Chương 3: So Sánh đặc điểm sử dụng giọng điệu trần thuật và cách sử dụng một số kiểu câu giàu sắc thá
3.1.1.1. Giọng khách quan, lạnh lùng
Nguyễn Công Hoan thường viết truyện ngắn để phơi bày những mặt tiêu cực, những hiện tượng xấu xa trong đời sống. Ở mảng truyện miêu tả những cảnh đời mà tự nó đã phơi bày sự bất công tàn nhẫn, đểu giả trắng trợn, tác giả chủ yếu sử dụng giọng khách quan lạnh lùng để nhân vật và vấn đề hiện lên cụ thể. Trong các truyện của Nguyễn Công Hoan, chúng tôi nhận thấy chủ thể trần thuật thường đứng ngoài câu chuyện, dường như không hề tham gia mà chỉ kể lại như ghi chép một hiện tượng đời sống thường ngày. Chúng ta không nhận thấy thái độ của người kể chuyện trong đó.
Ở truyện Oẳn tà rroằn, tác giả như đứng ngoài ghi lại màn đối thoại giữa nhân vật Nguyệt với các nhân tình và bà đỡ, rất ít sử dụng lời dẫn truyện. Câu chuyện cứ bình thản được kể lại khiến người đọc băn khoăn không hiểu rõ đứa bé trong bụng Nguyệt là con ai. Chỉ đến cuối truyện câu hỏi mới có lời giải khi đứa bé sinh ra là đứa trẻ da đen như cột nhà cháy và vấn đề cần phê phán tự nó được nói đến, đó là bản chất lừa lọc, giả dối của những cô gái tân thời.
Ở mảng truyện phản ánh hiện thực giàu - nghèo, sang – hèn, Nguyễn Công Hoan thường sử dụng giọng điệu khách quan có phần dửng dưng để tạo lên mâu thuẫn giữa kẻ giàu – người nghèo. Có hai hệ thống nhân vật đối lập nhau được dựng lên, một bên là những kẻ lắm tiền, nhiều của, giàu có nhưng keo kiệt, bủn xỉn còn một bên là những người nghèo khổ, không miếng ăn, áo mặc.
Trong truyện Hai cái bụng, tác giả kể lại câu chuyện về hai nhân vật khác nhau, không hề có mối liên hệ nào, một là thằng ăn xin bẩn thỉu, đói khát tới mức lả người đi, thèm khát được có cái gì bỏ vào cái bụng rỗng còn một là bà chủ nhà giàu có tốn rất nhiều tiền thuốc để chữa bệnh chán ăn. Tác giả dựng lên hai chân dung đối lập nhau nhưng kể rât khách quan để người đọc tự nhận ra vấn đề.
Giọng kể lạnh lùng còn được biểu hiện ở cách khắc họa chân dung, diện mạo, hoàn cảnh nhân vật một cách chân thực. Các nhân vật là bà chủ, ông chủ giàu có được miêu tả đều là những kẻ to béo một cách kì dị. Đây là chân dung một bà chủ béo: “béo đâu có béo lạ béo lùng đến thế! – Béo đến nỗi hai má chảy ra, cổ rụt lại. Béo đến nỗi bụng phệ xuống. Béo đến nỗi trông phát ngấy lên!” (Hai cái bụng)
Nguyễn Công Hoan đã vẽ lên trong tác phẩm của mình hình ảnh của những con người lao động nghèo khổ, những người bị cái đói khát làm cho thân tàn ma dại, hình hài xấu xí, ghê sợ thậm chí là dị hình dị dạng. Nguyễn Công Hoan thường nói đến những người ăn mày vì đói mà phải ăn trộm để đến nỗi bị đánh đến no đòn. Đó là gã ăn mày đói khát cướp đồ ăn của con chó nhà giàu được miêu tả như “vật gì đen đen, lù lù ở ngay ngoài cổng. Đó là một người ăn mày, ngồi bó giò ở đấy. Người ấy đội cái nón toạc tung cả cạp, đã đóng khố, lại mặc cái áo rách cụt cả tay. Thành ra bốn chân tay khẳng khiu, đen thui thủi, dài ngoằng ngoẵng. Cái bị bẹp há hốc miệng, nằm chờ bên cạnh cái dạ dày lép kẹp” (Răng con chó của nhà tư sản). Đó là những
thằng ăn cắp đói khát đến mức “hai mắt trắng dã, lấm la lấm lét. Tóc bồng lên như tổ quạ. Da đen thui thủi, mặt rạn như men lọ cổ” (Thằng ăn cắp). Đó
là thằng Canh đói khát với “cái thân khẳng khiu, khô đét, những mạch máu và bộ xương sườn... Đầu nó chỉ còn hình cái sọ cắm trên cái cổ dai ngoách, mà luồng gân kheo khư kéo nổi lên, mấp mô như thớ chiếc kẹo kéo. Da mặt bọc ít
thịt quá, thành ra thừa nhiều, nó nhăn nheo lại, mà những đường nhăn chi chít như vết rạn của men cái lọ cổ. Tóc nó chịu nằm ẹp trên đầu, không dậy được, như những ngọn lúa bị bão, mà chảy cả xuống, quắp vào trán, vào gáy, vào màn tai. nhưng cái tướng của nó tốt ở đôi mắt , nhỏ mà dài, có hai con ngươi rất mẫn cán trong việc đi tuần, lúc nào cũng lấm la lấm lét” (Bữa no đòn).
