nói. “Ngôn ngữ” trong tiếng Anh là “language”, trong tiếng Pháp là “langage”, trong tiếng Nga là “iadyk”, còn “lời nói” trong các thứ tiếng đó tương ứng là “speech”, “parole”, “retr”. Ở các thứ tiếng trên các thuật ngữ đó xưa và nay vẫn chỉ là như vậy.
Trong tiếng Việt “ngôn ngữ” và “lời nói” được hiểu rất không thống nhất. Trước đây để phân biệt chúng, các nhà ngôn ngữ học và tâm lý học Việt Nam đã dùng hai thuật ngữ “ngữ ngôn” và “ngôn ngữ”, trong đó “ngữ ngôn” được đặt tương ứng với “language”, “langage”, “iadyk”, còn “ngôn ngữ” được đặt tương ứng với “speech”, “parole”, “retr”. Ngày nay các nhà ngôn ngữ học và tâm lý học của nước ta không dùng thuật ngữ “ngữ ngôn” nữa. Như vậy, nếu bây giờ dùng thuật ngữ “ngôn ngữ” thay cho “ngữ ngôn”, thì phải dùng thuật ngữ “lời nói” thay cho “ngôn ngữ”, nhưng trên thực tế cũng như trong sách vở tất cả đều được gọi là “ngôn ngữ”. Thuật ngữ “lời nói” chỉ dùng để chỉ lời nói miệng. Điều này đã thu hẹp rất nhiều nội dung của thuật ngữ “lời nói”.
Theo quan điểm hoạt động, các nhà ngôn ngữ học, tâm lý học, tâm lý ngôn ngữ học, ngôn ngữ tâm lý học và giáo dục học ngoại ngữ hiểu về các khái niệm đó như dưới đây.
Ngôn ngữ (language, langage, iadyk) là hệ thống ký hiệu đặc biệt, được tổ chức theo các phương thức ngữ pháp xác định (các quy tắc tạo âm, các quy tắc tạo từ và các quy tắc tạo câu …), có bản chất xã hội và hoạt động, là cái chung của cả cộng đồng, mang tính khách quan v.v…và, đặc biệt, là phương tiện (sretstvo) hình thành và thể hiện ý. X. Đ. Kasnhelson viết: “Ngôn ngữ đó không chỉ là công cụ giao tiếp, mà còn là phương tiện hình thành và thể hiện ý. Quá trình sản sinh thông báo lời nói rất ít giống quá trình thể hiện ý có sẵn hoặc dịch máy móc một cấu trúc cú pháp từ thứ mã bên trong nào đó ra thứ mã bên ngoài. Các hình thái ngôn ngữ cần phải đi kèm theo ý ngay ở pha đầu của sự sản sinh ý, đồng thời với ý đó mà tạo nên một quá trình lời nói có ý duy nhất” (X. Đ. Kasnhelson, 1972).
Lời nói (speech, parole, retr) là phương thức (sposob) hình thành và thể hiện ý nhờ ngôn ngữ (I. A. Dimnhia, 1985), là một phạm trù ngang bằng với phạm trù ngôn ngữ, là một hoạt động, hoạt động lời nói, có cấu trúc riêng, gắn với các hoạt động chung như lao động, học tập, vui chơi … (A. A. Leonchiev, 1970), là cái riêng của cá nhân, mang tính chủ quan và v.v…
Ngôn ngữ và lời nói có khác nhau, nhưng không đối lập nhau; chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau: ngôn ngữ để tạo ra lời nói, còn lời nói lại góp phần làm phong phú thêm cho ngôn ngữ. Chúng là hai mặt thống nhất của hoạt động lời nói của cá nhân; chỉ trong hoạt động lời nói của cá nhân chúng mới thể hiện đầy đủ bản chất của mình. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói là mối quan hệ giữa nghĩa chung (ngôn ngữ) và ý riêng (lời nói).
Hoạt động lời nói, theo A. A. Leonchiev, như một hoạt động độc lập, trọn vẹn không tồn tại, nó không phải là hoạt động tự nó. Trong giao tiếp lời nói, hoạt động lời nói chỉ là một hoặc một số hành động lời nói. Các hành động lời nói này luôn nhập vào chuỗi các hành động của hoạt động chung (lao động, học tập, vui chơi …), chịu sự chi phối của hoạt động chung, nhưng vẫn có mục đích và cấu trúc riêng. Tuy vậy, hoạt động lời nói vẫn được dùng để nhắc nhở quan niệm hoạt động về lời nói. Hoạt động lời nói chỉ có đầy đủ tính thuật ngữ ở trong quá trình dạy học tiếng, cả tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài
(A.A. Leonchiev, 1969, 1970, 1974). Điều này rất quan trọng đối với việc xây dựng quan điểm dạy học ngoại ngữ hoạt động.
4. Như vậy, theo A.A. Leonchiev, khi đã nắm vững ngôn ngữ, ngôn ngữ được dùng để giao tiếp và nhận thức, thì chỉ có hành động lời nói