Tuy có quan hệ với nhau như trên, song chúng không ngang bằng nhau về nguyên tắc Sự không ngang bằng này thể hiện trước hết ở chỗ

Một phần của tài liệu CÁC QUAN ĐIỂM TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ (Trang 26)

nhau về nguyên tắc. Sự không ngang bằng này thể hiện trước hết ở chỗ chỉ có hoạt động học ngoại ngữ mới tạo ra sự phát triển ngoại ngữ của người học và giữ vai trò trực tiếp quyết định trong sự phát triển này, còn hoạt động dạy ngoại ngữ không trực tiếp tạo ra sự phát triển này, tuy nhiên vẫn có vai trò chủ đạo và đắc lực trong sự phát triển đó. Tiếp đến, các hoạt động này vận hành theo những cơ chế khác nhau: hoạt động dạy ngoại ngữ diễn ra theo cơ chế (tổ chức) sáng tạo, còn hoạt động học ngoại ngữ diễn ra theo cơ chế lĩnh hội. Thêm nữa, hoạt động dạy ngoại ngữ có chức năng tổ chức, điều khiển hoạt động học ngoại ngữ, còn hoạt động học ngoại ngữ có chức năng tích cực thực hiện việc chuyển hóa ngoại ngữ được học thành vốn riêng của người học.

Thứ hai, hoạt động dạy ngoại ngữ diễn ra theo cơ chế sáng tạo về mặt tổ chức hoạt động học ngoại ngữ, chứ không phải về mặt đối tượng của hoạt động này. Đối tượng của hoạt động học tập này là ngoại ngữ, tức ngôn ngữ cụ thể được học. Ngôn ngữ này đã có sẵn trong nền văn hóa lịch sử xã hội loài người; nó đã và đang được các dân tộc cụ thể sử dụng làm công cụ giao tiếp và nhận thức. Ở đây, tuy vận hành theo cơ chế sáng tạo, nhưng hoạt động dạy ngoại ngữ khác với hoạt động nghiên cứu khoa học hay hoạt động nghệ thuật. Mặt khác, hoạt động dạy ngoại ngữ không phải là hoạt động cho mình, không làm phát triển người dạy về ngoại ngữ được dạy. Ngoại ngữ được dạy không phải là đối tượng của hoạt động dạy ngoại ngữ. Đối tượng của hoạt động dạy ngoại ngữ là sự tổ chức hoạt động học ngoại ngữ, trong đó ngoại ngữ được dạy là nội dung cốt lõi. Chính vì vậy

hoạt động dạy ngoại ngữ có vai trò quyết định chất lượng, hiệu quả của hoạt động học nắm vững ngoại ngữ.

Thứ ba, hoạt động học nắm vững ngoại ngữ cũng có bản chất như của sự học ngoại ngữ, tức làm biến đổi về tri thức ngôn ngữ, kỹ xảo, kỹ năng lời nói và năng lực ngoại ngữ ở người học, hay, theo cách nói của V.A. Archiomov, làm biến đổi “trong kết quả nắm vững ngoại ngữ hay từng mức độ của thứ tiếng đó về mặt thực hành, dựa trên những hoạt động đã có, nhưng không phải là tài sản của bẩm sinh, di truyền” (V.A. Archiomov, 1969, tr.140), cụ thể:

Một phần của tài liệu CÁC QUAN ĐIỂM TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w