Truyện ngắn Nam Cao với giọng văn giễu nhại, châm biếm, hài hước

Một phần của tài liệu SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM CAO (Trang 95)

Chương 3: So Sánh đặc điểm sử dụng giọng điệu trần thuật và cách sử dụng một số kiểu câu giàu sắc thá

3.1.2.3. Truyện ngắn Nam Cao với giọng văn giễu nhại, châm biếm, hài hước

biếm, hài hước

Truyện ngắn Nam Cao bên cạnh giọng văn lạnh lùng, dửng dưng còn có giọng văn mang tính chất trào phúng rất dễ nhận ra, đó là chất giọng giễu nhại, châm biếm, hài hước. Cái chất trào phúng trong truyện ngắn Nam Cao khiến người ta bật ra tiếng cười, không phải là tiếng cười sảng khoái, mà là tiếng cười chua chát, tiếng cười nghèn nghẹn. Tiếng cười trong truyện của ông không quá khắc nghiệt như trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan hay Vũ Trọng Phụng mà có phần nhẹ nhàng hơn. Nhưng đằng sau tiếng cười ấy dường như che giấu một nỗi niềm chua xót về số phận con người, nói như Hà Minh Đức đó là tiếng cười “đẫm đầy nước mắt”, “vừa nhẹ nhàng vừa độ lượng xót xa”.

Trong Cái mặt không chơi được; Những truyện không muốn viết, ta bắt gặp tiếng cười tự trào của người trí thức tiểu tư sản. Ở truyện ngắn Những

chuyện không muốn viết, Nam Cao giễu nhại về cái lo lắng chung của những

người được xem là “khách thơ”, ấy là nỗi lo cơm áo, nhưng nhà văn không nói bằng giọng hiện thực thống thiết mà nói bằng một giọng giễu nhại chính những suy nghĩ của mình: “Trọn đời tôi, tôi chỉ lo chết đói. Như thế bảo còn nghĩ đến cái gì to tát được? Nguyện vọng của tôi? Ấy là làm thế nào cho vợ

có tiền đong gạo, mua nước mắm và mua ba xu thuốc chốc đầu của bà lang lùn về cho con. Không có mộng. Nói vậy sợ hơi quá quắt. Thật ra tôi cũng có chút mộng văn chương. Nhưng cái mộng ấy cũng hơi…khỉ khỉ”.

Trong truyện ngắn Quên điều độ, Nam Cao đem đến cho người đọc tiếng cười ở giọng điệu hài hước của lời người kể chuyện, hài hước nhưng không kém phần chua chát. Tính chất hài hước pha giọng chua chát này xuyên suốt toàn tác phẩm. Cái cách mà tác giả nói đến sự điều độ, vệ sinh của Hài cũng thật là hài hước: “Hài thật là một người vệ sinh. Hắn ăn có chừng thôi, và chỉ ăn rau. Rau đã lành lại rẻ. Không bao giờ uống rượu. Chỉ uống toàn nước lã. Uống nước lã đun sôi vừa lành mà thanh đạm lại không tốn một đồng xu nhỏ. Hắn không hút thuốc lào, thuốc lá. Hắn không đi xem hát, xem chớp bóng để thì giờ mà ngủ. Hắn không đi xe để dùng cách đi bộ làm thể thao. Sự vệ sinh ra cũng rẻ. Thật hợp với một người không có tiền”. Giọng hài hước được tạo ra ở đây cũng chính bằng cách nói phủ định. Phủ định nhiều thứ để minh chứng cho nguyên tắc “điều độ” trong sinh hoạt, ăn uống của Hài. Nhưng những điều phủ định đó cuối cùng cũng dẫn đến khẳng định một điều Hài không có tiền, Hài ốm yếu bệnh tật. Vì vậy, ở trong giọng văn hài hước này, ta vẫn bắt gặp một nét gì chua chát, xót xa.

Một phần của tài liệu SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM CAO (Trang 95)