, được sinh thành, phát triển cùng với sự sinh thành, phát triển của đối tượng, trong hoạt động.

Đối tượng là khách thể cụ thể được hoạt động của chủ thể tác động vào và cũng tác động ngược trở lại chủ thể, được sinh thành, phát triển cùng với sự simh thành, phát triển của chủ thể, trong hoạt động.

Về mặt triết học, đối tượng là những vật thể tự nhiên và những vật thể do con người tạo ra (đây mới là chủ yếu), tức là những sản phẩm của một hoạt động trước đó. Nó tồn tại dưới ba hình thức: vật chất (vật thể), vật chất hóa (kí hiệu) và tinh thần (ý nghĩ). Về mặt tâm lý học, đối tượng (loại chủ yếu) chính là những vật thể mang nội dung tâm lý - văn hóa - xã hội - lịch sử và một lôgich thao tác hình thành nó. Đây chính là những cái mà chủ thể cần chiếm lĩnh được trong và sau hoạt động. Nói khác đi, đây là những cái mà đối tượng sẽ đưa lại cho chủ thể.

Quan hệ giữa chủ thể và đối tượng là quan hệ hai chiều qua lại, cả hai đều thể hiện tính tích cực đi đến gặp nhau. Chủ thể và đối tượng không bộc lộ đầy đủ ngay từ đầu, mà bộc lộ dần dần trong hoạt động. Khi kết thúc hoạt động, đối tượng được chủ thể hóa, còn chủ thể được đối tượng hóa, được vật hóa trong sản phẩm.

Trong quá trình hoạt động của chủ thể, đối tượng xuất hiện hai lần: lần đầu, tồn tại độc lập dưới dạng vật thể, bắt hoạt động của chủ thể phải phụ thuộc vào nó và cải tạo hoạt động của chủ thể; lần sau, tồn tại gián tiếp dưới dạng hình ảnh của mình, tức là hình ảnh của đối tượng, kết quả của sự phản ánh tâm lý về những thuộc tính của đối tượng. Nói cách khác, có hai lần chuyển hóa, đối tượng chuyển hóa

thành quá trình hoạt động và hoạt động chuyển hóa thành sản phẩm của hoạt động chủ quan. A.N. Leonchiev gọi đó là tính đối tượng, diễn ra trong mọi hoạt động.

Như vậy, chủ thể và đối tượng tác động qua lại (tương tác) với nhau trong hoạt động. Chúng sinh thành ra nhau và cùng nhau phát triển theo mức độ tương tác trong hoạt động. Chủ thể, hoạt động và đối tượng kết thúc khi mục đích được thực hiện trọn vẹn hay một phần, tạo ra được toàn bộ hay một phần sản phẩm. Có thể minh họa những điều nêu trên theo sơ đồ sau:

S ← A → O

Các hoạt động giữa chủ thể và đối tượng được diễn ra theo hai chiều khác nhau; chiều chuyển tâm lý ra bên ngoài, vào đối tượng và chiều chuyển vào bên trong, vào chủ thể. Các hoạt động này, dù diễn ra theo chiều nào, thì bao giờ cũng được trung gian hóa bởi công cụ. Ở đây có hai loại công cụ: 1) Công cụ vật chất vật thể (tư liệu sản xuất, đồ dùng sinh hoạt) và 2) Công cụ tâm lý tinh thần, trong đó đặc biệt là kí hiệu, ngôn ngữ. Các công cụ này khác nhau về hướng tác động. Công cụ vật chất vật thể hướng ra bên ngoài, tác động vào đối tượng và làm thay đổi đối tượng theo mục đích của chủ thể. Công cụ tâm lý tinh thần hướng vào chủ thể, điều khiển hoạt động, chuyển cái bên ngoài lấy từ đối tượng đưa vào trong chủ thể, làm biến đổi chủ thể.

Tâm lý là cái tự tạo. Thế hệ sau, để có tâm lý, phải thực hiện hoạt động (học tập) với đối tượng (nội dung môn học), có sự hướng dẫn của người lớn. Theo L.X. Vygotsky, việc học tập diễn ra theo cơ chế lĩnh hội. Ở đây có sự khác biệt về phát triển của chủ thể, tuỳ thuộc vào cái được lĩnh hội, cụ thể:

- Nếu đối tượng là một công cụ, đồ dùng (đối tượng khác), thì qua hoạt động, chủ thể sẽ phát triển tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, năng lực, trí tuệ, tài năng …, tức mặt tài của nhân cách.

- Nếu đối tượng là một người khác (chủ thể khác), thì qua hoạt động (giao tiếp), chủ thể sẽ phát triển thái độ, xúc cảm, tình cảm, thói quen, xu hướng, tính cách, đạo đức …, tức mặt đức của nhân cách.

Cả hai mặt trên được diễn ra theo hướng kết hợp, luân chuyển để phát triển toàn diện đời sống tâm lý và nhân cách con người.

Như vậy, tâm lý con người là cái tự tạo, do chính mỗi cá nhân tự làm ra cho mình, nhờ hoạt động. Tâm lý con người có nguồn gốc từ bên ngoài. Những điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc xây dựng một quan điểm dạy học ngoại ngữ mới, dạy học hoạt động lời nói ngoại ngữ.

Một phần của tài liệu CÁC QUAN ĐIỂM TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w