So sánh đặc điểm người trần thuật và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Nam cao

Một phần của tài liệu SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM CAO (Trang 65)

c. Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo điểm nhìn phức hợp

2.1.3. So sánh đặc điểm người trần thuật và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Nam cao

trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Nam cao

Qua khảo sát các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao, chúng tôi nhận thấy có một số điểm giống và khác nhau về phương diện người trần thuật, điểm nhìn trần thuật.

Về căn bản, cả Nguyễn Công Hoan và Nam Cao đều sử dụng hai phương thức trần thuật chủ yếu là dạng trần thuật theo ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất, dạng trần thuật ngôi thứ hai rất ít được sử dụng. Ở dạng trần thuật ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên ngoài, chúng tôi nhận thấy nét tương đồng rõ rệt trong cách kể chuyện của hai nhà văn. Đó là cách kể chuyện khách quan, nhân vật kể chuyện đứng ngoài câu chuyện và thuật lại tình tiết không thêm lời bàn luận nào. Tuy nhiên, hiệu quả nghệ thuật đạt được lại lớn vì đằng sau vẻ lạnh lùng, bình thản của cách kể chuyện ấy là tấm lòng, tình cảm của nhà văn gửi gắm đến nhân vật và độc giả. Sau những câu chuyện kể khách quan của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao bao giờ cũng là tiếng cười châm biếm một cách thâm thúy, là bức thông điệp sâu sắc gửi tới người đọc.

Điểm khác biệt đáng kể trong cách kể chuyện của hai nhà văn là ở chỗ nếu như truyện ngắn Nam Cao thiên về sử dụng ngôi kể thứ ba với điểm nhìn bên trong và điểm nhìn phức hợp thì truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thiên về ngôi kể thứ ba với điểm nhìn bên ngoài. Điều này dẫn đến hai đặc điểm phong cách khá khác nhau. Đó là cách trần thuật của Nam Cao lạnh lùng nhưng ẩn sau là tấm lòng nhân ái còn cách trần thuật của Nguyễn Công Hoan là sự lạnh lùng nhưng mang đến tiếng cười chua chát, châm biếm.

Ưu thế nổi trội của truyện ngắn Nam Cao là ở dạng thức trần thuật ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên trong và điểm nhìn phức hợp. Những truyện ngắn được kể bởi chủ thể trần thuật ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên trong và phức hợp xuất hiện rất nhiều trong sáng tác của Nam Cao. Khoảng cách giữa chủ thể trần thuật và nhân vật ở dạng trần thuật này không lớn. Bởi vì, trong truyện, tác giả thường xuyên hoán đổi điểm nhìn qua lại giữa chủ thể trần thuật và nhân vật. Đôi khi điểm nhìn của chủ thể trần thuật nhập hẳn vào điểm nhìn của nhân vật để phân tích, khám phá cuộc sống. Nhờ đó mà tình cảm, suy nghĩ, cá tính của nhân vật trở nên rõ nét. Chủ thể trần thuật không giành quyền kiểm soát hết câu chuyện bằng điểm nhìn chủ quan của mình mà có lúc tách ra, đứng bên ngoài biến cố của nhân vật, để nhân vật tự bộc lộ, tự xoay sở từ đó tính cách của nhân vật được thể hiện gần gũi và tự nhiên nhất. Đọc truyện ngắn của ông, độc giả có cảm giác như bị cuốn theo suy nghĩ của nhân vật để đi vào truyện bằng mạch ngầm tâm lý. Nhân vật như thủ thỉ, tâm sự với người đọc chuyện này, chuyện kia của cuộc sống, tạo một ấn tượng hết sức gần gũi với độc giả. Qua dạng thức trần thuật này, người ta còn nhận thấy những mâu thuẫn, bi kịch của cuộc sống đang diễn ra âm ỉ bên trong những con người khốn khổ.

Trong những truyện viết về đề tài người trí thức nghèo, Nam Cao đã đi sâu khám phá vào tâm hồn người nghệ sĩ, tìm hiểu những khát khao, hoài bão

nghệ thuật của họ. Ở đây, người kể chuyện nhiều lúc đã hòa cùng nhân vật để suy nghĩ, để trăn trở nên dường như không còn ranh giới giữa điểm nhìn của người kể chuyện và nhân vật.

Ví dụ: trong Đời thừa, đoạn văn miêu tả sự dằn vặt trong lương tâm của Hộ cũng chính là lời của nhà văn “Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì hắn chính là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng đã là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật đê tiện”.

Trong những truyện ngắn được kể bằng chủ thể trần thuật xưng tôi, chúng ta cũng thấy có sự khác biệt về phong cách giữa nhà văn Nguyễn Công Hoan và Nam Cao. Chủ thể trần thuật xưng “tôi” trong truyện ngắn Nam Cao thường đứng ngang hàng, hoặc đứng sau nhân vật, hoặc đối diện với nhân vật để kể gắn với sự việc cụ thể. Còn chủ thể trần thuật xưng “tôi” trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan lại thường đứng cao hơn nhân vật để nhận ra những chuyện bi hài của xã hội để bình luận, mà những lời bình luận của ông thường rất hài hước và sâu cay. Hơn nữa, cái “tôi” trong chủ thể trần thuật của truyện ngắn Nam Cao chẳng những là nhân vật chứng kiến mà còn thường nhập thân vào nhân vật, đối thoại với nhân vật. Cho nên, chúng ta thấy trong truyện ngắn Nam Cao có những truyện mà chủ thể trần thuật “tôi” là người dẫn chuyện, chủ thể trần thuật “tôi” tự kể chuyện mình, chủ thể trần thuật “tôi” vừa là nhân vật vừa là người dẫn chuyện. Điều đó mang đến cho truyện ngắn Nam Cao một sự phức hợp trong điểm nhìn trần thuật – một dạng trần thuật nổi bật trong truyện ngắn Nam Cao.

Trong khi đó, Nguyễn Công Hoan lại thiên về dạng trần thuật khách quan nhiều hơn. Qua nghiên cứu, khảo sát những truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Công Hoan, chúng tôi thấy rằng nét nổi bật về chủ thể trần

thuật trong truyện ngắn của ông là dạng thức trần thuật chủ thể kể chuyện ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên ngoài là chủ yếu. Chủ thể trần thuật ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên trong chỉ chiếm số lượng hạn chế. Bởi vì, Nguyễn Công Hoan chủ yếu phê phán những mặt xấu xa của xã hội, nói lên những cảnh sống bất hạnh của con người bằng cách xây dựng tình huống gây cười, để từ tiếng cười chua chát, thâm thúy đó bật lên ý nghĩa, thông điệp sâu xa của tác phẩm đến với người đọc. Nhằm tạo ra những tình huống gây cười, hầu hết chủ thể trần thuật phải đứng ngoài khách quan kể với một giọng lạnh lùng, “phớt lờ” để cho chính tình huống, mâu thuẫn ấy bật lên tiếng cười và khi tiếng cười qua đi sẽ để lại nỗi ngậm ngùi, chua xót trong lòng người đọc. Những truyện ngắn tiêu biểu như: Hai thằng khốn nạn; Đồng hào có ma;

Oẳn tà roằn; Kép tư bền; Báo hiếu: trả nghĩa cha, Báo hiếu: trả nghĩa mẹ,

là những truyện thể hiện rất rõ dạng trần thuật vô nhân xưng theo điểm nhìn bên ngoài của Nguyễn Công Hoan.

Một phần của tài liệu SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM CAO (Trang 65)