Chương 2: So Sánh đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trần thuật của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao

Một phần của tài liệu SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM CAO (Trang 50)

thuật của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao

2.1. Người trần thuật và điểm nhìn trần thuật

2.1.1. Người trần thuật và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắnNguyễn Công Hoan Nguyễn Công Hoan

2.1.1.1. Người trần thuật ngôi thứ 3 với điểm nhìn bên ngoài

Như chúng tôi đã nói ở chương 1, cách trần thuật theo ngôi thứ ba với điểm nhìn bên ngoài đem đến cho truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan tính khách quan. Ở đây, người kể chuyện thường giấu mặt đi, không đi sâu vào thế

giới nội tâm nhân vật nhưng nhờ vào sự sắp xếp các tình tiết mà ta nhận ra lớp nghĩa ẩn trong câu chuyện.

Qua khảo sát các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, chúng tôi nhận thấy số lượng truyện được trần thuật theo phương thức này chiếm một lượng lớn tiêu biểu là các truyện: Hai thằng khốn nạn; Đồng hào có ma; Oẳn tà

roằn; Báo hiếu: trả nghĩa cha, Báo hiếu: trả nghĩa mẹ; Thằng ăn cắp; Cụ chánh Bá mất giày; Mất cái ví; ...

Trong truyện Răng con chó của nhà tư sản, tác giả đứng ngoài để chứng kiến và thuật lại toàn bộ câu chuyện của một người ăn mày khốn khổ đến xin ăn ở nhà tư sản nhưng nhà tư sản giàu có này chỉ quan tâm đến con chó của mình. Vì đói, người ăn mày đã phải liều mạng xông đến cướp thức ăn của con chó nhà giàu để rồi hệ quả là bị ông chủ nhà đuổi bắt vì dám làm gãy hai cái răng của con chó yêu quý. Người trần thuật kể chuyện khách quan, không bàn một lời nào nhưng ẩn sau đó người đọc vẫn nhận ra thái độ lên án mạnh mẽ sự vô nhân đạo của nhà tư sản cũng như lòng cảm thông đối với người ăn mày khốn khổ.

Truyện ngắn Oẳn tà rroằn có thể chia thành bốn cảnh: cảnh Nguyêt và Phong ở bờ hồ Hoàn Kiếm, cảnh Nguyệt và Bắc ở cầu sông Cái, cảnh Nguyệt và bà đỡ ở nhà hộ sinh Bắc Ninh và cảnh các nhân tình của Nguyệt đến thăm sau khi Nguyệt đẻ. Có thể coi mỗi cảnh là một màn kịch mà ở đó hầu hết chỉ có lời thoại của nhân vật, người trần thuật đã giấu mặt để kể một cách khách quan về câu chuyện của cô Nguyệt. Người đọc cứ đoán già đoán non về cái thai trong bụng cô nhưng cuối cùng kết thúc câu chuyện lại vô cùng bất ngờ, thì ra đứa con ấy là của một gã Tây đen. Tuy được kể khách quan nhưng ẩn sau câu chuyện là tiếng cười phê phán những cô gái tân thời sống buông thả, tha hóa về đạo đức.

Trong truyện Đồng hào có ma, người trần thuật hoàn toàn giấu mặt khi kể về chuyện con mẹ Nuôi bị mất trộm phải vay tiền đến cửa quan đi kiện. Tất cả sự việc diễn biến một cách tự nhiên, không có một lời bình luận nào của người kể chuyện từ cảnh mẹ Nuôi vào chầu, lúng túng làm rơi tiền, nhặt tiền, thiếu tiền ra về đến cảnh quan huyện Hinh nhặt tiền bỏ tọt vào túi. Tiếng cười bật lên từ cách kết thúc truyện đầy bất ngờ với hành động “ăn bẩn” của ông quan huyện Hinh cúi xuống nhặt hai hào, thổi những hạt cát trên đế giày bám vào và bỏ tọt vào túi.

Trong truyện Báo hiếu: trả nghĩa cha, Báo hiếu: trả nghĩa mẹ, người trần thuật cũng không tham gia vào câu chuyện mà chỉ đóng vai trò thuật lại những sự việc xảy ra như một người ngoài quan sát ghi chép lại. Đó là vợ chồng ông chủ hãng xe ô tô “Con cọp” – nhà tư sản giàu có làm đám giỗ cha linh đình để chiêu đãi bạn bè nhưng lại đối xử vô cùng tệ bạc với chính người mẹ tội nghiệp của mình. Họ không dám nhận mẹ vì bà già nua, xấu xí, quê mùa.

Có thể nói, trần thuật ngôi thứ ba với điểm nhìn bên ngoài là dạng thức trần thuật chủ yếu trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Đây cũng là một đặc trưng trong phong cách ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan. Chính cách trần thuật này đem lại sự khách quan cho truyện đồng thời làm bật lên tiếng cười châm biếm, đả kích vốn là sở trường của nhà văn.

