Sự tổ chức hóa khách hàng

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 2) (Trang 54)

Sau khi có khái niệm buôn bán kinh doanh thì cần phải nhanh chóng thiết lập mạng lưới khách hàng của mình, thông qua mạng lưới khách hàng này để nhanh chóng phát

triển công việc kinh doanh.

Nhân viên tiếp thị của một hãng xe ô tô Mỹ phát hiện ra định luật “250” nổi tiếng. Anh ta thông qua việc quan sát tỉ mỉ và phát hiện được rằng: Trong cái vòng tròn đầu tiên của cuộc sống mỗi người đều có những mối quan hệ gần gũi là bạn bè và người thân, mà có quan hệ thân thiết thì vào khoảng 250 người. Vì thế mối quan hệ của con người được phát triển lớn hơn là nhờ vào sự phát triển theo cấp số nhân đó. Bất kể là người giỏi trong giao tiếp hay là những người trầm tính, sống hướng nội thì xung quanh họ đều có khoảng 250 người quen. Mà đối với việc kinh doanh thì đây chính là cơ sở mạng lưới khách hàng của bạn, cũng là nguồn

lợi của bạn.

Có một cô làm thư kí cho một vị nhân viên hành chính cao cấp của công ty nhà đất, công việc tạo cho cô ta có cơ hội tiếp xúc với các quan chức của các ngành khác, mà những quan chức này đều có địa vị và thu nhập nhất định. Cô thư ký này đã lập ra một kế hoạch quan hệ cụ thể đối với những quan chức này. Và cô ta cũng căn cứ theo nghề nghiệp, giới tính, chức vụ của họ, cứ thế dần theo thời gian, kế hoạch của cô ta rất cụ

thể rõ ràng. Sau đó, cô ta thấy rằng có rất nhiều hàng hóa có thể tiến hành kinh doanh được. Do đó, cô ta lợi dụng mạng lưới khách hàng của mình để kinh doanh va tất nhiên lợi nhuận rất lớn. Có công ty còn mua những tài liệu về mạng lưới khách hàng của cô thư

ký này.

Làm thế nào để có được mạng lưới khách hàng tốt? Chúng ta đều đối mặt với một vấn đề, đó là chúng ta phải nỗ lực để khách hàng giới thiệu cho chúng ta càng nhiều khách

hàng mới.

a. Tổ chức tập hợp khách hàng

Bạn cần bỏ ra một ngày để tập hợp lại tất cả các khách hàng. Có thể tổ chức một số hoạt động như đi du lịch, tham quan các danh lam thắng cảnh, xem kịch… Nhân cơ hội này, bạn có thể để cán bộ cao cấp trong công ty cùng giao lưu với khách hàng. Còn về phía khách hàng, đương nhiên họ sẽ rất vui. Nhưng ở đây còn có cái lợi hơn là làm cho khoảng cách hai phía được gần hơn nữa khi mà quan hệ của hai bên đã trở

nên tương đối thân mật.

Nếu khách hàng đã nhận thức được điều này, họ sẽ tập trung lại và sẽ rất vui. Như thế rất có ích cho việc tạo nên một hình ảnh tốt đẹp của công ty đối với khách hàng, làm cho họ tin tưởng công ty, từ đó sẽ có được càng nhiều khách hàng mới. Sau đó, bạn vẫn tiếp tục tổ chức những hoạt đông giao lưu tập the, thậm chí còn có thể mượn việc kỷ niệm này, kỷ niệm kia để làm cho khách hàng trở thành thành viên của công ty, còn công ty thì phải quan tâm đến khách hàng. Điều cần chú ý là phải chọn ra những khách hàng chủ chốt, đưa vào hạng mục phục vụ khách hàng. Cùng với việc nhận được đãi ngộ đặc biệt của công ty, họ cũng sẽ có sự biết ơn đối với công ty. Từ đó họ sẽ trung thành với công ty hơn, thậm chí sẽ giúp

công ty phát triển mạng lưới khách hàng.

b. Trở thành người bạn tri kỉ của khách hàng.

Chúng ta đều biết khi đã là bạn bè thì không cần phải nói nhiều. Nếu như chúng ta là bạn tri kỉ của khách hàng thì họ sẽ không nề hà gì giúp bạn phát triển kinh doanh. Khi giúp bạn phát triển kinh doanh họ sẽ có mất mát, do dự nhưng đồng thời cũng có niềm vui. Lúc này, bạn nên để họ cùng gánh vác trách nhiệm. Họ sẽ giúp bạn giới thiệu bạn bè của họ hoặc giúp bạn gọi điện để gặp khách hàng. Như thế bạn lại có được khách

hàng mới.

Đồng thời, khi bạn kể chuyện không vui với ho, nhất là những khó khăn trong kinh doanh thì rất có thể họ sẽ chủ động giúp bạn. Hoặc là giới thiệu khách hàng mới cho bạn hoặc trực tiếp giúp bạn kinh doanh và trở thành khách hàng lâu dài của bạn.

c. Luôn phải tinh lọc mạng lưới khách hàng.

Mạng lưới khách hàng phải luôn luôn thay đổi vì thế phải đổi mới càng nhiều khiến cho mạng lưới khách hàng luôn giữ được tác dụng nhất định. Điều đó đòi hỏi chúng ta

có những quyết định đúng đắn.

Ví dụ như có hai khách hàng A và B. Lượng đặt hàng của A rất lớn và quan hệ lớn đến tiền vốn, nhưng do quản lý không tốt, hơn nữa lại không tiếp thu những kiến nghị của

bạn về công việc quản lý dẫn đến công việc kinh doanh rất tồi. Trong khi đó lượng đặt hàng của khách hàng B tương đối nhỏ, quan hệ với bạn không phải gần gũi nhưng lại rất có kinh nghiệm quản lý, hơn nữa anh ta cũng rất vui vẻ chấp nhận những ý kiến góp ý đúng đắn. Khi mà lượng hàng hóa của bạn không đủ để đáp ứng cho cả hai người thì bạn phải lựa chọn. Nếu chọn A thì trong thời gian ngắn bạn sẽ có lợi nhuận nhưng một lúc nào đó, A sẽ không trả được tiền cho bạn vì kinh doanh thua lỗ. Đến lúc này bạn sẽ mất cả hai khách hàng. Nếu như bạn chọn khách hàng B thì trong thời gian ngắn đương nhiên lợi nhuận không nhiều, nhưng đến khi việc buôn bán đã thuận lợi và việc A bị thua lỗ thì ưu thế rõ ràng. Ngoài việc đưa ra những quyết định đúng đắn thì chúng ta cũng phải không ngừng làm việc cho mạng lưới khách hàng tốt hơn nữa. Trong số những khách hàng đã có, bạn nên chọn ra một số và lại chọn ra một nửa trong số đã chọn. Đây là điều luôn luôn có ở những người kinh doanh giỏi và cũng là điều họ hiểu rõ nhất. Trong quá trình này, bạn phải chọn ra những khách hàng có tiềm lực và phải có được những người có

quyền lực trong số khách hàng đó.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 2) (Trang 54)