Các kiểu câu giàu sắc thái 1 Câu đặc biệt

Một phần của tài liệu SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM CAO (Trang 38)

Có một số cách định nghĩa về câu đặc biệt:

Theo Cao Xuân Hạo: “Câu đặc biệt là câu không có cấu trúc Đề - Thuyết

[29, tr.83] Còn theo Diệp Quang Ban:

Câu đơn đặc biệt là kiến trúc có một trung tâm cú pháp chính (có thể thêm trung tâm cú pháp phụ) không chứa hay không hàm ẩn một trung tâm cú pháp thứ hai có quan hệ với nó như là quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ” [8, tr.153]

Ở đây, chúng tôi đi theo cách định nghĩa thứ hai, (định nghĩa của Diệp Quang Ban), trong đó, tác giả đã chỉ ra sự khác biệt giữa câu đặc biệt với câu đơn hai thành phần là ở chỗ: câu đặc biệt là một kiến trúc kín tự thân chứa một trung tâm cú pháp chính, không đòi hỏi phải thêm một trung tâm cú pháp chính nào nữa; trong nó cũng không cần và không thể xác định đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ. Mặt khác, tồn tại trong hoàn cảnh sử dụng, câu đặc biệt tự nó đã đủ để người đọc hiểu được. Điều này khác với câu dưới bậc.

Câu đơn đặc biệt được cấu tạo bởi một từ, có thể là danh từ hoặc động từ, tính từ.

Ví dụ:

Bom tạ

(Nguyễn Đình Thi) Não nùng

Câu đơn đặc biệt có thể được làm từ một tổ hợp từ chính phụ Ví dụ: Một thứ im lặng ghê người (Nam cao) Hoặc từ một tổ hợp từ đẳng lập. Ví dụ:

Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch.

(Nguyễn Công Hoan) Về phân loại, câu đặc biệt được phân thành 2 loại chính là câu đơn đặc biệt danh từ và câu đơn đặc biệt vị từ.

Câu đơn đặc biệt danh từ là câu đơn có trung tâm cú pháp chính là danh từ hoặc cụm danh từ. Nó được dùng để miêu tả sự xuất hiện, tồn tại của các sự vật, hiện tượng:

Ví dụ: Máy bay

Hoặc làm tên biển, bảng hay bìa tạp chí, sách, truyện… Ví dụ: Ngữ pháp tiếng Việt

Câu đơn đặc biệt danh từ cũng có thể được dung để biểu thị tình cảm, thái độ của người nói.

Ví dụ: Nguyệt ơi!

(Nguyễn Công Hoan)

Loại thứ hai là câu đơn đặc biệt vị từ. Đây là loại câu đơn có trung tâm cú pháp chính là động từ, tính từ hay cụm động từ, cụm tính từ.

Câu đơn đặc biệt vị từ được dùng để biểu hiện sự tồn tại, xuất hiện hay tiêu biến của sự việc, hiện tượng.

Ví dụ: Sổng mất một con gà

Hoặc được dùng để liệt kê những hành động, trạng thái, cảm xúc của con người.

Ví dụ: Nhơ nháp, hôi hám, ngứa ngáy, bứt rứt, bực mình (Nguyễn Công Hoan)

Một phần của tài liệu SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM CAO (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w