V. Lễ nghi giao tiếp 1 Thể hiện sức hấp dẫn như thế nào?
22. Nghệ thuật ngôn từ trong lần đầu giao tiếp
Trong lần đầu trò chuyện, đối phương sẽ chủ yếu phán đoán tính cách con người bạn thông qua ngôn từ của bạn và từ đó sẽ xác định xem có nên kết thân với bạn không, hay tiếp tục kết thân với bạn bằng cách nào. Sự thành công trong lần giao tiếp đầu tiên là điều vô cùng quan trọng cho việc mở rộng cánh cửa lớn trong các mối quan hệ giữa con người với con người. Nếu bạn muốn để lại ấn tượng đầu tiên cho đối phương thì trong khi giao tiếp bạn cần phải chú ý các phương diện dưới đây:
1. Không nên bàn đến sở đoản của người khác: Trong lần đầu gặp nhau có rất nhiều người thích đề cập đến người thứ ba, mà cả hai bên đều quen biết, đó là phương pháp tốt nhất giữa hai người. Tuy nhiên lúc đó tuyệt đối không được nói đến sở đoản của người đang được đề cập đến. Bất kể đó là lúc nào, bàn luận sở đoản sau lưng người khác luôn là điều sai lầm, đó cũng chính là sự bộc lộ rõ ràng nhất nhược điểm của chính bạn, vì đối phương sẽ dễ dàng suy luận được rằng sau này bạn hoàn toàn có thể nói đến khuyết điểm của anh ta sau lưng anh ta, từ đó mà nảy sinh tâm lý cảnh giác
với con người bạn.
2. Không nên thấy người ta nói thì mình cũng nói: Sự việc vô cùng phức tạp, bạn vĩnh viễn chỉ hiểu được phần nào hoặc không hiểu chút nào. Nếu bạn chỉ nói theo người khác, chỉ truyền bá mà không thèm thêm vào đó sự phân tích nào thì một là điều đó sẽ thể hiện sự thiếu chủ kiến của bạn, hai là thể hiện ra rằng bạn đã phạm lỗi chủ nghĩa tự do, điều này sẽ gây cản trở trong việc thiết lập sự tin tưởng của đối phương với bạn.
3. Không nên phô trương chính mình: Thành tích phải được người khác đi bình luận. Một lời nói phô trương được phát ra từ chính miệng của bạn và lọt vào đầu mọi người thì đó sẽ là mầm mống cho sự ghen ghét của mọi người với bạn. 4. Trả lời vấn đề phải chú ý đến sách lược. Chẳng hạn những vấn đề mà đối phương đưa ra là những vấn đề vô cùng đơn giản, thậm chí còn là những vấn đề đã quá rõ ràng thì bạn không nên buột miệng nói ngay mà phải đợi đối phương đề cập xong vấn đề khoảng 1 phút, lúc ấy bạn hãy trả lời. Với những vấn đề mà bạn không muốn trả lời hoặc không thể tránh được thì cách trả lời bằng cái mỉm cười là khéo léo nhất. Như thế đã phần nào lấy được lòng người hỏi mà lại thể hiện được sự kính báo là câu trả lời không thể ở nơi bạn. Nếu trong lời nói của đối phương có điểm bị nhầm và bạn muốn đính chính lại thì tốt nhất là hãy khẳng định phần chính xác trong câu nói đó, sau đó rồi hãy lần lượt trình bày quan điểm của mình. 5. Dùng từ phải hợp lý, đơn giản và cố đạt được sự khôi hài: Những lời lẽ khôi hài phải chất phác để người ta thấy khoái cảm. Tuy nhiên, cho dù có một từ nào đó tươi tắn, dễ mê lòng người đến đâu đi nữa nhưng nếu có điểm thái quá thì sẽ dễ gây mất
màu sắc của lời nói, khiến cho người ta cảm thấy nhạt nhẽo. Bạn nên nhớ rằng, trước mặt người lạ nếu dùng từ ngữ dung tục, hạ cấp, tùy tiện thì sẽ là tự hạ thấp nhân phẩm
và thân phận của chính mình.
6. Phải nắm được thời cơ “tạm biệt”: Lời tạm biệt được nói ra thích hợp nhất khi hai bên trò chuyện đến độ vui vẻ, đầy hứng thú không phân khoảng cách nào, hơn thế nữa lời tạm biệt phải được chọn vào thời điểm khi mình đã nói hết câu chuyện. Làm như vậy không những có thể tiết kiệm được thời gian mà còn có thể làm cho đối phương nảy nở lòng tôn kính một cách tự nhiên và lưu luyến, mong muốn có cơ hội được gặp mặt thêm.