V. Lễ nghi giao tiếp 1 Thể hiện sức hấp dẫn như thế nào?
28. Nghệ thuật chúc mừng
Tục ngữ có câu: “Lời hay rét tháng 3 vẫn ấm, lời ác tháng 6 vẫn lạnh”. Rõ ràng ngôn từ là một thanh gươm sắc hai lưỡi, người biết dùng thì ngang dọc có thể giết được vạn địch, người vụng về thì gập ghềnh khó khăn. Hơn nữa, trên thế giới này, dường như bạn không thể tìm được một ai lại không muốn người khác chúc điều tốt đẹp cho mình, nếu không muốn nói là chúng ta thường xuyên chúc nguyện một cách chân thành đến người khác. Cũng chính cách nghĩ này mà ngôn từ được thể hiện ra cũng luôn luôn ở tình trạng từ không biểu đạt được ý, thậm chí có khi nguyên vọng lại đi ngược lại với kết quả. Do đó có thể thấy rằng không phải chỉ có phê bình người khác mới phán xét đến tính nghệ thuật, mà nịnh lấy lòng người khác cũng phải có nghệ thuật.
Trước tiên, nịnh cũng phải xem xét hoàn cảnh. Mạnh Quán, nhà ngôn ngữ học nổi tiếng đã từng kể một câu chuyên như sau: Trong đêm giao thừa, có một vị phó giáo sư hơn 40 tuổi nói với ông rằng: “Sau này tôi sẽ viết văn để tưởng nhớ ông, tôi sẽ…” Khi Mạnh Quán tỏ rõ là không vui thì vị phó giáo sư này vẫn nói: “Tôi nói những lời này ông lại không vui rồi, sau này tôi sẽ viết văn để tưởng nhớ thương tiếc ông…” Mỗi lần vị phó giáo sư đó nói như vậy thì trong lòng Mạnh Quán hết sức không vui. Bình tĩnh lại mà nói thì: Có người tự nguyện sáng tác văn chương vì bạn, điều đó có thể tôn trọng bạn, mà đó cũng có thể là một sự nịnh nọt, nhưng tại sao kiểu nịnh nọt đó lại không được người nghe tiếp nhận? Vấn đề chủ yếu là người đưa ra lời nịnh nọt không rõ về nghệ thuật “hoàn cảnh thích hợp”. Trong đêm giao thừa mà lại đề cập đến đề tài chết chóc thì chắc hẳn là không thích hợp rồi. Chính bởi đây là giờ phút con người ta tràn đầy hi vọng, đây là lúc rất thích hợp với việc chúc phúc. Còn những việc như hồi ức, nhớ nhung, luyến tiếc là những việc có thể được đưa vào nhật trình sau khi người đó đã chết. So sánh mà nói thì Vương Hi Phượng trong đại quan viên còn thành thục hơn vị giáo sư này nhiều, khi Lâm Đại Ngọc lần đầu vào phủ, Giả mẫu thì ví “trong số các con của ta thì người ta yêu quý nhất là mẹ con, thế mà lại có ngày mẹ con bỏ ta đi,
đến mặt cũng chưa được gặp, nay gặp con ở đây, ta không đau lòng sao được?”, bà không biết phải yêu chiều Đại Ngọc thế nào cho phải nữa. Vương Hi Phượng thông minh lại sâu sắc, liền ngó mặt Đại Ngọc rồi cầm tay Đại Ngọc vuốt ve một hồi, sau đó đến ngồi cạnh Giả Mẫu rồi cười mà rằng: “Không ngờ thiên hạ lại có người xinh đẹp duyên dáng đến vậy, hôm nay cháu mới được nhìn thấy! Hơn nữa lại đoan trang thế này, mà còn là cháu ngoại ruột nữa chứ, thế chẳng trách lão tổ tông luôn nhắc đến không ngớt”. Một cuộc biểu diễn đến một giọt nước mắt cũng không bị rò khiến Đại Ngọc đương nhiên được thu dụng. Những người có mặt tại đó như Hình phu nhân, Vương phu nhân, ba chị em Nghinh Xuân, Thám Xuân, Nghi Xuân đều thấy vui vẻ. Trong lòng Giả mẫu cũng mãn nguyện vô cùng. Có thể giành được một mũi tên trúng tam đích như vậy cũng làm mát mặt Vương Hi Phượng. Hoàn cảnh ra sao, điều này có liên quan chặt chẽ đến việc sẽ nói gì.
Thứ hai là khi cần lấy lòng người khác thì cần phải xem xét đối tượng. Nghe nói tiến sĩ Hồ Thích khi còn tre, trong một buổi tiệc đã nịnh một tướng già khoảng 90 tuổi rằng “Ngài có thể sống đến trăm tuổi đấy!”. Ông cụ tỏ vẻ không vui mà phản ứng lại rằng: “Anh nói là tôi chỉ có thể sống thêm được mấy tuổi nữa phải không?”. Câu nói của Hồ Thích được thể hiện một cách không thích hợp đã thực sự làm người khác thấy mất hứng. Tiện đây cũng xin nói thêm rằng: “Trường mệnh bách tuế” và “Trường sinh bất lão” là hai câu mà mọi người quen dùng. Câu đầu dùng làm lời chúc với trẻ em. Câu sau dùng chúc những người nhiều tuổi. Nếu dùng đảo lại nói với trẻ em là “bất lão”, nói với người cao tuổi là “bách tuế” thì sẽ thể hiện sự lẫn lộn và nó thường bị người ta dùng nhầm. Người nịnh nọt nhất thiết phải xem xét đối tượng một cách kỹ lưỡng để có thể vận dụng cách lấy lòng thích hợp nhất.
Thứ ba là nịnh nọt phải có nghệ thuật. Ở điểm này thì Nghi Tân Di Lãi Tô Triệt đã để lại cho tôi những ấn tượng hết sức sâu sắc. Tác phẩm: “Thượng khu mật hàn thái úy thử” đã khiến tôi phải đọc đi đọc lại hàng trăm lần mà không biết chán. Cơ bản là văn chương thì thể hiện ngoại quan một cách quan trọng khí chất của tác giả. Chỉ cần có sự tích “dưỡng khí” đến độ chín muồi, sau đó có thể viết thành văn được, như vậy mới có thể đạt được sự nhận thức cao về hoàn cảnh trong văn chương. Tô Triệt đặc biệt coi trọng hai phương diện của mặt “dưỡng khí” đó là sự tu dưỡng nội tại và sự từng trải ngoại tại, mà quan trọng hơn cả là sự từng trải của thế giới bên ngoài, vì thế mà phải học tập Tư Mã Thiên chu du thiên hạ, giao lưu với các họa sĩ, văn nhân trong thiên hạ để mở rộng tầm nhìn của mình cũng như các kỹ năng, kỹ xảo khác.
Cũng xin nhấn mạnh thêm, nịnh người khác là một sự thực yêu cầu cần phải nói lời hay, là sự khoa trương ở độ tuổi thích hợp, là những lời nói chọn lọc có thiên ý. Tuy nhiên nếu không phải là lời khéo léo thì không nịnh được người, mà không là lời nịnh thì lại chỉ là lời nói viển vông.
Nghệ thuật nịnh không phải là chỉ là sự bao hàm các điều như “hoàn cảnh thích hợp”, “con người thích hợp”, “nịnh có nghệ thuật”. Tuy nhiên, ba điều này thực sự
quan trọng. Tục ngữ có câu: “Sự kỳ diệu của cách vận là ở lòng ta”. Cũng chúc bạn có thể nắm vững được nghệ thuật này để hành động trong hoạt đông giao tiếp của mình.