Không chỉ miêu tả diện mạo và hoàn cảnh nhân vật, người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan nhiều khi còn dửng dưng kể lại những trận đòn đau dữ dội mà đứa ăn cắp phải chịu: “Người ta móc mồm nó, gang họng nó, quào chảy máu cả má nó. Nó cứ cố ghì, nhất định không nhả.”
(Bữa no đòn); “Nó đau quá. Nằm sóng soài, không nói được nữa. hai mắt lừ đừ, khốn nạn như con chó bị trói giật bốn cẳng ra đằng sau lưng.” (Thằng ăn cắp)
Sự lạnh lùng trong lời văn của người kể chuyện còn bộc lộ ở cách đặt danh xưng cho nhân vật. Những cách gọi như: hắn, bọn, thằng, nó, lũ này, chúng,…xuất hiện rất thường xuyên trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Ví dụ “Nó nhìn gánh bún riêu. Nó nhìn mẹt bánh đúc. Nó nhìn rổ khoai lan,. Cơ chừng nó thèm. Nó thèm vì nó đói.” (Thằng ăn cắp); “Mồ hôi thì nhễ nhại nhưng chúng nó hình như không thấy nực nội gì cả, cứ cặm cụi chăm chỉ vào một việc bới đống phân, đống giòi ra, để tìm vàng bạc. Những lúc chúng ngứa mặt hay lưng thì cứ việc giơ tay lên mà gãi” (Gói đồ nữ trang)
Trong giọng điệu khách quan, lạnh lùng của Nguyễn Công Hoan, chúng tôi còn thấy giọng lạnh lùng, dửng dưng của nhân vật mà ở đây là các nhân vật giàu có, những ông chủ bà chủ. Họ giàu có nhưng vô cùng keo kiệt và độc ác thậm chí một nhà tư sản quyết đâm chết người ăn mày vì dám làm gãy răng con chó yêu quí: “À, mày đánh gẫy răng chó ông, ông chỉ kẹp cho
mày chết tươi, rồi ông đền mạng. Bất quá ba chục bạc là cùng” (Răng con chó của nhà tư sản). Hay những người bán hàng đuổi đánh thằng ăn cắp đến
thừa sống thiếu chết vì dám ăn cắp một củ khoai lang hay một bát bún riêu. Họ tàn nhẫn vừa đánh vừa hô: “Đánh chết nó đi” (Thằng ăn cắp). Ở nhiều
truyện ngắn, chúng tôi nhận thấy dường như Nguyễn Công Hoan kể chuyện theo điểm nhìn của những nhân vật giàu có, những nhân vật là ông chủ bà chủ. Đó là những truyện Răng con chó của nhà tư sản; Thằng ăn cắp; Bữa
no... đòn; Thế cho nó chừa; ... Tuy nhiên, đằng sau vẻ khách quan có phần
dửng dưng đó lại là tấm lòng yêu thương nhà văn giành cho những người nghèo và đồng thời là sự phê phán đối với những kẻ giàu có nhưng bất lương, keo kiệt.