2.1.1.2. Người trần thuật ngôi thứ 3 với điểm nhìn bên trong

Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, chúng tôi nhận thấy số lượng truyện được trần thuật theo dạng thức ngôi thứ ba với điểm nhìn bên trong không nhiều. Nhưng chỉ với một vài truyện tiêu biểu như Người ngựa,

ngựa người; Kép Tư Bền,... chúng ta có thể nhận thấy Nguyễn Công Hoan

Trong truyện Người ngựa, ngựa người, chủ thể trần thuật có lúc đứng khách quan có lúc lại hòa nhập vào nhân vật anh phu xe để kể, để bộc lộ tâm trạng của nhân vật. Anh phu xe mới ốm dậy nhưng đêm ba mươi phải cố gắng đi kéo xe để kiếm cho vợ con miếng ăn trong ngày tết. Thế nhưng suốt từ chiều đến đêm anh chỉ kiếm được hai hào chỉ. Đã thế anh lại gặp phải một người khách đặc biệt – một ả giang hồ đang đi kiếm khách – cũng đang đói khách như anh. Cuối cùng, không những không kiếm được tiền anh phải kéo ả đi mấy giờ mà còn mất cho ả vay hai hào kiếm được. Có những đoạn chủ thể trần thuật đã miêu tả nội tâm nhân vật nói lên những hy vọng, ao ước của họ “Mười lăm phút nữa, mình sẽ có sáu hào. Sáu hào với hai hào là tám. Thế nào ta cũng nài thêm bà ấy mở hàng cho một hào nữa là chín. Chín hào! Mở hàng ngay vào lúc năm mới vừa đến. Thật là may!” Cũng có lúc, tác giả sử dụng lời nửa trực tiếp để bộc lộ tâm trạng của con người khốn khổ trong đêm giao thừa phải đi kiếm ăn “Anh sực nghĩ đến cô ả, không biết cô ta vào đây làm gì mà lâu thế. Hay có lẽ đã có món khách nào chăng”.

Trong truyện Kép Tư Bền, chủ thể trần thuật kể lại chuyện anh kép hát nổi tiếng Tư Bền được khán giả yêu mến, tuy nổi tiếng nhưng anh lại vô cùng bất hạnh. Đằng sau sân khấu đầy hào quang là một cuộc sống vất vả, nhọc nhằn với bao cay đắng của người nghệ sĩ. Bố ốm nặng nhưng anh vẫn phải đi diễn, đi làm trò, mua vui để trả nợ cho chủ và thậm chí khi bố chết anh vẫn đang phải diễn trên sân khấu. Bên cạnh lời trần thuật khách quan, truyện còn có lời nửa trực tiếp bộc lộ tâm trậng, cảm xúc của nhân vật. Đó là nỗi đau xé lòng của một người con hiếu thảo không thể ở bên chăm sóc cho cha lúc lâm nguy. Ở đây, chủ thể trần thuật đã hòa vào cùng nỗi đau của nhân vật, cảm thông, chia sẻ với những bất hạnh mà nhân vật của mình gặp phải.

Như vậy, với một vài tác phẩm được trần thuật theo ngôi thứ ba điểm nhìn bên trong, Nguyễn Công Hoan đã chứng tỏ được tài năng của mình trong việc khai thác nội tâm nhân vật.

2.1.1.3. Người trần thuật ngôi thứ nhất

Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, chúng tôi nhận thấy những truyện ngắn tiêu biểu được trần thuật theo dạng thức này là: Xin chữ cụ

nghè; Gói đồ nữ trang; Samandji; Cái lò gạch bí mật; Tôi tự tử; Người vợ lẽ bạn tôi...

Trong những truyện ngắn được trần thuật ở ngôi thứ nhất, chủ thể thường xưng tôi hoặc chúng tôi và tham gia với tư cách là người trong cuộc, dẫn dắt toàn bộ nội dung câu chuyện.

Trong truyện Xin chữ cụ Nghè, toàn bộ câu chuyện được kể lại bởi nhân vật “tôi”. Nhân vật “tôi” là người trực tiếp tham gia vào câu chuyện và tự kể lại thông qua sự nhìn nhận, đánh giá của bản thân mình. Nhân vật “tôi” và các bạn đã đến xin cụ Nghè nổi tiếng là hay chữ một câu đối để viếng đám ma thay cho câu “Hạc giá tiên du” đã quá cũ, sáo mòn. Thế nhưng sau một hồi cặm cụi, suy nghĩ rất lâu, ông nghè lại viết ra một câu vẫn là “Hạc giá tiên du” thậm chí còn lên lớp giảng dạy cho họ ý nghĩa từng chữ mà họ đã quá quen thuộc.

Trong truyện Gói đồ nữ trang, nhân vật “tôi” cũng đóng vai trò kể lại sự việc mắt thấy tai nghe. Đó là việc cô Hồi – con gái chủ nhà bị mất gói đồ nữ trang khiến cho nhân vật “tôi” trở thành một nhà trinh thám suy đoán, theo dõi kẻ tình nghi và cuối cùng đã phát hiện ra kẻ lấy trộm. Tuy nhiên, câu chuyện không đơn thuần là kể lại mà ẩn sau đó là lời phê phán thói hám của – bản chất tư bản của những kẻ tham lam.

Ở truyện ngắn Cái lò gạch bí mật, người trần thuật truyện chính là nhân vật “tôi” – người trực tiếp tham gia vào câu chuyện trinh thám của “thám tử” Trinh. Nhân vật “tôi” được Trinh – một người mê truyện trinh thám đến mức nhìn đâu cũng ra tội phạm – rủ đi điều tra về một vụ việc mà theo anh ta là sắp có án mạng. Sau mấy đêm phục kích ở một cái lò gạch cũ, cái mà cả bọn bắt được chỉ là việc một tên đi bậy ra đó. Câu chuyện là tiếng cười châm biếm những người viết truyện trinh thám rẻ tiền đương thời và nhân vật “tôi” ở đây có thể coi chính là tác giả.

2.1.2. Người trần thuật và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắnNam Cao Nam Cao

Một phần của tài liệu SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM CAO (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w