Không được đi ngược lại lợi ích chung của xã hộ

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 2) (Trang 83)

II. Chín điều kiêng kỵ của các thương nhân 1 Tránh việc nghi ngờ trong khi sử dụng ngườ

12.Không được đi ngược lại lợi ích chung của xã hộ

Việc dùng của cải của mình phục vụ cho lợi ích chung thì đã có từ xưa đến nay, nhưng nổi tiếng nhất là hai thương nhân Tấn, Vi ở thời Minh và Thanh. Họ đã dùng tiền của mình giúp cho những người bị nạn, người nghèo khó, hoặc là làm cầu, đường đi hay đắp đê… Những hành động đó là những nghĩa cử cao đẹp của giới thương nhân. Hai vị thương gia Tần, Vi ở thời Thanh, Minh vì lợi ích chung của mọi người thì đương nhiên lợi nhuận không được nhiều, nhưng cái thu được đằng sau đó thì rất lớn. Những việc làm đó cũng không ảnh hưởng đến tiền vốn của thương nhân và họ tiếp tục đầu tư vào những công việc như thế. Hơn nữa, danh tiếng của họ sẽ cao hơn nhiều, rất có lợi cho việc nâng cao uy tín và địa vị của họ trong giới kinh doanh. Họ kính trọng lễ phép với người trên, thương yêu giúp đỡ những người khó khăn, như thế sẽ càng củng cố sức mạnh trên thương trường của dân tộc mình, làm tăng khả năng cạnh tranh và kìm hãm xáo trộn bên trong nội bộ. Đó là những điều quan trọng nhất để phát triển kinh doanh buôn bán, và đó cũng là điều kiện để vượt qua các đối thủ trên

thương trường đầy khắc nghiệt. Từ xưa, các thương nhân vẫn bỏ tiền của và sức lực của mình để phục vụ cho lợi ích chung của toàn xã hội. Ngày nay, mỗi doanh nghiệp với một khả năng tài chính riêng của mình, họ càng làm tốt hơn công tác này. Ngày nay các thương nhân càng có lòng yêu nước cao hơn, họ giúp đất nước giải quyết khó khăn, đồng thời gánh vác trách

nhiệm xã hội nếu họ có thể làm được..

Người phụ nữ được mệnh danh “Vua máy tính” của Mỹ tên là Nadun. Biệt thự Ca- giun-da mỗi năm có hàng vạn người đến quyên góp và tham quan. Nadun đã đem tiền của mình cống hiến cho sự nghiệp từ thiện xã hội và trợ giúp những tài năng trẻ trong lĩnh vực nghệ thuật. Ở đây, họ không chỉ là quỹ trợ giúp trẻ em khó khăn, không chỉ là nuôi dưỡng nghệ thuật mà còn vì sự nghiệp giáo dục của toàn xã hội. Những việc làm của Nadun đều được sự thừa nhận và ủng hộ mạnh mẽ của toàn xã hội.

Nhận thức được việc coi trọng cả lợi nhuận và nghĩa tình trong kinh doanh buôn bán thì từ trước đến nay đều có. Cái gọi là “thấy lợi ích mà quên nghĩa”, “không có lợi ích gì với xã hội” cũng không đúng với tất cả những người trong giới kinh doanh. Vậy mà trong thực tế, cũng có một số người vì lợi nhuận riêng của mình, chỉ lo bỏ được tiền đầy túi mà đi ngược lại lợi ích của mọi người, bên cạnh sự phát triển của xã hội. Họ không coi trọng phép tắc, không coi trọng đạo lý, sử dụng mọi thủ đoạn để phá hoại cái lợi ích đúng đắn và đổi lấy lợi ích riêng cho cá nhân mình. Những cá nhân và tập thể đó cũng không thể phát triển mãi mãi được, trước sau cũng bị mọi người ruồng bỏ, thân bại danh liệt mà dời khỏi vũ đài lịch sử. Có thời gian giá giấy tăng cao, ngành sản xuất giấy được lợi rất lớn, do đó rất nhiều nhà đầu tư đã xây dựng những xưởng sản xuất giấy nhỏ, từ đó thể thu được lợi lớn. Chúng ta đều biết, ngành sản xuất giấy là một trong những ngành công nghiệp ô nhiễm nhất. Sự kiểm tra và giám sát của nhà nước với ngành sản xuất giấy là rất nghiêm khắc. Chỉ có những doanh nghiệp có cả hiệu quả kinh tế, có cả lợi ích với xã hội và có thể khống chế được ô nhiễm môi trường thì mới có thể tồn tại. Vậy mà những doanh nghiệp nhỏ kia, không cần để ý tới quy định pháp luật, vẫn cứ để máy móc hoạt động liên tục và nước thải không ngừng được thải ra. Lượng nước thải này sẽ được chảy ra sông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái và đời sống của mọi người. Nhưng chỉ cần có lợi, có thể kiếm được nhiều tiền nên những doanh nghiệp này không cần nghĩ tới việc bảo vệ môi trường cũng như trách nhiệm đối với

xã hội.

Những việc làm như thế sẽ dẫn đến hậu quả duy nhất, đó là phải đóng cửa những doanh nghiệp không có trách nhiệm với xã hội, không nghĩ tới lợi ích chung của xã hội và phải bị trừng phạt bởi những hành vi đó, buộc họ phải có trách nhiệm với

những hậu quả do mình gây ra.

Đó là ví dụ có thực của những việc làm đi ngược lại với lợi ích chung của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 2) (Trang 83)