Kích thích trong tâm lý học Hành vi là kích thích từ môi trường sống tự nhiên và phản ứng đáp trả cũng là phản ứng có được từ mô

Một phần của tài liệu CÁC QUAN ĐIỂM TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ (Trang 73)

sống tự nhiên và phản ứng đáp trả cũng là phản ứng có được từ môi trường sống tự nhiên ấy; cho nên công thức hành vi (S R) trong tâm lý học Hành vi tránh được tính cơ học, song cũng chỉ đến được tính vật lý , chứ chưa có được tính sinh học- tâm lý (vì không có nội dung tâm lý) và còn xa tính xã hội (vì không có ý thức). Tất cả các hành vi của các nhà hành vi, từ hành vi của J.B. Watson (S → R), hành vi tổng thể của E.C. Tolman (hành vi có ý định, có mục đích, có nhận thức), đến hành vi tạo tác của B.F. Skinner (hành vi tác động ngược lên có thể nhìn thấy của củng cố), đều là các hành vi rỗng, không có thông tin gì về nội dung bên trong, đồng thời đều có chung một sai lầm là coi các kích thích (môi trường) quyết định một cách máy móc và tuyệt đối đến hành vi của con người. Các nhà hành vi đặt nhiệm vụ tạo ra phản ứng (R) bằng xây dựng các kích thích (S). Khi điều chỉnh được tác nhân kích thích (S) bên ngoài thì có thể “chế tạo” được con người (R) theo bất cứ khuôn mẫu nào, tức rất coi trọng, đề cao vai trò của yếu tố môi trường, đặc biệt là giáo dục. Tất nhiên thời

đó tâm lý học đang đề cao quá mức yếu tố bản năng, di truyền, thì việc đề cao yếu tố môi trường và giáo dục như vậy là có ý nghĩa, song coi là vạn năng thì lại không tránh khỏi rơi vào chủ nghĩa cực đoan. J.B. Watson viết: Hãy cho tôi một tá trẻ em khoẻ mạnh, phát triển bình thường và thế giới riêng (tức môi trường - TG) của tôi, trong đó tôi có thể chăm sóc (tức giáo dục) chúng và tôi cam đoan rằng khi chọn ngẫu nhiên một đứa trẻ, tôi có thể biến nó thành (tức tác dụng của giáo dục và môi trường) một chuyên gia bất kỳ lĩnh vực nào - một bác sỹ, một kỹ sư, một thương gia hay thậm chí một tên trộm hạ đẳng - không thuộc vào tư chất và năng lực của nó, vào nghề nghiệp và chủng tộc của cha ông nó (J.B. Watson, 1925). Sau này ông tự thấy mình cực đoan và đã vượt ra khỏi thực tế.

Quán triệt tinh thần trên đây trong công thức hành vi S → R và cùng với chủ trương loại bỏ tất cả các hiện tượng tâm lý nội quan ở trên, các nhà giáo dục học ngoại ngữ đã đưa ra các phương pháp trực tiếp, phương pháp trực tiếp mới, phương pháp nghe nhìn và v.v…, đặt người học vào vị trí tiếp nhận, không cần hiểu, chỉ cần bắt chước, có phản ứng (R) đúng là được. Tất nhiên cách làm này cũng có giá trị ở một giai đoạn nhất định, song không đánh giá được đúng vai trò của chủ thể học tập, họ bị đặt vào vị trí bị động, hành động một cách máy móc.

Một phần của tài liệu CÁC QUAN ĐIỂM TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ (Trang 73)