Tâm lý học Hành vi chuyển đối tượng nghiên cứu sang hành vi,

Một phần của tài liệu CÁC QUAN ĐIỂM TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ (Trang 72)

lấy hành vi làm đối tượng nghiên cứu đã mở ra một lĩnh vực mới, một hướng mới cho nghiên cứu tâm lý, đồng thời cũng đã mở ra một lĩnh vực mới, một hướng mới cho dạy học ngoại ngữ; đó là dạy học hành vi, dạy học hành động, dạy học kỹ xảo lời nói để giao tiếp. Trước đây dạy học ngoại ngữ chỉ tập trung vào cung cấp hệ thống kiến thức ngôn

ngữ, chỉ chủ yếu chăm chút trí nhớ người học, nay chuyển sang dạy hành vi, hành động, kỹ xảo lời nói, thực hành lời nói, tác động chủ yếu vào hoạt động của các cơ quan ngôn ngữ, hình thành kỹ xảo cần thiết cho các cơ quan này. Đây là điểm mới lần đầu tiên xuất hiện trong dạy học ngoại ngữ, một giá trị lớn của tâm lý học Hành vi không gì bác bỏ được. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa thực dụng Mỹ, nên đã quy mọi cái có thể quan sát được là khách quan và chỉ lấy hành vi được coi là cái khách quan làm đối tượng nghiên cứu, mà quên mất đó chỉ là cái bên ngoài, là hiện tượng, luôn chịu sự chi phối của cái bên trong, cái bản chất. Hơn nữa, việc tâm lý học Hành vi loại bỏ triệt để ý thức, tâm lý ra khỏi đối tượng nghiên cứu (do tưởng lầm là không thể đo được khách quan) đã dẫn đến đánh mất đối tượng đích thực của tâm lý học, tự làm cho tâm lý học Hành vi trở thành Hành vi luận (Behaviorism), rơi vào lập trường của nhị nguyên luận, tách rời các yếu tố tâm lý và cơ thể, tức hành vi (L.X. Vygostky, 1925). Đây cũng là nguồn gốc của việc phủ nhận bản năng và phủ nhận sinh lý học thần kinh của các hiện tượng tâm lý. Điều này đã làm cơ sở để các nhà giáo dục học ngoại ngữ loại bỏ kinh nghiệm, tiếng mẹ đẻ, việc dịch, các quy luật chuyển di và can thiệp hai thứ tiếng, cũng như những vấn đề tâm lý khác ra khỏi việc dạy học ngoại ngữ. Như vậy đã bỏ mất một điều kiện dạy học quý giá và đã vô tình hạ thấp vai trò của người học.

Một phần của tài liệu CÁC QUAN ĐIỂM TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ (Trang 72)